Bạn Gì Đó Ơi, Chúng Ta Là Vợ Chồng Hả

Chương 111: Chợ phiên (3)




Hàng bán khăn trùm đầu truyền thống của người Syria đẹp đến mức khiến Bảo Vy hoa cả mắt. Từ lúc chuyển công tác đến đây thì cô chưa từng rời khỏi đơn vị. Lần này có cơ hội nhìn qua chợ phiên của dân bản xứ khiến cô vui vẻ vô cùng, đặc biệt là đi cùng hắn, tay trong tay.
Nhìn thấy Bảo Vy thử ướm cái nọ ướm cái kia lên người, Ưng Túc liền nheo mắt cười nói: “Cái nào cũng đẹp, chúng ta mua hết mang về Mĩ làm kỷ niệm.”
Bảo Vy nghe xong liền lắc đầu nói: “Em chỉ chọn một cái thôi, mua nhiều cũng không có dùng.”
Ưng Túc cười nói: “Không cần dùng, chỉ cần ngắm tôi.”
Nói xong, Ưng Túc quay qua nói với người bán hàng: “Mỗi màu chúng tôi lấy một cái.”
Đáng tiếc, Ưng Túc nói tiếng Mĩ nên họ không hiểu. Sau cùng anh đành ra tay, mỗi loại mỗi màu nhặt một cái bỏ vào rổ. Người bán hàng lúc này nói giá nhưng Ưng Túc lại không hiểu. Anh liền mở ví lấy ra vài trăm đô, đưa cho người bán hàng. Họ nhìn thấy nhiều tiền như vậy liền há hốc mồm lắc đầu đủ trò nhưng anh không có kiên nhẫn giao tiếp tay chân với họ cho nên đưa Bảo Vy sang sập hàng khác.
Bảo Vy nhìn thấy hắn như vậy cũng hết ý. Cô khẽ thúc cùi trỏ vào ngực hắn rồi nói: “Anh giàu quá ha, có vài cái khăn mà trả nhiều tiền như vậy. Mua bán kiểu này chắc sớm giàu lắm.”
Ưng Túc cầm bàn tay của Bảo Vy đang đan vào tay mình đặt lên môi hôn cái “chốc” rồi nói: “Bọn họ đang sống trong cảnh chiến tranh. Giàu được thì đã tốt. Anh chỉ không muốn mất thời gian giao tiếp chân tay với họ thôi.”
Bảo Vy nhìn cái mặt ngốc của hắn thì cũng không thấy giận nữa. Lời hắn nói cũng không phải không có lý. Dân sống trong đất nước chiến tranh thì khác nào địa ngục. Kiếm được ít tiền mua lương thực cũng khó khăn lắm rồi. Mặc dù tiếc tiền nhưng Bảo Vy cũng thôi kệ. Ít ra Ưng Túc cũng biết nghĩ đến người khác.
Càng đi gần Ưng Túc, Bảo Vy càng thấy mình nhỏ bé. Hắn đúng là rất cao và thực sự hữu ích trong việc mở đường đi vào chợ cho cô. Bất giác Bảo Vy lại thích cái cảm giác đi gần nhau và ngả đầu vào ngực hắn, hình như có cái gì đó rất dễ chịu trong lòng.
Hai người đi dạo một lúc thì phát hiện ra quầy trang sức phía cuối đường. Sập hàng này không lớn lắm nhưng người chủ có vẻ là thợ kim hoàn lành nghề. Nhìn những ký tự Hồi giáo như hình những chiếc lá uốn lượn trên tấm biển để trước sập hàng thì Ưng Túc và Bảo Vy ít nhiều đoán được đó là bằng cấp của ông ấy. Cô không hiểu cụ thể nó là gì nhưng rất may ông chủ này nói được tiếng Anh. Khi ông ta thấy Ưng Túc mặc quân phục da cọp của không quân Mĩ thì liền lên tiếng chào anh.
Sau một lúc trò chuyện, Bảo Vy mới biết thì ra ông ta từng đi học ở Damascus cho nên biết nói tiếng Anh. Cô và Ưng Túc còn ngạc nhiên hơn là ông từng đoạt giải thợ kim hoàn xuất sắc nhất Syria. Rồi chiến tranh ập đến, ông quay về quê nhà lẫn tránh bom đạn. Chỉ tiếc nơi nào cũng ngập tràn tiếng pháo cho nên cuộc sống cực kỳ khó khăn. Sống được qua ngày đã là một kỳ tích.
Trong sập hàng này Bảo Vy thích rất nhiều thứ, còn Ưng Túc thì thích nhiều thứ hơn cô. Cho nên cái nào hắn cũng mua. Cái hắn thích nhất là đôi nhẫn bằng vàng đính “ngọc lục bảo” sáng bóng loáng trong chiếc hộp gỗ mà ông chủ vừa lấy từ trong rương ra. Kiểu dáng của đôi nhẫn này không chỉ lạ mắt mà thủ công cũng rất tinh tế.
Thú vị nhất là nó vừa y tay của hắn và Bảo Vy, giống như làm ra cho riêng hai người vậy. Hắn cầm tay cô, nhẹ nhàng đeo chiếc nhẫn vào. Bảo Vy nhìn gương mặt nghiêm túc nhìn ngắm chiếc nhẫn vừa đeo vào tay cô của hắn thì trong lòng dấy lên cảm giác là lạ. Giống như là ước hẹn.
Hắn cầm tay cô, đưa lên môi hôn nhẹ rồi khẽ nói: “Từ khi chúng ta cưới nhau đến giờ, anh chưa từng mua thứ gì cho em. Từ giờ thứ gì của em cũng phải do anh mua. Có biết không?”
Bảo Vy nghe xong nghĩ nghĩ một lúc vẫn không hiểu vì sao hôm nay hắn lại nói chuyện kiểu “hại não” như vậy.
Có phải ý hắn là cô chính thức được hắn “bao nuôi” như Linda hay những cô nàng khác hay không? Bảo Vy chưa nghĩ xong thì dây chuyền, vòng tay, hoa tay, kẹp tóc và cả cặp nhẫn đều đã được gói xong. Hắn hào phóng cho thêm ông chủ một trăm đô nữa vì đã làm ra cặp nhẫn vừa tay hắn và tay Bảo Vy.
Ông chủ cười giải thích: “Thông thường khi làm nhẫn cưới, chúng tôi sẽ đo tay khách hàng. Nếu làm hàng mẫu thì sẽ dựa trên tỉ lệ phổ biến để làm ra. Những người có kích thước tay như anh chị thì tỉ lệ thành vợ chồng chiếm tới tám mươi phần trăm. Cho nên, hai anh chị đúng là có mệnh làm vợ chồng. Thánh Allah sẽ ban phúc tác hợp cho hai người.”
Lại thêm một trăm đô cho câu nói hợp tay hắn. Bảo Vy nhìn thấy mà trong lòng liền sôi sục ý chí ngăn cản hắn nhưng cản không kịp. Bảo Vy thở dài nghĩ: “Lấy phải ông chồng như vậy chắc sạc nghiệp sớm. Cứ tưởng hắn đã trưởng thành, không ngờ vẫn là một đứa trẻ thích bùi tay. Ngu ngốc quá mức!”
Trong lúc Bảo Vy mắng thầm hắn thì hắn đã kéo cô ra khỏi khu chợ và bế cô đặt lại trong xe. Bảo Vy cảm thấy hắn có vẻ vội vã nên quay snag hỏi: “Anh có việc gì bận lắm sao?”
Chưa thấy hắn trả lời nhưng Bảo Vy đã thấy hắn cúi đầu nhìn ngắm chiếc nhẫn đến điên đảo tâm tình. Cô nghiêng đầu nhìn gương mặt hắn vui như trẻ nhỏ thì không nhịn được liền phì cười. Hắn nhìn cô bằng ánh mắt ngọt ngào và rất dịu dàng, ôn tồn nói: “Chiếc nhẫn này càng nhìn càng thích. Đây là lần đầu tiên anh đeo nhẫn cặp, cũng là lần đầu tiên mua nhẫn tặng cho một người con gái.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.