Binh Lâm Thiên Hạ

Chương 499: Nghĩ sai là hỏng việc




Trong thư phòng, Lưu Bị uống một ngụm trà nóng, cuối cùng đã không kiềm chế được cảm xúc lo lắng trong lòng, sự bình tĩnh của Gia Cát Lượng khiến ông lại nhìn thấy một tia hy vọng.
Gia Cát Lượng trầm tư chốc lát, nói:
- Nghi điểm lớn nhất của chuyện này chính là không ngờ Lưu Cảnh lại tập kết tám vạn đại quân và hai nghìn chiến thuyền, vào thời khắc Kinh Châu đang có nhu cầu cấp bách phải nghỉ ngơi lại sức bỗng động binh quy mô lớn như vậy, đơn giản chỉ là đối phó Kinh Nam, Chủ công cảm thấy có khả năng không?
Lưu Bị là vì chuyện của Lưu Kỳ mà trong lòng bất an, y biết rằng thọ mệnh của Lưu Kỳ đã không còn dài, liền cho rằng Lưu Kỳ thật sự đã chết rồi, Lưu Cảnh lại đổ hết trách nhiệm lên đầu mình, chỉ trích Kinh Nam hại chết Lưu Kỳ.
Cũng chính là vì có sự băn khoăn này, cho nên Lưu Bị hoàn toàn tin rằng Lưu Cảnh muốn tiến công Kinh Nam, nhưng lời nhắc nhở của Gia Cát Lượng, lập tức khiến Lưu Bị tỉnh ngộ trở lại, quả thật như thế, không ngờ lại dùng tám vạn quân tấn công Kinh Nam, việc này há chẳng phải là dùng dao mổ trâu để giết gà hay sao?
Trên thực tế, lấy chiến lực hùng mạnh của quân Kinh Châu, thậm chí chỉ cần một vạn quân thì có thể thu phục được Kinh Nam, hà tất phải dùng đến tám vạn đại quân.
Nghĩ đến đây, Lưu Bị chần chừ hỏi:
- Chẳng lẽ Lưu Cảnh có mưu đồ khác?
Gia Cát Lượng gật gật đầu, cười nói:
- Thuộc hạ nghĩ Đây có lẽ là kế sách "Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương" của Lưu Cảnh, rõ ràng là tấn công Kinh Nam, thực tế là vì đoạt Ba Thục, ngoài trừ việc này ra, thuộc hạ không tài nào nghĩ nổi, Lưu Cảnh có lý do gì mà tập kết tám vạn đại quân ở Giang Lăng.
- Nếu hắn tiện tay tiêu diệt chúng ta luôn thì sao? Chuyện mượn đường diệt Quắc sẽ không xảy ra chứ?
Lưu Bị vẫn còn chút lo lắng hỏi.
Gia Cát Lượng chắp tay sau lưng đi mấy bước, cuối cùng mới chậm rãi nói:
- Quân Kinh Châu quả thật có khả năng qua sông, nhưng Lưu Cảnh tuyệt sẽ không sa chân vào Kinh Nam, hắn nhất định sẽ phái người tiến hành bàn bạc trước với chúng ta.
Lưu Bị lập tức tỉnh ngộ:
- Hình như Lưu Cảnh đã phái Tưởng Uyển đến chất vấn chân tướng cái chết của Lưu Kỳ.
Gia Cát Lượng cười ha ha:
- Chính là như thế, Lưu Cảnh làm việc vẫn có trình tự đấy chứ, Chủ công cứ thả lỏng tinh thần, sự tình vẫn chưa nghiêm trọng đến mức đó đâu.
Lời an ủi của Gia Cát Lượng khiến sự khẩn trương cực độ trong lòng Lưu Bị, rốt cuộc đã lắng xuống.
Đúng lúc này, một tên thân vệ của Lưu Bị bẩm báo ngoài cửa:
- Khởi bẩm Hoàng Thúc, vừa mới nhận được tin tức của binh sỹ thủ thành, sứ giả do Tương Dương phái ra đã đến.
Lưu Bị và Gia Cát Lượng nhìn nhau, hai người cùng hiểu ra, nhất định là Tưởng Uyển đã đến.
Ngoài cổng thành, Tưởng Uyển dẫn theo mấy tên tùy tùng, đang khoanh tay đánh giá tòa thành trì mới xây này, hiện tại Tưởng Uyển đang đảm nhiệm chức quan Trị trung của Kinh Châu, chủ quản tiền tài sách vở, đã là nhân vật có thực quyền đứng thứ hai trong các quan văn ở Kinh Châu.
Chức quan đứng đầu của quan văn Kinh Châu phải là Biệt giá, hiện tại Kinh Châu Biệt giá do Trương Cơ đảm nhiệm, nhưng Trương Cơ say mê y học, chỉ mang cái danh Biệt giá, không hỏi chính vụ, hơn nữa cách đây không lâu đã ba lần từ chức Biệt giá, hiện tại ghế Kinh Châu Biệt giá vẫn đang trống.
Cho nên Trưởng sử Từ Thứ nắm quyền cao nhất trong các quan văn, tương đương với Thừa tướng của Kinh Châu, mà Tưởng Uyển là trợ thủ đắc lực nhất của Từ Thứ, chưởng quản tiền lương của Kinh Châu.
Lúc này, cổng thành đã mở, mấy cỗ xe ngựa chạy ra, dừng trước mặt Tưởng Uyển, Tôn Càn từ trong xe bước xuống, chắp tay cười nói với Tưởng Uyển:
- Đã để Trị trung đợi lâu!
Tưởng Uyển cũng mỉm cười:
- Hóa ra là Công Hữu huynh, đã lâu không gặp!
Lúc trước Lưu Bị cũng đã nghe qua tài danh của Tưởng Uyển, cực kỳ muốn mời Tưởng Uyển phò tá mình, đặc biệt phái Tôn Càn đi Linh Lăng thuyết phục Tưởng Uyển, Tôn Càn liên tiếp khuyên bảo Tưởng Uyển trong ba ngày, Tưởng Uyển lại không đáp ứng, chuyển đi Đông Ngô du học, cuối cùng Tưởng Uyển lại chọn Lưu Cảnh.
Lúc này hai người lại gặp mặt, không khỏi có chút lúng túng đối với chuyện đã qua, lúc trước Tôn Càn cứ quả quyết, Lưu Bị sẽ làm chủ Kinh Châu, nhưng bây giờ
Trong mắt Tôn Càn không khỏi toát ra một chút xấu hổ.
Tuy nhiên sự hổ thẹn trong mắt Tôn Càn chỉ thoáng qua, y lập tức nở nụ cười:
- Ta đại diện Hoàng Thúc hoan nghênh Trị trung đến, Hoàng Thúc đang cung kính chờ đợi, mời Trị trung đi theo ta.
Tưởng Uyển chắp tay cười nói:
- Vậy xin Công Hữu huynh dẫn đường.
Hai người ngồi xe ngựa vào thành, rất nhanh đã đến quân nha của Lưu Bị, trước bậc tam cấp của quân nha, Lưu Bị và Gia Cát Lượng chờ sẵn đã lâu, mọi người hàn huyên mấy câu, vây quanh Tưởng Uyển như sao với trăng nghênh đón vào trong quân nha.
Trong nội đường quân nha, mọi người phân chủ khách ngồi xuống, Lưu Bị nhìn thoáng qua thị vệ hai bên, căn dặn:
- Tất cả lui ra!
Bọn thị vệ đều lũ lượt lui xuống, trong nội đường chỉ còn lại ba người Lưu Bị, Gia Cát Lượng và Tưởng Uyển, lúc này Tưởng Uyển mới chắp tay nói:
- Trước tiên tại hạ xin truyền đạt lời của Lưu Châu Mục, hiệp nghị giữa Kinh Châu và Hoàng Thúc lúc trước vẫn hữu hiệu!
Những lời này khiến Lưu Bị thả lỏng sự khẩn trương, y trầm mặc chốc lát, nói:
- Ta vẫn chưa rõ, vì sao quân Kinh Châu phải tập kết quy mô lớn ở Giang Lăng, luôn miệng nói là muốn báo thù cho Kỳ công tử, khiến lòng người trên dưới Kinh Nam bàng hoàng, đây là đạo lý gì?
Tưởng Uyển cười cười, lấy ra một phong thư đưa cho Lưu Bị:
- Đây là thư thân bút của Châu Mục nhà ta, Hoàng Thúc đọc sẽ hiểu.
Lưu Bị tiếp nhận lá thư, vội vàng đọc qua một lượt, quả nhiên hoàn toàn giống với phân tích của Gia Cát Lượng, hơn nữa Lưu Cảnh nói cho bọn họ biết rất rõ ràng, bọn họ có thể đem quân đội và vật tư rút về quận Hoành Dương, Lưu Bị nhíu mày, rõ ràng là đáp ứng cho bọn họ thời gian nửa năm để chuẩn bị, bây giờ lại muốn bọn họ rút quân đến quận Hoành Dương, đây mà gọi là hiệp nghị vẫn còn hữu hiệu cái gì nữa?
Trong lòng Lưu Bị có chút căm tức, y đưa lá thư cho Gia Cát Lượng, trầm mặt nói:
- Không phải đã nói nửa năm sau chúng ta sẽ rút quân sao? Bây giờ mới hai tháng, vì sao Châu Mục nói không giữ lời?
Tưởng Uyển không chút tức giận, vẫn không hoang mang giải thích:
- Có thể là Hoàng Thúc không để ý đến mấu chốt của hiệp nghị, tại hạ có thể giải thích, đó là quân Kinh Châu hứa sẽ không tấn công quân đội Kinh Nam, ủng hộ quân đội Kinh Nam dời về Giao Châu, hiện tại tuy chúng ta tập trung quân ở Giang Lăng, nhưng vẫn hứa là không công kích quân đội Kinh Nam, chỉ là xin dời đi quận Hoành Dương, nửa năm sau lại tiến công Giao Châu cũng hoàn toàn có thể, nhưng mà
Nói đến đây, ánh mắt của Tưởng Uyển trở nên nghiêm túc, nhìn chăm chú vào Lưu Bị, nói:
- Lời hứa của chúng ta đều là dựa trên thành ý của đôi bên, nếu quý quân phá hỏng lợi ích thiết thân của quân Kinh Châu, vậy thì những lời hứa đó đều mất đi hiệu lực, đây cũng là nguyên văn của Châu Mục nhà ta, tuy không dễ nghe, nhưng chúng ta nhất định phải nói trước.
Lưu Bị hiểu ý của Tưởng Uyển, kỳ thật chính là cảnh cáo bọn họ không được để lộ bí mật cho Ba Thục, nếu không bọn họ sẽ trực tiếp tiêu diệt Kinh Nam, lời nói tuy không tệ, nhưng kiểu uy hiếp trắng trợn này hình như không nể mặt Lưu Bị, mặt ông đen đến không nói được lời nào.
Lúc này, Gia Cát Lượng ở một bên cười nói:
- Không biết Lưu Châu Mục chuẩn bị cho chúng ta thời gian bao lâu để rút lui về quận Hoành Dương?
Tưởng Uyển thầm khen, đây mới là người thông minh, đối mặt với sự thật, thuận thế mà làm, không làm ra hành động chống cự không cần thiết, Tưởng Uyển thành khẩn nói:
- Hai mươi ngày sau chúng ta sẽ tập kết xong xuôi, thêm năm ngày nữa sẽ chính thức vượt sông, xin hãy rút quân trước đó.
Gia Cát Lượng gật gật đầu:
- Xin truyền đạt lời cảm tạ của chúng ta đối với sự giữ lời của Châu Mục, đồng thời xin ngài yên tâm, lời nói hôm nay, chúng ta sẽ không tiết lộ cho kẻ thứ ba.
- Một khi đã như vậy, tại hạ liền cáo từ!
Tưởng Uyển đứng dậy cáo từ, Lưu Bị và Gia Cát Lượng tiễn y ra khỏi quân nha, lại sai Tôn Càn tiễn y ra bờ sông, lúc này Lưu Bị mới cùng Gia Cát Lượng quay trở về nội đường.
- Chúng ta thật sự phải làm theo yêu cầu của Lưu Cảnh sao?
Lưu Bị kiềm nén không nổi sự căm tức trong lòng.
Gia Cát Lượng thở dài:
- Đương nhiên là thuộc hạ không muốn, thuộc hạ nghĩ ai cũng sẽ không muốn, nhưng thực lực bày ra, không phải do chúng ta lựa chọn, hơn nữa Lưu Cảnh phái Tưởng Uyển đến thông báo trước, coi như là nể mặt Hoàng Thúc, ngoài ra hắn đã coi như là giữ chữ tín, nếu không hắn trực tiếp xuất binh tiêu diệt chúng ta, kỳ thật cũng là cơ hội của hắn.
- Hừ! Hắn không phải là giữ chữ tín, hắn muốn trông cho ta thay hắn quản lý Giao Châu.
Lưu Bị nói, giọng căm tức, ông biết rõ tâm tư của Lưu Cảnh, thả mình đi Giao Châu, để mình thay hắn mưu tính, tương lai hắn lại đến gặt hái.
Tuy rằng trong lòng cực kỳ bất mãn, nhưng Lưu Bị quả thật cũng không thể tránh được, ông đã không còn lựa chọn, ngoại trừ nhanh chóng rút lui về quận Hoàng Dương, ông không còn con đường thứ ba để đi nữa, ông thở một hơi thật dài:
- Được rồi! Xin Quân sư hãy đưa ra một kế hoạch rút quân, chúng ta nhanh chóng thực hiện.
Hán Trung là chỉ một dải hành lang thung lũng hẹp dài giữ dãy núi Tần Lĩnh và sơn mạch Đại Ba, cả hành lang thung lũng này được chia làm ba thung lũng nhỏ, ba thung lũng nhỏ này là nơi con người sinh sống phồn vinh, nơi này ấm áp ẩm ướt, đất đai phì nhiêu, sản vật dồi dào, cũng khiến cho Hán Trung trở thành nơi long hưng của triều Hán.
Ranh giới hành chính của ba thung lũng này chính là quận Võ Dô, quận Hán Trung và quận Ngụy Hưng, do Hán Thủy gắn kết lại với nhau, gọi là Hán Thủy tam quận, trong đó Hán Trung là thung lũng lớn nhất, nhân khẩu cũng nhiều nhất.
Đồng thời Hán Trung cũng là đất khởi nguyên của phân chi Ngũ Đấu Mễ Giáo thuộc đạo giáo, do Trương Tu sáng lập, nhưng không lâu sau đã bị Trương Lỗ soán vị, Ngũ Đấu Mễ Giáo liền trở thành công cụ quan trọng để Trương Lỗ tiến hành cát cứ quân phiệt.
Trương Lỗ vốn là thuộc cấp của Lưu Yên, cùng Trương Tu phục mệnh tấn công Thái thú Hán Trung Tô Cố, sau khi Trương Lỗ giết chết Trương Tu, liền cát cứ Hán Trung tự lập, đến nay đã hơn hai mươi năm, vì địa lý Hán Trung kín như bưng, đại đa số dân chúng Quan Trung vì chiến loạn chạy đến Hán Trung, giúp nhân khẩu Hán Trung gia tăng nhanh chóng.
Bởi vì phần lớn đất đai đều được khai thác, hơn nữa Trương Lỗ kinh doanh có phương pháp, Hán Trung cũng dần bắt đầu cường thịnh, đóng quân năm vạn, lương thảo sung túc, trở thành quân phiệt cát cứ có thể đương cự với Ba Thục, cũng là đệ nhất kình địch của Ba Thục.
Nhưng năm mới vừa đến, Hán Trung liền bị bao phủ trong một bầu không khí bất an, từ đầu tháng mười hai năm ngoái, bên phía Ba Thục đã để lộ tin tức, Lưu Cảnh Kinh Châu sắp tấn công Hán Trung, bành trướng lên hướng bắc, điều này liền khiến Trương Lỗ bắt đầu lo lắng.
Lúc này, đệ của Trương Lỗ là Trương Vệ cũng đề xuất đề nghị đoạt lấy Thượng Dung trước, lợi dụng địa hình thuận lợi của Thượng Dung ngăn cản quân Kinh Châu bắc thượng.
Nhưng trong lòng Trương Lỗ vẫn còn băn khoăn, đề nghị này y vẫn chậm chạp không tỏ thái độ, thời gian nhoáng cái đã trôi qua một tháng, chuyện này cũng không có người nhắc đến, ngay cả Trương Vệ mãnh liệt chủ trương đoạt lấy Thượng Dung cũng bị lạc vào đám nữ nhân, cái đề nghị này dường như là cát chìm trong sóng biển, cơn sóng qua đi, không còn dấu vết.
Nhưng hạ tuần tháng giêng, bên phía Kinh Châu truyền đến tin tức trọng đại, quân Kinh Châu bắt đầu vượt sông nam hạ, thẳng tiến Kinh Nam, tin tức này khiến trong lòng Trương Lỗ có chút rối loạn.
Dương Tùng từ phủ Thiên Sư của Trương Lỗ đi ra, lên xe ngựa, lo lắng lên xe ngựa, Dương Tùng tuổi chừng năm mươi, thân hình cao lớn, khuôn mặt rất dài, cùng với một cái mũi ưng, khiến cho vẻ bên ngoài của y có vẻ vô cùng gian trá, tạo cho người ta có một cảm giác không đáng tin cậy.
Y vốn là danh sỹ Quan Trung, xuất thân danh môn Dương thị ở Hoằng Nông, vì trốn tránh loạn Hán mạt mà đến Hán Trung, được Trương Lỗ dùng làm phụ tá, Dương Tùng cực kỳ giỏi quản lý tiền tài, dưới sự quản lý của y hơn hai mươi năm qua, Hán Trung biến thành một nơi giàu có và đông đúc, y cũng đã được Trương Lỗ cực kỳ tín nhiệm, trở thành nhân vật có thực quyền đứng thứ hai ở Hán Trung.
Tuy rằng Dương Tùng có năng lực xuất chúng, nhưng khuyết điểm của y cũng rõ ràng, y cực kỳ tham của hối lộ, đồng thời ở Hán Trung cường thịnh, bản thân y cũng đã trở thành đệ nhất phú ông của Hán Trung, cũng may Trương Lỗ khá xem nhẹ tiền tài, cũng không thèm để ý đến việc y ăn hối lộ, chính là do Trương Lỗ dung túng, Dương Tùng hầu như không có gì không tham.
Nhưng hôm, sự lo lắng của Dương Tùng không phải là vấn đề tiền tài, mà là Trương Lỗ đề xuất không rõ ràng, hẳn là mở rộng phòng ngự của Hán Trung về hướng đông, Dương Tùng lập tức hiểu rõ ý của Trương Lỗ, mở rộng phòng ngự về hướng đông, vậy thì phải đoạt lấy Thượng Dung, lúc này Dương Tùng mới hiểu, hóa ra Trương Lỗ vẫn để việc đoạt Thượng Dung ở trong lòng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.