Binh Lâm Thiên Hạ

Chương 338: Giang Lăng rơi vào tay giặc




Trời dần sáng, mấy ngày mưa to không hề có dấu hiệu dừng lại mà càng mưa càng lớn hơn. Cách đó trăm bước mưa mù trắng xóa bầu trời.
Hôm nay là ngày thứ ba di dân từ Nam quận về Võ Lăng trên quy mô lớn. Từng nhóm dân chúng già trẻ, trai gái dắt díu nhau từ khắp nơi đến huyện Đương Dương xa xôi. Cùng với phía đông huyện Hoa Dung và phía tây huyện Chi Giang, huyện Dinh Dương, tổng cộng có năm huyện hơn hai mươi vạn dân chúng dời bỏ nhà cửa đi đi tránh chiến loạn.
Nhưng cũng phải tất cả mọi người đều rút lui đến Giang Lăng mà có một bộ phận đi về phía bắc huyện Biên còn đại bộ phận dân chúng đều rút về Giang Hạ. Còn phần lớn phía đông huyện Hoa Dung đều chạy về phía Giang Hạ.
Trên thực tế chỉ có huyện Chi Giang, 10 vạn dân huyện Dinh Dương và huyện Đương Dương là đi cùng Lưu Bị rút lui khỏi Giang Lăng, trên quan đạogần 10 vạn dân chúng di chuyển về phía nam.
Trong đoàn người có mang theo xe bò, xe lừa, đám người kéo nhau đi trùng trùng điệp điệp dài đến hơn 10 dặm. Những người già ôm trẻ con mặc áo mưa di chuyển trên con đường lầy lội đầy khó khăn từ từ mà đi về phương nam.
Nam quận có ba con đường. Một là tây đạo nối huyện Đương Dương và huyện Chi Giang, huyện Dinh Dương. Một đường khác là đông đạo nối huyện Đương Dương và huyện Hoa Dung. Còn con đường mà hiện tại dân chúng đang đi có tên là trung đạo. Là con đường thứ ba rộng lớn và bằng phẳng nhất.
Cho dù đường rộng lớn và bằng phẳng nhưng vẫn không làm cho tốc độ chạy nạn được nhanh hơn. Mười vạn dân chúng tị nạn mà đi như rùa, rất nhiều người già không chịu được sự tra tấn như vậy hơn nữa lại bị ướt mưa cả đêm rất nhiều người đã bị chết bệnh trên đường.
Lưu Bị cưỡi một con chiến mã đầu đội nón nan, đang mặc áo mưa dẫn theo năm ngàn binh lính bảo vệ dân chúng đi về phía trước.
Lúc này trong lòng Lưu Bị có hơi hối hận, ông ta không ngờ tốc độ tị nạn của dân chúng lại chậm đến vậy. Một ngày cũng chỉ đi được 20-30 dặm. Chỗ này cách Giang Lăng còn gần ba dặm đường nữa, nếu cứ đi thế này chẳng phải là sẽ mất 10 ngày sao? Hơn nữa còn phải giải quyết vấn đề ăn, ngủ cho đám dân chạy nạn.
Nếu như là 3-4 ngày có lẽ ông ta còn đường sống mà quay về, nhưng bây giờ mất 10 ngày vậy ở đây sẽ xảy ra biến cố rồi.
Lưu Bị muốn bỏ rơi đám dân chúng này mà xuôi nam nhưng lại không thể đảm đương nổi sự tổn thất về danh dự. Ông ta vẫn phải kiên trì chịu đựng, không ngừng ra lệnh cho đám binh lính trợ giúp những người già yếu, đẩy nhanh tốc độ hành quân.
- Chủ công!
Phía xa xa có một gã thám báo chạy vội tới vội bẩm báo:
- Khởi bẩm chủ công, chúng ta phát hiện có tình hình địch.
Lưu Bị kinh ngạc, ông ta nghi là mình đã nghe lầm, chỗ này có xuất hiện quân địch sao?
- Xảy ra chuyện gì vậy?
Ông ta vội vàng hỏi.
- Hôm nay lúc trời vừa sáng có huynh đệ phát hiện ra một đội kỵ binh khoảng năm ngàn người từ hướng tây chạy về hướng nam, tốc độ cực nhanh, thám báo còn không đuổi kịp.
Sắc mặt của Lưu Bị trở nên trắng bệch. Ông ta đã hiểu ngay cái gọi là kế hoãn binh giúp quận An Lục của quân Tào chính là để mê hoặc mình, để ông ta trì trệ việc rút về phía nam sau đó phái kỵ binh đến chiếm Giang Lăng trước để cắt đứt đường lui của mình.
Ông ta lập tức hoảng loạn, vì trời mưa trên mặt sông sóng rất lớn, cho nên mấy ngày này phải dừng không cho dân chúng sang sông. Còn có gần một nửa số người ở bờ bắc bao gồm có cả gia quyến của ông ta. Nếu quân Tào đuổi giết tới vậy thì chiến thuyền và nhân khẩu của bọn họ cũng đi tong rồi.
Lưu Bị vừa vội vừa hối hận, vội vàng nói với tay thân binh:
- Mau tìm Tam Tướng quân đến đây.
Tên thân binh cưỡi ngựa như bay, Lưu Bị giục ngựa đi về phía mấy ngàn dân chúng cao giọng nói:
- Bà con, quân Tào đi rồi, mọi người trở về gia viên đi! Không phải chịu tai bay vạ gió nữa.
Mấy ngàn dân chúng cùng nhau hô lớn:
- Chúng tôi nguyện đi theo hoàng thúc.
- Chúng tôi nguyện dốc sức cho hoàng thúc.
Mọi người hô lên ầm ĩ tiếng hô càng lúc càng to. Ý dân chúng như một cơn nước lũ:
- Thề sống chết đi theo hoàng thúc.
Trong lòng Lưu Bị vừa lo lắng, vừa xấu hổ. Vốn dĩ ôm hi vọng lớn về nhân khẩu của cải, nhưng bây giờ lại thành gánh nặng của ông ta, gánh nặng này lại muốn thề sống chết đi theo ông ta.
Lúc này, Trương Phi dẫn theo hơn mười gã thân binh chạy đến hô lớn:
- Đại ca, xảy ra chuyện gì vậy?
Lòng Lưu Bị đã nóng như lửa đốt, vội nói với Trương Phi:
- Thám báo phát hiện kỵ binh quân Tào đuổi giết về phía Giang Lăng. Ta phải lập tức đến Giang Lăng xem có thể chiếm trước so với kỵ binh quân Tào hay không.
Trương Phi sửng sốt, y cũng lập tức ý thức được tầm quan trọng của vấn đề liền cuống quít nói:
- Đai ca đi nhanh về nhanh, chỗ này giao lại cho đệ.
- Ta cũng nghĩ như vậy, ta sẽ dẫn theo hai ngàn binh lính đi trước, đệ giữ ba ngàn quân ở lại.
Lưu Bị do dự một chút rồi thấp giọng nói:
- Ta nghi ngờ đại quân của Tào Tháo đã từ Tương Dương đến rồi, phái thêm thám tử, nếu đúng là đại quân của Tào Tháo đã tới, đệ lập tức rút lui về phái nam. Những nạn dân nay tạm thả họ đi! Đệ không cần phải quan tâm đến họ.
- Đại ca yên tâm, đệ sẽ không cố gượng đâu.
Lưu Bị vỗ vỗ vai của Trương Phi rồi lập tức quay ngựa đi. Ông ta dẫn theo hai ngàn binh lính đi về phía Giang Lăng. Ông ta nhất định phải bảo vệ chiến thuyền và gia quyến của mình.
Ba ngày liên tiếp mưa ở Kinh Châu rất to. Trên mặt sông Trường Giang cuồn cuộn nước sóng một con thuyền lớn chở đầy nạn dân nghiêng chao đảo. Hơn 200 người đã bị sóng nuốt hết, thảm kịch lật thuyền thảm thiết làm cho cuộc di dân về Giang Lăng phải dừng lại chờ cho mưa tạnh.
Mấy vạn dân chúng chưa vượt sông đã không chịu được nước mưa xối xả đều quay về thành tránh mưu trong nhà mình. Bọn lính cũng điều động về bảo vệ thành làm cho bến thuyền trở nên vắng ngắt. Mấy trăm con thuyền chiến bỏ neo ở bờ sông phập phềnh theo sóng.
Cách bến thuyền khoảng 100 bước có một mảnh đất hơn 30 mẫu chứa mấy chục kho hàng vốn trống không thì bây giờ đã chật ních phu chèo thuyền. Đại bộ phận những người chèo thuyền đều lén lút trốn về trong thành. Mặc dù như vậy nhưng trong kho hàng cũng tụ tập đến mấy ngàn người.
Bọn họ nằm la liệt buồn chán vô cùng. Trong lòng họ sớm đã bị mấy ngày mưa to làm mất hết nhuệ khí. Có rất nhiều người tụ tập lại một chỗ cùng đánh bạc thâu đêm mắt đỏ ngầu, quát to dường như muốn giết người vậy.
Lúc này ở trong một kho hàng phía tây không biết có ai hô lên mộ tiếng, trong kho hàng lập tức yên tĩnh trở lại. Mấy trăm người đều dựng lỗ tai lên, dường như nghe thấy cái gì đó?
Chỉ nghe lẫn trong tiếng mưa rơi bên ngoài có tiếng vang như tiếng sấm rền. Mặt đất bắt đầu rung chuyển, rất nhiều người đứng không vững. Đúng lúc này có người hô to:
- Đây là kỵ binh, kỵ binh đuổi giết đến rồi.
Trong kho hàng lập tức loạn thành một bầy. Mấy trăm người tranh nhau chạy ra ngoài, nhưng vừa mới ra khỏi kho hàng thì kỵ binh quân Tào mãnh liệt đánh tới. Những người vừa mới lao ra không kịp trốn trong nháy mắt bị chiến mã đụng ngã lăn, kêu la thảm thiết, bị quấn vào dưới móng sắt của chiến mã. Rất nhanh họ đã bị vó ngựa giẫm thành từng mảnh.
Mấy chục kho hàng khác vẫn có không ít người lao đến chạy bạt mạng về phía bến thuyền. Bọn họ có duy nhất một ý niệm trong đầu, đó là chèo thuyền thoát khỏi đây.
Nhưng kỵ binh quân Tào đã liều chết xông lên. Sách lược của Hạ Hầu Uyên đã rất rõ, cướp chiến thuyền trước, bọn họ thậm chí đến Giang Lăng cũng chẳng thèm quan tâm thành đô mà giết thẳng về phía bến thuyền.
Hạ Hầu Uyên đi đầu gương mẫu. Y thấy ngoài hơn mười bước có hai gã chèo thuyền đang lên boong thuyền, sắp xông lên thuyền lớn. Trong lòng y giận giữ cướp lấy hai cây trường mâu ra sức mà ném. Hai cây trường mây xuyên qua màn mưa giống như một tia chớp đen xuyên qua người hai gã chèo thuyền, hai người kia kêu lên thảm thiết ngã xuống Trường Giang.
Những người chèo thuyền còn lại chạy đến bến thuyền sợ đến mức hồn bay phách lạc liền quỳ rạp xuống mặt đất cầu xin tha mạng.
Kỵ binh đã đuổi hết những người trốn trong mấy chục kho hàng ra ngoài, mấy nghìn người đứng đầy ở bến thuyền. Hạ Hầu Uyên hét lớn:
- Kẻ nào không muốn chết thì quỳ hết xuống.
Tiếng hét của y như tiếng sét. Mọi người sợ đến mức rụt cổ lại ngã quỵ xuống đất, một lát, tất cả mọi người đều quỳ rạp xuống trong mưa to.
Hạ Hầu Uyên trầm tư một lát rồi chỉ vào gã Nha tướng, hét lớn:
- Nhốt hết tất cả bọn chúng vào kho hàng. Ngươi dẫn theo năm trăm huynh đệ đóng ở bến thuyền, kẻ nào dám cướp thuyền, giết chết không tha.
- Mạt tướng tuân lệnh!
Tên Nha tướng vung tay lên:
- Đi theo ta!
Gã dẫn theo năm trăm kỵ binh đuổi đám phu chèo thuyền quay lại kho hàng. Trong lòng Hạ Hầu Uyên rất rõ, bây giờ trời đang mưa, bờ bên kia sẽ không có thuyền đến đây. Một khi trời tạnh chỉ sợ không giữ nổi những con thuyền này, việc cấp bách bây giờ là phải cướp được thành Giang Lăng.
Y sai người lập tức quay đầu ngựa rời khỏi bến thuyền dẫn theo bốn ngàn năm trăm kỵ binh đánh về phía thành Giang Lăng.
Thành Giang Lăng gần bến thuyền. Lúc kỵ binh đuổi qua thành trì đi thẳng đến bến thuyền thì quân coi trên đầu thành đã phát hiện ra rồi, họ lập tức báo cho Biệt giá Bàng Qúy biết. Trong thành trước mắt không có đại tướng, chỉ có năm ngàn quân đội, Lưu Bị lệnh cho Bàng Qúy và Vương Kiệt trấn thủ Giang Lăng.
Bàng Qúy nhìn về phía bến thuyền, ánh mắt đầy phức tạp. Cho dù trời mưa cản tầm nhìn của y nhưng y biết quân Tào đã đánh tới. Y vẫn luôn đang chờ cơ hội. Ở thời khắc mấu chốt đầu hàng Tào Tháo có thể khiến y đạt được ích lợi chính trị lớn nhất.
Tào Tháo đã đồng ý cho y chức Thái thu Nam Dương, chính là để xem y có biết nắm lấy cơ hội lần này hay không. Chỉ là đầu hàng như vậy có tổn hại đến thanh danh. Y lập tức sai người đi tìm Vương Kiệt đến thảo luậ, không ngờ binh lính lại quay về rất nhanh bẩm báo:
- Vương tòng quân mắc mưa, ngã bệnh. Bệnh rất trầm trọng không thể dậy được. Ông ấy xin Biệt giá hãy tự mình quyết định, không cần phải suy nghĩ đến ý kiến của ông ấy.
- Tên này cáo già thật!
Bàng Qúy thấp giọng nói một câu, y trầm tư một lát rồi lập tứcc quay về thành viết một bức thư giao cho tâm phúc của mình và dặn dò:
- Mang bức thư này giao cho La Tấn tướng quân.
La Tấn là tâm phúc của Bàng Qúy, đảm nhiệm chức Nha tướng đóng quân ở phía tây môn thành Giang Lăng. Hiện tại Bàng Quý chỉ có thể “minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương”. Binh lính tâm phúc cầm tin nhanh chóng đi.
Bàng Qúy quay lại đầu thành lớn tiếng ra lệnh:
- Tất cả binh lính lên thành chiến đấu với quân Tào đến cùng, thành còn người còn, thành mất người mất.
Từng tốp lính chạy lên đầu thành, trận địa đã sẵn sàng đón địch. Bàng Qúy thay mộ bộ áo giáp tay đè chuôi đao, dõng dạc cổ vũ sĩ khí của bọn lính:
- Quân Tào là kỵ binh không thể phá thành, chỉ cần mọi người thủ vững thành, chủ công rất nhanh sẽ quay về.
Đúng lúc này có một tên lính chạy vội tới hoảng sợ hô lên:
- Biệt giá, tây thành đầu hàng rồi, quân Tào đã vào thành!
Bàng Qúy hét to rồi ngất xỉu, các tướng lĩnh vội vàng sơ cứu. Nước mắt của Bàng Qúy như mưa:
- Ta có lỗi với chủ công, không bảo vệ được thành Giang Lăng, các vị tướng quân cứu lấy dân chúng trong thành, đầu hành đi! Tất cả tội lỗi sẽ do Bàng Quý ta sẽ gánh vác.
Các tướng nhìn nhau ngơ ngác, một lát sau mọi người im lặng buông đao xuống. Bàng Qúy thấy các tướng đều có ý đầu hàng liền thở dài, nói với họ:
- Nhất định phải bảo vệ tốt gia quyến của chủ công, chúng ta không thể lấy cái chết để tận trung với chủ công, chỉ có thể làm như vậy để giải thích với chủ công thôi.
Lưu Bị hy vọng nhất là Bàng Qúy có thể tự dẫn quân chống lại quân Tào, dù sao Tào quân chỉ có năm ngàn kỵ binh, không có vũ khí phá thành, nhân số lại ít, chỉ cần quân coi thành thủ vững, với sự kiên cố của thành Giang Lăng, quân Tào tuyệt đối sẽ không thể đánh vào Giang Lăng được.
Nhưng có năm mơ Lưu Bị cũng không thể ngờ được rằng lúc Hạ Hầu Uyên dẫn kỵ binh đến thành Giang Lăng cũng là lúc Tây môn thành Giang Lăng đã mở rộng ra. Nha tướng La Tấn đi lên hiến thành. Lập tức Bàng Qúy dẫn theo năm ngàn quân ra khỏi thành đầu hàng quân Tào, thành Giang Lăng cứ như vậy mà thất thủ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.