Bất Thị Quỳnh Dao (Không Phải Là Quỳnh Dao)

Chương 14: Trịnh gia thành Bắc




Phía bắc Đồng Thành, một tòa dinh thự đẹp đẽ quý phái lẳng lặng đứng sừng sững, cột cổng cao ngất, hùng vĩ khí phái.
Hai hộ vệ đứng qanh, quần áo đoan chính, tinh thần chấn hưng. Cửa lớn mở một nửa lộ ra sân vật lạ dày như răng lược, xuyên qua đó người hầu đi tới đi lui không ngừng. Phàm đủ loại đều lộ ra sự giàu có và quyền thế của chủ nhân trong này.
Đêm đã khuya nhưng chính đường trong viện vẫn đèn đuốc sáng trưng. Một vị phụ nhân đoan trang quý khí vuốt ve một quyển tranh, lẳng lặng nhìn đến xuất thần. Một bóng người lơ đãng tiến vào.
- Tiểu thư - Hai nha hoàn đứng ở sườn cửa phúc lễ với nàng.
Trịnh Phi Yên gật đầu, mỉm cười đi vào chính đường:
- Đại nương.
Phụ nhân ngẩng đầu, thấy nàng liền cười ôn hòa:
- Phi Yên tới hả.
Vị phụ nhân khí chất bất phàm này chính là đương gia chủ mẫu thanh danh hiển hách của Trịnh gia, Cố Vân Nhu.
Trịnh Phi Yên ngồi xuống bên cạnh ghế trên, nhìn bức họa trên tay Vân Nhu:
- Đại nương, đây chính là bức họa năm trước đưa tới?
Mắt Vân Nhu lộ ra từ ái, nhẹ nhàng vuốt ve người trên tập tranh:
- Đúng vậy, đảo mắt lại qua thêm một năm.
Phi Yên cẩn thận nhìn bức họa, người trên tranh hình dáng rõ ràng, mặt mày thanh hoa như mực vẽ, có vài phần giống với đại nương, có lông mày cao ngất là giống phụ thân hơn. Đây là đại ca của nàng, người nối nghiệp duy nhất của Trịnh gia hiện nay.
Huyết mạch của nhà họ Trịnh ở Đồng Thành, từ tổ tông Trịnh Văn Hào phát triển đến nay, bất luận là đường làm quan hay kinh thương đều thông thoáng không bị ngăn trở, thuận buồm xuôi gió xuôi dòng, phát triển không ngừng, nói đến đây không biết khiến bao nhiêu người cực kỳ hâm mộ. Muốn nói chuyện không sung mãn cũng chỉ có một chút, chính là Trịnh thị một cửa, con nối dõi đơn bạc.
Trịnh gia đến đời của Trịnh Tư Hào đã là ba đời đơn truyền. Nguyên bản xuất phát từ lo lắng về con nối dòng, sau khi Trịnh Tư Hào thành thân cùng chính thất Cố Vân Nhu xong, bởi vì nhiều năm không có con nên đành nạp thêm một vị di thái thái (vợ bé). Vị di thái thái cũng coi như không chịu thua kém, vào cửa không bao lâu liền có tin vui, nhưng vào lúc này chính thất nhiều năm không có bầu cũng lại mang thai. Song hỷ lâm môn tất nhiên khiến Trịnh Tư Hào mừng rỡ. Một năm sau hai người cơ hồ sinh cùng lúc, hơn nữa hai đứa đều là con trai. Chính thất Vân Nhu sinh ra là trưởng tử, di thái thái sinh ra là thứ tử, sinh nhật hai người con trai chỉ cách nhau mấy ngày.
Điều này khiến chủ mẫu lúc đó của Trịnh gia cao hứng đến hỏng, Trịnh Tư Hào lại tổ chức buổi tiệc lớn, cơ hồ người có uy tín danh dự trong thành đều được mời tới. Qua vài năm, vị di thái thái lại vì Trịnh Tư Hào sinh thêm hai con gái. Từ đó, Trịnh Tư Hào có trai có gái có thể nói là đường làm quan rộng mở, được cho là có cống hiến rất lớn trong sự nghiệp luôn không thịnh vượng hương khói của Trịnh gia. Chủ mẫu lúc đó của Trịnh gia thắp hương bái phật kính báo gia chủ, tuổi già hưởng niềm vui thiên luân, sau khi bốn cháu nội chậm rãi trưởng thành được vài năm thì rốt cục vui mừng nhắm mắt.
Chỉ là không biết vì cớ gì ba đứa con của Trịnh gia thế nhưng tất cả đều là người yếu nhiều bệnh.
Trưởng tử từ lúc sinh ra thể chất đã không tốt, từ lúc chưa đầy tháng thì chính thất Vân Nhu đã tự mình cho bú, một đường chăm sóc, ngay cả vú em cũng không mời, ngay cả như vậy thì đứa nhỏ vẫn vẻ mặt tái nhợt, đơn bạc không chịu nổi. Mà hai đứa con của di thái thái cũng gặp tai hoạ không ngừng, thường xuyên phải mời đại phu đến xem, một năm thì phải có hơn nửa năm là nuôi ở ấm sắc thuốc. Trịnh Tư Hào vì thế cũng tâm phiền ý loạn, không thể thoải mái. Nhưng ai biết, lo lắng ngày đêm như vậy cũng không được an ổn. Trịnh gia nhiều năm quát tháo thương trường, tài sản vô hạn lại liên tiếp gặp phải tai họa bất ngờ.
Đầu tiên là đứa con nhỏ nhất bị bệnh thương hàn, sốt cao không ngừng, hai tuổi liền chết non. Tiếp theo không qua vài năm, thứ tử chưa đầy mười tuổi cũng bệnh nặng không dậy nổi, di thái thái thương tâm muốn chết ngày ngày lấy lệ rửa mặt, Trịnh Tư Hào cơ hồ đã mời đến toàn bộ thầy thuốc ở Đồng Thành, thậm chí ngay cả danh y huyện khác cũng mời đến, nhưng kết quả chẩn đoán đều giống nhau, vốn sinh ra đã kém cỏi, ngũ tạng suy kiệt. Ở ngày lập xuân cuối cùng, bất luận Trịnh Tư Hào có năng lực thế nào vẫn chỉ có thể trơ mắt nhìn đứa con thứ hai của mình nhắm mắt rời khỏi thế gian. Di thái thái liên tục thấy cảnh hai con đi trước thì tinh thần suy kiệt, nằm hơn tháng ở trên giường bệnh cũng hương tiêu ngọc vỡ mà đi theo, chỉ còn lại một con gái lớn sáu tuổi oa oa quỳ dưới đất khóc ở trước giường.
Trịnh Tư Hào cơ hồ trong một đêm già đi vài tuổi, ông rưng rưng an bài tang sự. Nhưng ông trời tựa hồ vẫn chưa định buông tha, mấy tháng sau, trưởng tử duy nhất còn sót lại dưới gối của ông cũng nằm trên giường không dậy nổi, sinh mệnh nguy trong sớm tối...... Trịnh Tư Hào dãi nắng dầm mưa hơn nửa cuộc đời, nam tử thiết cốt tranh giành bao lâu nay, giờ phút này cũng không nhịn được mà lệ nóng ngang dọc, chẳng lẽ Trịnh gia đến đời của ông phải tuyệt hậu?
Ngay tại lúc tất cả mọi người bắt đầu tuyệt vọng thì một vị hòa thượng hoá duyên đến cửa Trịnh gia, nghe nói hoàn cảnh của Trịnh gia, lần tràng hạt liên tục, tụng kinh nửa ngày. Miệng nói Trịnh gia mệnh giao lầm, con nối dõi đơn bạc, trưởng tử lại mệnh cách kỳ lạ, ngũ hành đoản khuyết, không phải cứ ăn dược thạch là có thể hóa giải. Chỉ có vào núi tu hành, truyền thụ phật lí, đả thông trở mạch thì mới có thể qua được tai hoạ này, trưởng thành trong nay mai.
Đưa đứa con muôn vàn thương yêu ủng trong lòng bàn tay cho hòa thượng vào miếu chịu khổ, Trịnh Tư Hào tất nhiên vạn phần không muốn trong lòng. Nhưng trong nhà đã mất đi hai đứa con, nếu lại mất đi thêm đứa nhỏ này thì Trịnh Tư Hào về sau cho dù có thể hô phong hoán vũ nữa cũng chỉ sợ không có mặt mũi đi gặp liệt tổ liệt tông. Do dự mãi, cuối cùng cắn răng rưng rưng đem trưởng tử vừa tròn mười tuổi giao cho hòa thượng hoá duyên, phái hơn mười gia đinh hộ tống một đường đến Phật Sơn Đại Phát danh khắp thiên hạ để tu hành, đợi cho đến năm hai mươi tuổi, đắc đạo viên mãn liền hoàn tục xuống núi.
Từ đó Trịnh Tư Hào bị thương nặng liền vùi đầu trong sự nghiệp, ngày ngày sớm đi về muộn, cũng không hỏi chuyện nhà. Vân Nhu ngày đêm tưởng niệm cốt nhục ở Phật Sơn xa xôi, cũng thương tiếc Trịnh Phi Yên còn nhỏ đã mất mẹ, liền mang cô bé theo người mà nuôi nấng thay, cũng coi như tán gẫu để an ủi. Nam vô Phật Sơn, nơi thanh tu, không thể đến quấy rầy, cũng sợ quấy rối đứa nhỏ kia tu hành, Trịnh Tư Hào hạ quyết tâm, ra lệnh cưỡng chế cả nhà không được lên núi thăm. Mỗi năm qua cũng chỉ mấy tháng mới vài lần đưa thư qua lại. Ứng theo yêu cầu của Vân Nhu, mỗi một năm trong miếu sẽ phái người đưa tới Trịnh gia một bức họa vẽ trưởng tử, Vân Nhu hàng năm lại cầm những bức họa cuộn tròn này để tưởng niệm đứa nhỏ của chính mình. Ở trong lòng một lần lại một lần miêu tả từng phân biến hóa của đứa nhỏ, mỗi một điểm trưởng thành, tiếp tục quãng thời gian chờ đợi dài.
Thế thời thay đổi, vật chuyển sao dời. Bẵng một cái đã chờ suốt mười năm.
Nay, rốt cục không cần cầm tiếp bức hoạ cuộn tròn ngày đêm tưởng niệm. Kì hạn mười năm đã hết, Trịnh Tư Hào đã phái gia đinh đáng tin nhất đi Phật Sơn đưa đứa nhỏ kia về, tính lộ trình, đã nhiều ngày qua, có thể sắp đến.
Vân Nhu mắt rưng rưng, bà chờ trái chờ phải, đoán dài đoán ngắn, rốt cục cũng đợi được ngày này. Nhưng mà...... ánh mắt buồn bã, một phân bất an khác trong lòng lại lặng yên dâng lên.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.