Buông Tay Anh... Em Vui Nổi Sao?

Chương 14: Thuyết phục




( will: xin chào cả nhà, tuy giờ đã qua thời khắc noen nhưng hông nay vẫn là noen đúng không. Ta chúc cả nhà một mùa giáng sinh vui vẻ hạnh phúc bên gia đình nhé. Và hôm nay ta cũng đăng chương rất dài, mong mọi người cảm thấy vui vẻ và luôn ủng hộ ta nhé. Love all) _____________________
Một cô gái nhỏ nhắn ngồi trong tủ không ai khác chính là cô chủ của cô. Tóc tai rũ rượi, khuôn mặt nhợt nhạt nổi bật là vết máu đã khô trên trán. Khuôn mặt ấy hiện nỗi sợ hãi cô độc, và sự cảnh giác luôn thường trực. Trong cô lúc này vừa vui vừa sợ. Vui là vì tìm thấy cô chủ, sợ là vì cô chủ bị thương một vết thương không hề nhẹ mà cô đoán là tự ngược. Sau khi trấn tĩnh lại cô đã biết mình phải làm gì. Trước hết cô phải làm cho cô chủ cảm thấy tin tưởng để cô có thể tiếp xúc được gần hơn.
- Cô chủ, cô... có nhận ra tôi không?
Nhận thấy cô chủ không có động tĩnh gì, cô định tiếp tục thì giọng nói lí nhí ấy vang lên
- Bảo mẫu
Cô đúng là mừng ra mặt, bước đầu đã thành công tiếp đến là cố gắng để trao đổi nhiều hơn. Cô cười nói trấn an nỗi lo sợ của cô chủ
- Đúng tôi là bảo mẫu mới của cô, đừng lo tôi là người do bà chủ thuê tới nên sẽ không làm hại gì đến cô chủ đâu
Trẻ tự kỉ là một biểu hiện của sự rối loạn tâm thần. Theo các nhà khoa học thì nguyên nhân dẫn đến từ kỉ là do gen trước và trong khi sinh đột biến. Song có rất nhiều trường hợp do tác động môi trường xung quanh gây chấn động về mặt tâm lý dẫn đến tự kỉ. Thường thì trẻ tự kỉ không tiếp xúc,chúng sống khép kín, trầm lặng hay thờ ơ tới giao tiếp, không quan tâm tới những việc xảy ra trong cuộc sống. Có những hành vi tự ngược bản thân như đập đầu vào tường, cào cấu.... Trẻ tự kỉ chỉ thích chơi một mình, rụt rè không hòa đồng với mọi người, sợ chỗ lạ khó thích ứng với môi trường xung quanh. Và đặc biệt chúng luôn trong trạng thái sợ hãi, nhưng không nghe lời ai ngoài những người thân quen. Cuộc sống của trẻ tự kỉ rất khó khăn, chúng không những bị tổn hại về tinh thần mà còn bị thiếu hụt những dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể do đường tiêu hóa kém. Ngày nay việc điều trị cho trẻ tự kỉ khá phong phú, nhưng biện pháp tốt nhất đó là điều trị bằng tâm lý. Chúng ta có thể thiết lập, hướng cho trẻ một tâm lý và nhân cách cá nhân theo đúng khuôn mẫu của một trẻ bình thường. Giúp trẻ giao tiếp, tiếp xúc với mọi người xung quanh, thiết lập mối quan hệ tình cảm với người thân cận như bố mẹ, ông bà và quan trọng là phải để trẻ tự nói chuyên và có ý thức trách nhiệm về bản thân mình. Cô đã từng tìm hiểu về trẻ tự kỉ sau khi nghe được cô chủ mắc chứng bệnh này.
Cô vẫn kiên trì nói chuyện một cách thoải mái nhất có thể, vì cô muốn phá bỏ được lớp ngăn cách của cô chủ đối với mình.
- À chị tự giới thiệu lại, chị tên là Hoàng Lan Hi rất vui được gặp em
Đến lúc này thì cô muốn đổi lại muốn lại cách xưng hô cho tự nhiên, biết đâu cô chủ lại thích và sẽ nói chuyện. Cô ngồi hẳn xuống nền đối mặt với cô chủ.
- Thực ra thì chị không thích gọi em là cô chủ này cô chủ nọ, nghe có vẻ không thân thiết gì cả. Từ giờ trở đi chị sẽ làm bạn của em có gì khó khăn cứ nói, chị sẽ giúp hết mức có thể. Giờ thì em tự giới thiệu về mình đi
Nói đúng ra cô mới chỉ biết tên thôi chứ tuổi thì không biết. Nhưng hỏi tên, tuổi cũng là một cách giao tiếp rất quan trọng, nó giúp người đối diện thấy chúng ta quan tâm và muốn tìm hiểu về họ nhiều hơn. Huyên thuyên một hồi lâu mà vẫn không thấy cô bé phản ứng lại mà chỉ cúi đầu cô đành lái câu chuyện sang một vấn đề khác.
- Không sao nếu em không muốn nói cũng được,chị em mình còn nhiều thời gian để tìm hiểu về nhau mà. Ukm bây giờ chị sẽ kể cho em một câu chuyện về chi nhé. Em biết không ngày xưa khi chị còn rất nhỏ chị rất ương bương không nghe lời một ai cả thích gì làm nấy. Có một hôm vì quá ham chơi không để ý nên bị xe đụng, chảy rất nhiều máu. Chị được bố mẹ đưa đến bệnh viện, ở đó các bác sĩ khám cho chị rồi còn tiêm rất nhiều. Kết quả của việc không nghe lời là chị phải nằm viện đúng một tháng. Từ đó trở đi chị không dám không nghe lời bố mẹ nữa, trở thành một cô bé ngoan
Câu chuyện cô kể là có thật nhưng không ương bướng nữa là bịa đặt đó. Cô muốn sau khi nghe câu chuyện này cô bé sẽ ngoan không chống đối nữa, mong là vậy
- Em đang bị chảy máu rất nhiều đấy, giờ thì nghe lời theo chị đi băng bó vết thương lại nêau không mọi người biết sẽ đưa em vào bênh viện đó. Nào!...
Cô đưng dậy đưa tay về phía cô bé. Thấy cô bé hết nhìn tay rôi lại nhìn mình cô không ngần ngại tặng cô bé một nụ cười khích lệ. Sự cảnh giác của cô bé dần tản đi và cô nghĩ đó là một bước tiến lớn

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.