Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn

Chương 5: Đất trồng rau




Lưu thị ra khỏi đông phòng thấy Lý thị cầm một cái giỏ tre đi ra từ chính phòng, trên giỏ đậy một miếng vải xanh.
“Nương định ra cửa ư?” Lưu thị dò hỏi.
“Ừ, ta phải tới Phùng gia thôn một chuyến để cảm tạ vị lão tỷ muội kia.
Bệnh của Nữu Nữu khỏi được cũng nhờ người ta.” Lý thị vạch tấm vải trùm lên để lộ bên trong giỏ có mười mấy quả trứng gà và một ít đậu phộng.
Vị lão tỷ muội bà ta nói là người cùng thôn với Lý thị trước khi gả chồng, sau đó người kia gả tới Phùng gia thôn.
Nơi ấy gần đây, chỉ cách một đỉnh núi nên nhiều năm nay hai người vẫn giữ liên lạc, từ hai cô thiếu nữ nay thành bà hết rồi.
“Nương! Lễ này hẳn là để con và Trường Phú bỏ tiền.
Nhà mẹ đẻ của con tuy nghèo không có của hồi môn gì đáng giá nhưng con vẫn còn cái vòng bạc.
Để con mang đưa cho ngài cầm tới làm quà tạ lễ.” Lưu thị nói xong thì xoay người muốn đi lấy vòng tay.
“Vòng bạc của ngươi để lại cho Nữu Nữu đi, người bạn kia của ta là người thành thật, lễ nặng quá bà ấy không nhận đâu.
Mấy cái trứng gà này là được rồi.” Lý thị trùm vải lên như cũ và nói tiếp: “Nhà mẹ đẻ của con tình huống thế nào ta biết rõ chứ, Đào gia chúng ta cũng không phải nhà phú quý.
Con nhà nông cưới vợ chỉ cần giản dị và chịu khó là được.
Hơn nữa Nữu Nữu là cháu gái bảo bối của ta, nhà chúng ta cũng chưa phân gia nên lễ này đương nhiên là ta phải đưa.
Con không cần khách khí với nương, còn chưa cho gà ăn đâu, mau đi cho tụi nó ăn đi, buổi chiều có khi còn có trứng mà nhặt ấy!”
“Vâng, con đã biết, nương đi đường cẩn thận một chút.” Lưu thị tiễn Lý thị ra cửa rồi nhìn bà ta nhanh nhẹn lên đường.
Đều nói quan hệ mẹ chồng nàng dâu không thể nào tốt đẹp, bản thân Lưu thị cũng đã từng lo lắng mình gặp phải một bà mẹ chồng nghiêm khắc.
Lúc gả tới đây nàng ta lại phát hiện Lý thị là một người thiện lương, biết lễ nghĩa vì thế Lưu thị buông thấp thỏm mà thực lòng hiếu kính cha mẹ chồng, săn sóc chồng và yêu thương con.
Sau đó em dâu Trương thị vào cửa.
Nàng ta tuy hơi đanh đá nhưng chị em dâu vẫn hòa thuận.
Nàng ta đã gả tới đây tám năm nhưng lúc nào cũng vui vẻ và rất hài lòng với cuộc sống hiện tại.
Lưu thị đi tới nhà bếp rửa chén bát rồi lấy một cái sọt tre rỗng từ nhà kho rồi khoác lên vai đi ra ruộng rau.
“Đại tẩu ra ruộng rau ở bờ sông ư?” Trương thị mang theo một cái thùng gỗ con từ chuồng heo đi ra, hiển nhiên là vừa cho ba con heo con ăn cơm.
“Ừ, ta đi hái chút lá cải già về cho đám gà ăn.” Lưu thị đáp.
“Đại tẩu đợi muội với, chúng ta cùng đi đi.” Trương thị cất thùng thức ăn heo sau đó cầm cái giỏ tre cùng liềm và chạy theo.
“Mẹ Nhị Bảo, muội muốn ăn cái gì thì nói một tiếng là được, ta sẽ hái mang về cho, muội không cần đi cùng đâu.” Lưu thị vừa đi vừa nói chuyện.
“Đại tẩu, ta muốn xem rau hẹ lớn lên thế nào, mấy ngày trước ta xem rau hẹ hơi vàng lại thưa thớt nên để Trường Quý gánh chút nước tưới.
Hôm nay ta muốn đi xem kết quả có khả quan không.” Lúc Trương thị cười rộ lên cũng khá xinh đẹp,
“Muội muốn ăn bánh rau hẹ phải không?!” Lưu thị cười hỏi.
“Đại tẩu, chẳng lẽ tẩu không muốn ăn sao?” Trương thị bị vạch trần tâm sự thì cũng chẳng quẫn mà hỏi lại Lưu thị.
“Hô hô hô, muội đừng nói nữa, nương làm bánh rau hẹ là ngon nhất.” Chị em dâu hai người nói nói cười cười đi tới ruộng rau của nhà mình.
Người của Đào gia thôn thường cuốc đất trồng rau ngay trước cửa nhà, trồng chút hành lá, cọng hoa tỏi non, rau thơm, ớt cay, đương nhiên có cả dưa chuột, bầu, mướp hương, bí đỏ, đậu que gì đó.
Dựa theo từng mùa mà bọn họ sẽ trồng những loại khác nhau.
(Hãy đọc thử truyện Bần Gia Nữ của trang Rừng Hổ Phách) Nhưng đất trước cửa nhà chỉ có từng ấy, lại bị quản thúc bởi mùa nên đồ ăn trồng được không đủ cung cấp người một nhà và gia súc ăn.
Vì thế rất nhiều thôn dân đều đến bờ sông khai hoang.
Dần dần nơi bờ sông được khai khẩn thành một mảng lớn đất trồng rau.
Như thế tưới nước cũng tiện, mà đồ ăn lớn lên cũng khả quan.
Chị em dâu hai người đến ruộng rau ở bờ sông thì đã thấy mấy người khác cũng đang bận việc.
Bọn họ cùng nhau chào hỏi rồi lại bận việc của mình.
“Đại tẩu, năm nay chúng ta trồng nhiều đậu đũa một chút, như thế có thể phơi khô làm đồ ăn.”
“Chúng ta không có nhiều hạt giống cây đậu đũa lắm.” Lưu thị đáp.
“Cái này đơn giản, chờ hạt giống đều nảy mầm thì sẽ có nhà khác thừa hạt giống, tới khi ấy chúng ta đi xin là được.”
“Cũng đúng, nhà ta có nhiều hạt giống dưa chuột, có thể lấy cái đó ra đổi.” Lưu thị và Trương thị vui vẻ thương lượng.
Khu đất bên cạnh có Triệu thị vợ của Trường Võ đang nhổ cỏ nghe thế thì cũng chen miệng: “Vợ Trường Phú và Trường Quý cũng tới hái rau ư?!”
“Vâng, tẩu tử sớm thế đã tới chăm sóc rau à?” Lưu thị đáp lại.
“Cũng không còn sớm nữa, mặt trời đã phơi đến mông rồi, ha ha!” Triệu thị cười ngây ngô nhìn hai chị em dâu nhà kia hái lá già và một ít đồ ăn mọc dày quá bỏ vào sọt, “Ta thấy măng tây nhà các ngươi nhỏ quá, tới nhà ta mà hái mấy cây về xào ăn!”
“Tẩu vừa nói thì ta mới phát hiện măng tây nhà tẩu đúng là to hơn nhà ta nhiều.
Vậy ta cũng không khách khí xin mấy cây, trưa nay làm món rau trộn măng tây cho bọn nhỏ ăn.” Trương thị lập tức nói, “Ta thấy nhà tẩu không trồng rau hẹ, nếu tẩu muốn ăn rau hẹ thì tới nhà ta mà cắt.
Rau hẹ mùa xuân chính là bảo bối, xào với trứng gà hoặc làm xủi cảo thì đúng là như ăn tết!”
“Được, giữa trưa ta sẽ cho người nhà lại ăn cái tết, làm món rau hẹ xào trứng đi.” Triệu thị cũng cười nói.
“Tẩu tử, ngài đừng khách khí, nông dân chúng ta có rất nhiều sức, mấy cọng rau tính là gì.
Nhà ai có việc cứ gọi một tiếng thì hàng xóm láng giềng đều sẽ tới hỗ trợ cơ mà?” Lưu thị vừa làm việc vừa nói chuyện, rất nhanh sọt đã đầy rau thế là nàng ta đứng dậy đi tới mảnh đất của nhà Triệu thị nói, “Tẩu tử, ta xin mấy cây măng tây nhé!”
“Lấy đi, lấy đi.” Triệu thị cũng không nhàn rỗi, cỏ trong đất đã rút được một nửa.
Trương thị lại bắt đầu rút cỏ xới đất cho mầm đậu Hà Lan, “Đại tẩu, mầm đậu Hà Lan nhà chúng ta lớn lên thực khả quan, lúc ấy trồng một mảnh to như thế này cũng phải thuyết phục nương mãi.”
“Chứ gì nữa, vốn gieo nhân nào, gặt quả ấy nhưng muội thì hay rồi, trồng đậu Hà Lan mà không được đậu Hà Lan thì sợ là nương sẽ không đồng ý đâu.”
“Đại tẩu, ai nói trồng đậu Hà Lan không được đậu Hà Lan chứ? Kể cả không được thì nhà ta còn có thể có thêm đồ ăn đa dạng mà, ngọn đậu Hà Lan chính là đồ hiếm lạ, tẩu cứ yên tâm đi, muội đảm bảo trồng đám đậu Hà Lan này cuối cùng sẽ thu được một đám đậu Hà Lan trả cho nương.” Trương thị cẩn thận xới đất cho đám đậu Hà Lan, chờ đống mầm này lớn hơn một chút là bọn họ có thể hái ngọn để làm đồ ăn.
“Muội đúng là biết tính toán, đất tốt như thế đưa cho muội trồng một đám đậu Hà Lan mới thu được một chút đậu Hà Lan, vậy đám nhỏ phải uống gió Tây Bắc à!” Lưu thị trêu chọc nói.
“Đại tẩu.” Trương thị có chút ngượng ngùng.
“Ta nói này vợ Trường Quý, đến lúc đó ngươi cũng cho tẩu tử ta nếm chút ngọn đậu Hà Lan nhé, nếu mùi vị tốt thì năm sau ta cũng trồng một ít.” Triệu thị chưa từng ăn ngọn đậu Hà Lan bởi vì nông dân sẽ không cắt ngọn cây đậu mình trồng về làm đồ ăn, như vậy ảnh hưởng tới sản lượng.
Còn vì sao Trương thị lại biết ngọn cây đậu Hà Lan có thể ăn, hơn nữa hương vị còn rất ngon, thậm chí còn la hét muốn dành một miếng đất để trồng thì chẳng ai biết được.
“Nương.” Lúc này một giọng nói lanh lảnh vang lên, ba phụ nhân đang nói chuyện phiếm đều nhìn qua.
Một thiếu nữ mặc áo vải thô màu hồng nhạt xuất hiện trong tầm mắt của bọn họ.
Nàng kia mặt trái xoan, mắt hai mí, làn da trắng nõn, dáng người thon thả.
“Đào Hoa, sao con lại tới đây?” Triệu thị hỏi.
“Con chờ cha gánh phân xong thay quần áo ra mới mang đi giặt.” Đào Hoa cõng một sọt tre chứa đầy quần áo ở phía sau.
“Nhị Trụ và Tiểu Trụ đều thay quần áo rồi à?”
“Đều thay rồi, nương, con tới bờ sông giặt quần áo đây.” Bên cạnh khu đất trồng rau có một con đường nhỏ chính là đường tới bờ sông.
Người của Đào gia thôn xây một khu giặt quần áo ở bờ sông bằng đá xanh, tiện cho các bà các cô trong thôn đi giặt quần áo.
“Đi thôi, chậm một chút, đừng để ngã nhé.” Triệu thị dặn dò.
Đào Hoa gật đầu sau đó xoay người chào hỏi Lưu thị và Trương thị rồi đi tới bờ sông.
Nhưng mới vừa đi được vài bước bỗng nhiên nhớ tới cái gì thế là nàng ta lại xoay người nói thầm bên tai Triệu thị.
Triệu thị đáp đã biết thế là Đào Hoa mới tiếp tục đi giặt quần áo.
Đào Hoa năm nay đã mười bốn, lớn lên thực thanh tú, làn da cũng trắng nõn, đã có vài hộ tới hỏi cưới.
“Tẩu tử, Đào Hoa thật là trổ mã càng ngày càng xinh đẹp, mau gả chồng đi thôi.” Trương thị nói.
“Ta cũng đang chọn đó, Đào Hoa nhà ta lớn lên tốt, trong nhà ngoài ngõ con bé cũng coi như đảm đang, người tới cửa làm mai cũng không ít.” Triệu thị nói, “Hai thằng ranh con nhà ta còn nhỏ, vốn ta muốn giữ con bé ở nhà thêm mấy năm nhưng sau đó nghĩ nghĩ vẫn thôi, không thể chậm trễ con gái được.”
“Lúc ta mới gả tới Đào Hoa mới 5,6 tuổi, đảo mắt con bé đã sắp lấy chồng.
Tẩu tử phải tìm một nhà thật tốt, Đào Hoa vừa xinh vừa tốt tính, nếu gặp phải nhà không nói lý thì chỉ có con mình khổ.” Lưu thị cảm khái nói.
“Đúng, ngươi nói phải, nông dân chúng ta chỉ muốn bình an vui vẻ, tìm một người thành thật mà sống.
Chỉ cần nhà họ đối xử tốt với con gái ta thì người làm mẹ như ta cũng an tâm rồi.” Triệu thị nói, “Các ngươi cũng giúp tẩu tử ta hỏi thăm một chút, ta không cầu phú quý, chỉ cần tiểu tử kia làm người thành thật cần mẫn, tính tình tốt và thương Đào Hoa là được rồi.”
Chị em dâu hai người đều đồng ý.
Trương thị đã cắt rau hẹ xong thì đưa cho Triệu thị một nửa, phần còn lại bỏ trong giỏ tre.
Lưu thị đặt mấy cây măng tây phía trên đống lá cải già rồi cõng sọt chuẩn bị đi về.
“Tẩu tử, chúng ta đi về trước, mấy tên nhóc con còn đang ở nhà chờ đó.” Lưu thị chào hỏi để đi về.
“Được, ta làm cỏ xong cũng tới giặt quần áo với Đào Hoa.” Triệu thị nói: “Đúng rồi, hôm nay Trường Võ nhà ta thấy Tam Bảo và Tứ Bảo nhà các ngươi chơi gần giếng nước ở thôn đông nên đi lên mắng vài câu.
Không phải tẩu tử nói nhiều đâu, bọn trẻ con nghịch chút thì không sao nhưng tuổi còn nhỏ đã chơi ở chỗ nước sâu rồi xảy ra chuyện thì làm sao bây giờ? Không hung hăng đánh cho một trận thì đám quỷ ấy không nhớ được đâu!”
Lưu thị và Trương thị cả kinh, sau đó cũng đoán được tình huống là như thế nào nên vội vàng cảm tạ Triệu thị rồi cõng sọt về nhà ngay..


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.