Cửu Dung

Chương 23: Đêm xuân nở ngàn hoa (3)




Dù tên Tiết Bạch Y kia giải như vậy, nhưng sau khi nghe y đọc thẻ xăm kia, tôi vẫn cầm lòng không đặng mà ớn lạnh. Luôn cảm thấy quả xăm này chẳng phải điềm báo tốt đẹp gì. Tam Sinh Thạch quá độ thu, hoa hải đường đã phai màu, đều là tàn lụi cùng cực, nét kiều diễm để trong lòng, chẳng phải ý là…? Tôi thật sự không muốn nghĩ tiếp, chỉ mong lời giải thích của Tiết Bạch Y về thẻ xăm là đúng.
Tôi kéo xiêm áo Băng Nhi: “Chắc tướng công chờ sốt ruột lắm rồi, chúng ta về thôi”.
Băng Nhi lưu luyến nhìn Tiết Bạch Y, không hề có ý ra về. Tôi thật sự không nghĩ ra, người thanh khiết thông minh như Băng Nhi mà cũng bị một tên lãng tử làm cho mê mẩn tới múc đầu óc rối bời, không biết vì sao nữa.
Lúc này, lão tiên sinh chủ trì hội Đố đèn cũng tiến lại gần, nói: “Nếu chư vị đã tham gia hội, sao có thể bỏ đi giữa chứng như thế? Xin Tiết công tử và vị cô nương này hãy tiếp tục giải đố đi. Định đoạt Trạng nguyên đố đèn là để có được điềm may. Để tránh việc thần đèn nổi dóa, giáng cho cho chúng sinh”.
Tiết Bạch Y kia nghe thế, cười hì hì nói: “Chỉ cần vị Thẩm phu nhân này tham gia, bản công tử cũng sẽ tham gia. Nếu cô ấy không chịu, vậy thì bản công tử cũng chẳng biết tinh sao. Chỉ đành chờ thần đèn tức giận, giáng tội chư vị thôi”.
Đôi mày đẹp của Băng Ngưng vì tức giận mà dựng lên, tay nắm trường kiếm, quát to: “Tên kia, ngươi có nói đến đạo nghĩa giang hồ không? Đây chẳng phải là uy hiếp sao?”.
Tiết Bạch Y thấy Băng Ngưng, thoáng lặng đi một chút, nhưng chỉ chốc lát, y đã cười nói: “Cô nương là người ở đâu? Tiểu sinh đây xin hữu lễ”.
Minh Nguyệt Hân Nhi phồng má lên, nói: “Nhìn ngươi phong thái nhẹ nhàng như vậy, nào ngờ lại là kẻ ngốc. Tỷ tỷ Khúc Băng Nhuế của cô ấy là người Giang Tô, đương nhiên muội muội Khúc Băng Ngưng cũng là người Giang Tô. Thật là ngu ngốc quá đi thôi, haizzz, dù sao người vừa thông minh vừa nhanh nhẹn vừa xubg đẹp vừa tốt bụng vừa có khí chất lại vừa có nhân duyên như Minh Nguyệt Hân Nhi ta đây đúng thật là không nhiều”.
Lời nói của Minh Nguyệt Hân Nhi làm mọi người cười ầm lên. Vẻ mặt con bé còn rất nghiêm túc, tựa như những lời con bé nói là đạo lý hiển nhiên.
Tôi thấy Tiết Bạch y có chút hờn giận, không muốn sinh sự, liền đáp lời: “Nếu lão tiên sinh chủ trì hội Đố đèn đã nói như vậy, chúng tôi cũng không tiện làm trái. Chúng ta đừng ở đây cãi nhau nữa, thôi thì giải xong sớm rồi về sớm vậy”.
Băng Nhi vỗ tay nói: “Thế thì tốt quá. Chúng ta giải câu đố tiếp đi”.
Mấy câu đố đèn kỳ thật hơn phân nữa là tương đối dễ dàng, nhưng không hiểu diuyeen cớ vì đâu, đám tài tử văn nhân tự xưng là tài hoa tót vời này trái lại dù toát mồ hôi hột vẫn chưa đoán ra. Chẳng bao lâu sau, tôi và Băng Nhi đã giải đúng rất nhiều. Vị Tiết Bạch Y kia đứng bên cạnh, cười tủm tỉm nhìn chúng tôi giải đố. Đến khi lão tiên sinh chủ trì tuyên bố: “Thẩm phu nhân đã giải được ba mươi tám câu đố đèn, sánh ngang với Tiết công tử. Còn một câu đó đèn ở chiếc đèn lồng cuối cùng là có thể định ra Trạng nguyên đố đèn đêm nay”. Lão tiên sinh vừa nói xong, đã có rất nhiều người ùa đến, chờ xem tôi và Tiết Bạch Y so tài.
Tôi vốn chỉ vô tình mà thôi, nhưng một khi đã tham dự thì không thể không kiên trì đến cùng. Lão tiên sinh mở câu đố đèn trong chiếc đèn lồng cuối cùng, đọc to.
“Miệng quết yên chi một vệt hồng
Theo chàng muôn dặm tới tây đông
Tơ trúc giấy dai đầu mai sợi
Chỉ sợ bên ngoài gió lông bông.”
“Hỏi là vậy gì?” Lão tiên sinh vừa mới dứt lời, Tiết Bạch Y đã cười bảo: “Ta có lời đáp rồi. Chẳng hay Thẩm phu nhân thì sao?”. Tôi cũng gật gật đầu.
Tiết Bạch Y cười nói: “Thế thì tốt, vậy xin mời Thẩm phu nhân nói trước, được không?”. Tôi không từ chối, nhàn nhã nói: “Tôi cũng dùng một bài thơ để giải đố vậy”.
“Đạm trúc chỉ xác trị gió thông
Một nhánh hồng hoa giấu ở trong
Thục địa hoặc dùng cây bán hạ
Sinh địa, xa tiền [1] cậy một công.”
[1] Đạm trúc, chỉ xác, hồng hoa, thục địa, bán hạ, sinh địa, xa tiền: Đều là tên các vị thuốc
Tôi vừa nói xong, lão tiên sinh lập tức giơ ngón tay cái khen: “Hay lắm! Hay lắm! Miêu tả sống động! Hay lắm!”. Tôi mỉm cười, không nói năng gì.
Tiết Bạch Y nói: “Thẩm phu nhân quả nhiên tài trí nhanh nhẹn, nếu đã vậy, ta cũng dùng một bài thơ để giải đố”.
“Trong tường trổ bông ngoài tường hồng
Nghĩ muốn hái bông đường không thông
Nhược bằng đường thông bông liền rungh
Một hồi vui vẻ cũng hoài công [2].”
[2] Ba bài thơ bên trên đều chỉ chiếc đèn lồng.
Y dứt lời, cười ha ha. Chung quanh cũng vang lên những lời ủng hộ.
Lão tiên sinh chủ trì khen: “Hai vị quả nhiên tài hoa xuất chúng, bất phân cao thấp. Nhưng… nhưng chức Trạng nguyên này nên trao cho ai mới phải đây?”.
Tôi hững hờ nói: “Tôi chỉ là phận nữ nhi bé mọn, sao có thể làm Trạng nguyên được chứ? Chức Trạng nguyên đố đèn, để cho bị Tiết công tử này đi. Trời cũng muộn rồi, tỷ muội chúng tôi cũng phải về thôi. Cái từ!”. Tôi xoay người toan bỏ đi. Tiết Bạch Y lại lên tiếng từ phía sau: “Gượm đã! Nếu Thẩm phu nhân cứ như vậy mà đi, tặng danh hào Trạng nguyên đố đèn lại cho tại hạ, tại hạ cũng không thẻ tâm phục được. Chi bằng thế này, nếu giải đố khó phân cao thấp, hay là lão tiên sinh cứ ra một vế đối, xem ta và vị Thẩm phu nhân này ai đối hay hơn, người thắng sẽ có được phong hào Trạng nguyên, được chứ?”.
Lão tiên sinh nói: “Như thế rất hay, Ta ra một câu đối vậy”. Ông trầm tư một lát, nói: “Ngày hội Nguyên tiêu thế này, đương nhiên câu đối sẽ có liên quan đến trăng. Lão phu ra vế trên: ‘Minh nguyệt nửa vầng thanh như nước’, mời hai vị đối”.
Tiết Bạch Y suy nghĩ một chút, cười đáo: “Lão tiên sinh ra vế đối thật hay. Vế dưới ta đã có đâu: ‘Hàn từ một khúc lạnh như sương’.”. Tài tử từ nhân vây quanh xem hội nghe xong, đồng thanh tán thưởng.
Lão tiên sinh cũng khen: “Đối hay, đối hay! Không biết Thẩm phu nhân đã nghĩ ra chưa?”.
Tôi cũng không vòng vo, thở dài nói: “Minh nguyệt nửa vầng thanh như nước, thu phong một bệnh ốm như mây”.
Tôi vừa dứt lời, giọng của lão tiên sinh đã có phần run rẩy, ông liền nói: “Hay! Thu phong một bệnh ốm như mây, quả nhiên là hay! Thẩm phu nhân quả là bậc nữ tử tài văn, quả là học vấn tuyệt vời! Vinh hiển Trạng nguyên đại hội Đố đèn lần này, đương nhiên không thể là ai khác Thẩm phu nhân. Không biết chư vị có thắc mắc gì không? Tiết công tử có thắc mắc gì không?”.
Người vây xem hô to: “Không có!”. Vẻ mặt Tiết Bạch Y kia chắc hẳn đã trở nên có phần khó coi, giọng nói hơi hờn dỗi: “Không có!”, sau đó đi đến bên cạnh tôi, nhìn chằm chằm vào tôi hồi lâu, mới chậm rãi nói: “Tiểu thiếp nhà họ Thẩm phải không? Quả nhiên là rất giỏi!”. Tôi lạnh lùng: “Công tử quá khen”. Băng Nhi thấy thế, vội nói: “Thật ra vế đối của Tiết công tử và Cửu Dung tẩu tẩu đều rất hay, mỗi người một vẻ, bất phân cao thấp”. Tiết Bạch Y kia lạnh lùng hừ một tiếng, xoay người bỏ đi. Băng Nhi ngơ ngác nhìn bóng lưng của y, nhất thời ngây ra.
Minh Nguyệt Hân Nhi đi lĩnh bạc, rất phấn khới theo tôi quay về Thẩm gia. Trên đường, Minh Nguyệt Hân Nhi hỏi tôi: “Tiểu thiếu phu nhân, cái câu đố đèn cuối cùng hai người giải ấy, cô nói cái gì sinh cái gì thục, còn họ Tiết nói cái gì hoa hồng hoa trắng [3], là thứ gì thế?”. Tôi cười nói: “Đương nhiên là đèn lông. Tự em nghĩ kỹ thử xem. Thường ngày bào em chăm đọc sách, chăm học chữ thì em kêu đau đầu, giờ đã thấy cái hại của việc không đọc sách chưa?”. Minh Nguyệt Hân Nhi dẩu mỏ nói: “Cái này có thể trách em được ư? Tiểu thiếu phu nhân. Cô thật sự là không nói đạo lý gì hết. Em mà biết đọc nhiều sách có thể kiếm ra nhiều bạc thế này, sao mà em còn kêu đau đầu nữa? Lúc trước cô có nói với em chuyện kiếm bạc sao?”. Nói xong, Minh Nguyệt Hân Nhi lên cơn bực tức không thèm để ý đến tôi.
[3] Chơi chữ. Hoa trắng: “Bạch hoa” có nghĩ là vô ích, đồng nghĩa với từ “Hoài công” trong câu thơ Tiết Bạch Y đọc.
Dưới ánh đèn lồng suốt dọc đường đi, hai mắt Băng Nhi hơi mơ màng, cô nói: “Tiết công tử kia tài hoa hơn người, phong thái nhẹ nhàng, thật sự rất tuyệt vời”. Tôi không nói gì, trái lại Băng Ngưng lên tiếng: “Người đó, muội luôn cảm thấy hết sức quen thuộc, giống như đã gặp ở đâu đó rồi, nhưng nghĩ hoài vẫn không ra”.
Băng Nhi cười trêu: “Tiểu nha đầu, chẳng lẽ tuổi còn nhỏ mà cũng động lòng xuân, nhìn trúng người ta rồi?”. Băng Ngưng liếc nhìn cô một cái, nói: “Muội không giống như tỷ tỷ đâu, cô nàng háo sắc ạ”. Băng Nhi liền đuổi theo cù Băng Ngưng khiến Băng Ngưng vội xin tha không ngớt.
Dọc đường đi cười cười nói nói, chẳng mấy đã sắp về đến Thẩm gia. Lúc này, đêm đã khuya, trên phố chỉ còn lác đác người qua lại. Nếu là ngày thường, e rằng đã ngủ cả. Tôi nói: “Chúng ta về mau nào. Nếu muộn quá, Lão phu nhân trách phạt thì không hay đâu”. Tôi vừa nói xong, sắc mặt Minh Nguyệt Hân Nhi bỗng nhiên thay đổi, con bé kinh hãi nói: “Mọi người mau nhìn xem, đó là… đó là gì vậy?”.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.