“Bỏ đi, ta đến gả là được chứ gì.”
Chỉ vừa mới dứt lời, tỷ muội trong nhà ai cũng tròn xoe hai mắt. Cả thành ai cũng đều biết người ta mang lòng ngưỡng mộ duy chỉ Thôi Cửu Lang, ta kính trọng tài văn chương của huynh ấy, tuổi trẻ tráng kiện, ta nguyện vì huynh ấy cung kính mài mực cả đời. Thế nhưng bây giờ lại vì giúp hoàng hậu cũng chính là cô mẫu của ta mưu bè kết phái mà phải ngậm ngùi gả cho một tên thô phu người Đột Quyết, Bùi Diệu.
“Mau! Đi bẩm phụ thân, Tam Nương đã chịu gả!” Đại tỷ là người phản ứng nhanh nhất, như thể sợ ta sẽ đổi ý, cất giọng hân hoan, sai người đi báo tin.
Bầu không khí ngột ngạt biến mất, tỷ muội trong nhà vui cười ra mặt, trái phải chen nhau nắm lấy tay ta vỗ về, ai nấy đều khen ta nhìn thấu đại cuộc, nhất định sau này tiền đồ vô lượng.
Ta biết phỏng thứ vận may này nếu rơi phải vào đầu, bọn họ sẽ cam tâm tình nguyện nhận sao?
Nhưng dù sao đây cũng chính là một cơ hội tốt để ta trở về.
Cuối cùng ta vẫn không thể để mọi chuyện xảy ra như trong giấc mơ hôm ấy.
Kể từ sau khi thánh chỉ được ban xuống, ta không còn tiến cung nữa, ngoan ngoãn ở nhà chờ ngày gả đi.
Ngày đại hôn không còn xa, bộ giá y cũng đã được may sắp hoàn chỉnh.
Lúc trước ta cứ nghĩ bộ giá y này sẽ được khoác vào ngày thành hôn với Thôi Cửu Lang nên đã tìm người về làm, hối thúc chẳng màn ngày đêm.
Nhưng bây giờ cầm nó trong tay mới phát hiện đúng là thầy thợ bậc nhất trong thành, từng đường thêu vô cùng tinh tế, vốn chỉ là một con ngan ta vẽ bừa nguệch ngoạc trên giấy, bây giờ lại thêu lên vô cùng sống động cứ như thể là phượng hoàng.
Nhưng bộ giá y này có hoàn mỹ đến đâu đi chăng nữa cũng chỉ là phí công vô ích.
Ta đung đưa trên xích đu, nhẹ nhàng mở quyển sách ra, chữ vừa đập vào mắt liền buồn ngủ.
Nếu như hôm ấy không mơ thấy cảnh tượng mưa đêm tầm tã, có thể cuộc sống này đã trở nên hoàn mỹ.
Trong giấc mơ, ngày hôm đó đúng vào đầu đông, ta khẳng định chắc chắn không phải khoảng thời gian này, phụ thân hỏi tỷ muội chúng ta rằng có ai muốn gả cho Bùi Diệu không, tất cả đều im lặng, đùng đẩy thời gian được chừng nửa năm thì đã chọn trúng ta.
Ta còn mơ thấy bản thân chạy tới cửa nhà Thôi gia, gắng sức đập cửa, toàn thân ướt sũng, cái lạnh thấu xương. Cửa vừa mở ra, Thôi Cửu đã đứng trước mặt, hai mắt nhìn bộ dạng ướt như chuột lột của ta. Huynh ấy khoác trên mình bộ y phục màu trắng thuần thoát tục, đôi môi mỏng khẽ hở, vẻ đẹp khiến nữ nhân nào nhìn vào cũng động lòng.
“Hạ Tam Nương cô gả cho ai, liên quan gì đến ta.”
Ta không bỏ cuộc, cố giữ lấy hơi thở, gượng sức hỏi huynh ấy: “Thôi Lang, ta và huynh quen biết đã được năm năm, ta đợi huynh vất vả như thế nào, huynh thật sự không biết sao? Trong lòng huynh ta không có một chỗ đứng nào sao?”
Thôi Cửu thở dài quay mặt đi: “Ta vốn chẳng biết Tam Nương, cô nhận lầm người rồi.”
Ngay giây phút đó, tim ta như ngừng đập, tay chân lạnh cóng ướt sũng bởi cơn mưa, ánh mắt đã dần kiệt sức, nhưng cơn mưa này vẫn cứ xối mãi không ngừng, lem mờ đi cả khung cảnh trước mặt.
Người đời đều nói ta chỉ là kẻ đem lòng đơn phương, nhưng ta tuyệt đối không tin.
Huynh ấy vẽ tranh, ta mài mực, bút huynh ấy chưa kịp đụng tới, ta đã mang sẵn lên tất thảy các màu huynh ấy cần. Huynh ấy vừa nhìn lên nở với ta một nụ cười, giây phút đó ta liền biết, giữa ta và huynh ấy vốn dĩ đã định sẵn thiên duyên.
Cô mẫu hay trêu ta chỉ biết bám đuôi Thôi Cửu làm nô tỳ phục dịch mấy chuyện vặt vảnh thư phòng, nhưng ta cũng không thể nói gì được, vốn dĩ là thế.
Nhưng đến giây phút này cũng không thể không tin được.
Huynh ấy lạnh lùng nhìn ta ướt đẫm dưới mưa, chẳng màn đến việc ta có lạnh hay không, cũng chẳng mời ta vào trú, thậm chí đến một cây dù cũng không sai người mang đến.
Sau đó ta mang bộ dạng xơ xác rời đi như cái cách ta đã đến.
Nhưng ta không cam tâm, bèn chạy đến tìm cô mẫu, nói với cô mẫu phụ thân đã định một hôn sự không vừa ý, ta cầu xin cô mẫu làm chủ.
Khoảnh khắc đó đầu óc ta như ngập úng trong dòng chảy của sông Hoàng Hà, khiến cho mọi thứ diễn ra trước mặt trở nên mơ hồ, chuyện này quả thật có chết cũng không ngờ đến người ép ta gả đi vốn dĩ không phải là phụ thân mà chính là cô mẫu.
Cô mẫu khiến ta cười ngây dại, bà ấy nói: “Nếu như con không muốn gả cho Bùi Diệu, lẽ nào con muốn tiến cung ở cạnh cô mẫu sao?”
Ta đứng sững sờ, nhìn thấy bệ hạ đang từng bước tiến đến, phong cho ta trở thành Tiệp dư, ban chỉ chọn ngày lành tháng tốt để tiến cung.
Cũng trong chính ngày lành tháng tốt đó, ta uống phải rượu độc của cô mẫu, vì thế bỏ mạng tại chỗ.
Linh hồn ta phiêu du giữa trời, lặng nhìn cảnh tượng hai ca ca ta rơi đầu vì không làm tốt chức trách để có kẻ gian hạ độc vào rượu.
Bệ hạ cảm khái nói hai ca ca ta là hai kẻ bất lương, chỉ vì một mối thù cũ cỏn con mà mưu đồ hạ sát cô mẫu của mình, cuối cùng ngược lại lại hại chết muội muội ruột thịt.
Nhưng rõ ràng trước mắt, tất cả mọi chuyện trước đều do cô mẫu một tay dày công sắp đặt.
Bệ hạ sao lại không biết.
Nhưng vì chuyện này hoàng hậu đã tự chặt đi một bên vây cánh mẫu tộc, đối với bệ hạ mà nói cũng xem như một chuyện tốt.
Sau khi tỉnh dậy ta cứ ngỡ chỉ là một giấc mộng mà thôi, nhưng thật không ngờ mọi thứ lại trở thành sự thật.
Nhìn xung quanh bỗng phát hiện bên cạnh gối xuất hiện một chiếc bình rượu lưu ly.
Vật này chính là cống phẩm ngoại bang thay thế cho lương thực cống nạp, vô cùng hiếm thấy, bất kể luận về hoa văn, màu sắc, hình dạng so với bình rượu độc trong giấc mơ cũng đều giống y như đúc.
Ta toát cả mồ hôi lạnh, đi tìm ngân châm đến thử, vừa nhúng phần đầu châm vào đột nhiên đã chuyển thành màu đen.
Tay ta run rẩy, xém chút đã đập nát bình rượu ra thành nghìn mảnh, nhưng sau đó lại vội vàng cất nó lại cẩn thận, sợ bị kẻ khác phát hiện, tố cáo ta tội trộm cống phẩm.
Đừng nói Bùi Diệu này là người Đột Quyết, cho dù là một lão già què râu tóc bạc phơ ta cũng nguyện ý gả.
“Tỉnh, tỉnh đi.”
Có người lật quyển sách che trên mặt ta ra, lay đầu vai ta.
Ánh sáng tràn vào, mắt còn chưa mở, ta cau mày.
Giọng nói này…chính là của Thôi Cửu.