Cuộc Đời Của Pi

Chương 27:




Tối hôm đó, tôi nghe lỏm được cha mẹ nói chuyện với nhau.
“Em đồng ý rồi à?” Cha hỏi.
“Em biết nó đã hỏi anh. Anh đã đùn nó sang cho em,” mẹ trả lời.
“Anh ấy à?”
“Đúng rồi.” . Truyện Linh Dị
“Anh bận suốt cả ngày.”
“Bây giờ anh hết bận rồi, nhìn anh em biết là anh hoàn toàn đang rỗi và thoải mái. Nếu anh muốn xung phòng vào buồng nó, rút cái thảm cầu nguyện dưới chân nó và thảo luận về vấn đề thụ lễ phong tên thánh với nó, thì anh cứ đi đi. Em không phản đối.”
“Không, không.” Qua giọng cha tôi có thể hình dung ông đang ngồi sâu hơn vào chiếc ghết của ông. Một lúc im lặng.
“Nó có vẻ thu hút các tôn giáo như kiểu chó thu hút rận,” cha nói. “Anh không hiểu được. Mình là một gia đình ấn Độ hiện đại; mình sống theo lối sống mới; ấn Độ đang ở đỉnh điểm của quá trình trở thành một dân tộc thực sự tiên tiến và hiện đại - thế mà đúng lúc này mình lại sinh ra một thằng con trai đinh ninh nó là hậu thân của thần Ramasrishna.”
“Nếu bà Grandhi là đại diện của cái hiện đại và tiên tiến mà anh vừa nói đến, em cũng chẳng biết mình có ưa được những cái đó không đây,” mẹ nói.
“Bà Grandhi rồi sẽ qua đi chứ! Nhưng sự tiến bộ thì không thể dừng lại được. Nó là hồi trống mà tất cả chúng ta đềuphải bước theo. Khoa học kỹ thuật là có ích và các ý tưởng hay sẽ truyền bá – đó là hai qui luật của tự nhiên. Nếu ta không để cho khoa học kỹ thuật giúp ích cho cuộc sống, nếu ta cưỡng lại các ý tưởng hay, ta sẽ tự kết án mình vào vòng mông muội với các loài khủng long mà thôi! Anh tuyệt đối tin tưởng vào điều này. Bà Grandhi và những cái ngớ ngẩn của bà sẽ qua đi. Một nước ấn Độ mới sẽ đến.”
(Quả thực bà ấy sẽ qua đi. Và nước ấn Độ Mới ấy, hoặc một gia đình của nó, sẽ quyết định di cư sang Canada.)
Cha nói tiếp: “Em có nghe lúc nó nói ‘Bác Gandhi từng dạy rằng hết thẩy các tôn giáo đều là chân lý’ không?”
“Có.”
“Bác Gandhi? Thằng bé này đang ngày một thân thích với Gandhi đến thế kia à? Sau bác với cha Gandhi sẽ còn là cái gì đây? Bác Jesus chắc? Mà lại còn cái rất phi lý nữa – có đúng là nó đã thành một tín đồ Hồi giáo không?”
“Có vẻ thế.”
“Một kể Hồi giáo! Nói thực, là một tín đồ Hinđu mê muộithì anh cũng còn hiểu được. Kể cả là một người Cơ đốc nữa, mặc dù có hơi lạ nhưng cũng vẫn còn có thể hiểu được. Người Cơ đốc đã ở đây từ lâu – Thánh Thomas, Thánh Francis Xavier, những nhà truyền giáo và vân vân. Nhờ họ mà ta có các trường tử tế.”
“Vâng.”
“Cho nên tất cả những cái đại loại thế anh có thể chấp nhận được. Nhưng mà Hồi giáo! Cái đó hoàn toàn ngoại lai với truyền thống của chúng ta. Tín đồ Hồi giáo là những kẻ xa lạ bên ngoài.”
“Họ cũng đã ở đây từ rất lâu rồi đấychứ. Họ còn đông hơn dân Cơ đốc hàng trăm lần.”
“Cũng thế thôi. Họ là người ngoài.”
“Có thể thằng Piscine nhà mình đang bước đều theo một nhịp trống tiến bộ khác.”
“Em bênh nó hả, em cứ mặc cho nó tự huyễn mình thành một thằng Hồi giáo đấy hả?”
“Thì làm gì được bây giờ, hả anh Santosh? Nó đã ghi lòng rồi, mà rồi thì có hại gì đến ai đâu. Có thể cũng chỉ là một giai đoạn thôi. Cả cái đó nữa rồi cũng qua đi – như bà Gandhi vậy.”
“Sao nó không thể có những vui thú bình thường như bọn trẻ cùng lứa được nhỉ? Như thằng Ravi đấy. Nó chỉ biết nghĩ đến bóng chày, xinê và âm nhạc.”
“Anh nghĩ như vậy tốt hơn à?”
“Không, không. Ôi chao, anh cũng chẳng biết nên nghĩ thế nào nữa. Suốt cả ngày rồi.” Cha thở dài. “Chẳng biết rồi nó sẽ đi đến đâu với những cái đam mê ấy.”
Mẹ tặc lưỡi. “Tuần trước nó vừa đọc xong một cuốn nhan đề bắt chước Đấng Christ.”
“Bắt chước Đấng Christ! Còn nói gì được nữa! Chẳng biết rồi nó sẽ đi đến đâu với những đam mê ấy!” Cha kêu to.
Và cả hai đều cười.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.