Dạ Cậu, Em Là Mùa!

Chương 45:




Phi Uyển thú thật hết mọi chuyện, ván bài coi như được ngã ra hoàn toàn. Hết thảy mọi người đều cảm thấy sốc vô cùng với những gì mà Phi Uyển đã làm ra. Đến tôi, tôi còn không dám tin nữa là nói gì ai. Tôi luôn nghĩ những chuyện xảy ra với tôi đều là do người khác chứ tôi chưa từng nghĩ là do… Phi Uyển cố tình làm ra.
Cậu Ba giao lại hết mọi chuyện cho công an giải quyết, cả chuyện của bác gái và Phi Lan, cậu cũng không có ý giấu giếm bao che. Mà bác gái sau khi thú thật hết mọi chuyện, bà ấy dường như chấp nhận sự thật và chịu hợp tác với công an không cần ai nhắc nhở. Nhưng mà tôi nghĩ, lỗi của bác gái và Phi Lan thì không đến mức chịu án gì đâu, nặng lắm là án treo mà thôi. Có Quý Trung với Phi Uyển thì mới tính là nặng tội.
Trên cồn Quý bữa nay lại có thêm vụ sạc lỡ đất, cậu Ba đưa tôi đến đó xem tình hình rồi sẵn tiện đưa tôi về luôn. Tôi ngồi trong xe rồi ngước mắt nhìn ra bên ngoài, ngoài kia là biển nước bao la rộng lớn. Nơi mà mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, tôi chỉ cần đứng nhìn một chút thôi là một nửa mệt mỏi trong lòng có thể tiêu tan…
Thở dài một hơi, bao nhiêu chuyện đã qua… mỗi lần nghĩ lại lại khiến cho tôi có chút không tiêu hóa hết được. Từ chuyện bị bỏ bùa ngải để quỷ ám rồi chuyện phóng hỏa gϊếŧ người… nếu không may mắn có người cứu, chắc tôi đã chết từ lâu rồi. Thủ đoạn của Phi Uyển tàn độc quá, chỉ vì lợi ích cá nhân mà cô ta dám ra tay nặng tới như vậy, nghĩ thôi cũng đủ cảm thấy rùng mình.
Chợt nghĩ tới một chuyện, tôi mới quay sang hỏi cậu Ba:
– Anh này, luật sư nói bác gái… có phải chịu tội gì không?
Cậu Ba dịu giọng trả lời:
– Mẹ không có gì đáng lo đâu, nặng lắm là phạt tiền thôi. Đám côn đồ cũng đã khai là không phải do mẹ với Phi Lan chỉ đạo bọn nó phóng hỏa… nên chắc sẽ không sao. Em… đừng lo quá.
– Cha em cũng không muốn bác gái phải chịu tội gì… nếu như cần thiết, cha có thể đứng ra bải nại cho bác…
Cậu Ba khẽ lắc đầu:
– Không cần phải bải nại đâu em, tội ai người đó chịu… mẹ cũng chấp nhận chuyện đó rồi, em không cần lo nhiều quá.
– Ông nội… có giận em không?
– Không ai giận em cả, trong chuyện này… em là nạn nhân mà Mùa.
Tôi mím môi nhìn cậu rồi lại im lặng không trả lời, chuyện ra nông nỗi này rồi, tôi thật lòng không biết phải giải quyết làm sao để vẹn cả đôi đường. Cha tôi thì có ý muốn tôi bải nại vì ông sợ bác gái sau này sẽ không chấp nhận tôi. Mặc dù biết là lỗi của bác gái sẽ không phải chịu tội gì nặng nhưng nói gì thì nói, tôi sau này vẫn mang cái tiếng là đi kiện mẹ chồng mình. Nhưng nếu bải nại thì đồng nghĩa với chuyện tôi cũng bỏ qua cho cả Phi Uyển và Quý Trung luôn. Đau đầu… đau đầu thật sự mà.
Cậu Ba đưa tôi về nhà tôi, cha tôi bữa nay kêu thợ đến bàn bạc để chuẩn bị xây lại nhà khác. Mới sáng cậu Ba có qua phụ cha tôi dựng cái chồi nhỏ để ở tạm trong lúc chờ nhà mới xây xong. Cậu Ba có gửi cho cha tôi tiền để phụ xây nhà nhưng cha tôi không lấy, ông nói tiền bán đất ruộng đợt trước còn dư cũng đủ cho ông xây lại cái nhà khác rồi. Tôi biết là cha tôi nói vậy để từ chối khéo cậu Ba thôi chứ ông làm gì có đủ tiền để xây, cũng may là có chú Bảy cho cha tôi mượn thêm một ít, hoạ may sẽ đủ.
Quý Lãnh đưa tôi về rồi anh quay lại công ty làm việc, mấy hôm nay lo nhiều chuyện quá, việc ở công ty bỏ bê chất thành đống rồi. Tôi định lát nữa đi ra chợ mua gì đó ngon ngon, nấu cho anh với cha tôi ăn tẩm bổ. Rồi sẵn tiện đem đến công ty cho anh luôn, bỏ bê anh người yêu lâu quá không quan tâm tới rồi còn gì.
Nấu xong nồi canh hầm, tôi múc ra hộp định đem lên cho cậu Ba thì chợt nghe tiếng cha tôi kêu vọng vào. Nghe tiếng cha gấp gáp, tôi liền chạy ra xem thử xem là có chuyện gì, vừa bước ra khỏi chồi tôi liền giật mình khi nhìn thấy… bác gái tay xách giỏ quà đang đứng trước mặt cha tôi. Chuyện này… bác gái… bác ấy sao lại tới đây?
Cả tôi và cha đều ngạc nhiên đến mức đứng hình, chắc phải mấy giây sau, cha tôi mới chợt nhớ ra mà luôn tay luôn chân mời bác gái vào trong chồi ngồi. Tôi thấy vậy cũng liền chạy ra, chào hỏi bác ấy một tiếng phải phép rồi giúp bác xách giỏ quà đi vào trong.
Bác gái bước vào trong, lúc nhìn thấy bàn thờ của mẹ tôi, bà ấy có vẻ khựng lại một chút, trong mắt thoáng qua tia khó xử. Chắc bác ấy thấy cái chồi tạm bợ của cha con tôi… quá mức thảm thương rồi.
Cha tôi kéo ghế rồi phủi phủi cho bay hết bụi, sau đó ông mới đặt xuống cho bác gái ngồi. Yên vị trên ghế, bác gái mới nhìn sang cha con tôi, biểu cảm trên mặt bà có hơi ngại ngùng, giọng cũng dịu dàng hơn thường ngày rất nhiều.
– Tôi… tôi đến đây bữa nay là để… à… trước là thăm nhà anh và bé Mùa… sau là để xin lỗi anh… về chuyện làm sai trái của tôi vừa qua.
Hai cha con tôi nhìn nhau, thoáng chốc ngạc nhiên đến không biết phải trả lời bác ấy như thế nào. Tôi chưa từng nghĩ là bác gái sẽ đến nhà tôi, và cũng chưa từng nghĩ là bà ấy sẽ xin lỗi cha tôi… như thế này.
Cha tôi có hơi căng thẳng, ông cũng ngập ngừng lên tiếng:
– Chị… đừng để ý nhiều quá đến chuyện đó, tôi cũng không hoàn toàn trách chị đâu.
Bác gái khẽ lắc đầu:
– Không đâu anh, tôi biết là lỗi do tôi… tôi cấm đoán hai đứa nhỏ là tôi sai, tôi cho người tới uy hiếp anh… cũng là tôi sai. Nếu không phải tại tôi thì con Phi Uyển đã không có đường lợi dụng mà làm nên chuyện tán tận lương tâm. Mấy bữa nay tôi nằm ở nhà suy nghĩ nhiều lắm, cũng lấy hết can đảm mới dám đi tới đây gặp anh. Nếu anh không tha lỗi cho tôi, chắc cả đời này… tôi không dám nhìn anh và con bé Mùa nữa quá.
Cha tôi vội nói:
– Chị đừng có nghĩ như vậy rồi tội cho con Mùa, cái tánh tôi nó hiền khô à, tôi không chết là tôi mừng lắm rồi, đâu có muốn trừng phạt gì ai đâu. Vả lại, chuyện đốt nhà cũng đâu phải do chị làm, tôi đâu có trách chị được. Mà thôi đi, coi như tôi nhận lời xin lỗi của chị… để cho chị an lòng.
Bác gái thấy cha tôi chấp nhận lời xin lỗi, nét mặt căng thẳng trên mặt bà mới hòa hoãn hơn được chút. Bà ngước mắt lên nhìn tôi đang đứng sau lưng cha tôi, giọng bà ngập ngừng lo lắng:
– Mùa… con bỏ qua cho bác nha con. Cái bữa đó xong, bác thấy con Phi Uyển nói những lời đó mà bác thấm đến vô xương vô máu. Bác là người lớn mà sai quá, ép uổng con cái mình để làm cái gì…
Tôi nhìn cha tôi rồi mới đi vòng qua chỗ bác gái, tôi vỗ vỗ lên vai bà, trấn an:
– Bác gái… con không có trách gì bác đâu, con coi như là không có chuyện gì… từ lâu rồi mà.
– Thật không hả Mùa?
Tôi gật đầu, cũng là lời nói thật lòng:
– Con nói thật, con làm cho nhà mình bao nhiêu lâu… tính tình bác sao con cũng hiểu được một hai mà. Con chỉ mong sau này bác thương cho con với anh Lãnh…
Bác gái gật đầu khẽ cười, nụ cười hiếm hoi suốt từ nãy tới giờ, bà nói:
– Bác hiểu rồi… bác hiểu rồi mà…
Tôi nhìn bác gái, trong lòng lại trút được thêm một nỗi lo nữa… cuối cùng thì bác gái cũng đã đồng ý cho tôi và cậu Ba đến với nhau. Thật sự tốt quá, tốt quá rồi!
……………………………..
Chuyện cưới xin của tôi với cậu Ba, cuối cùng cũng được hai bên gia đình đồng ý và hối thúc. Mới vừa sáng này cha tôi với ông nội và bác gái đi coi ngày làm đám cưới, thầy Dận định là ngày mùng 5 của hai tháng sau. Bên cậu Ba thì vui mừng ra mặt, chỉ có cha tôi là hơi do dự vì ông thấy ngày cưới gấp quá sợ là lo không chu toàn. Về tới nhà, cha tôi thắp nhang cho mẹ xong, ông lại quay sang nói với tôi:
– Có gấp quá không Mùa… còn hai tháng nữa… chuẩn bị sao kịp đây?
Tôi cười trấn an ông:
– Giờ cha cần chuẩn bị gì thì viết ra giấy cho con đi, con chuẩn bị hết cho cha.
Cha tôi nhìn tôi rồi lại nhìn lên bàn thờ của mẹ, gần chục giây sau, tôi mới nghe giọng ông nhàn nhạt cất lên:
– Thôi vậy… cũng được, để lát cha qua nhà ông Phước, cha nhờ ổng đứng ăn nói cho đám của con rồi coi cần gì thì cha viết ra giấy… mày ở nhà chuẩn bị hết cho cha nghen. Trước mắt là tranh thủ xây gấp gáp cho xong cái nhà, bữa hổm mẹ chồng mày qua đưa cho cha tiền phụ xây nhà, nói là tiền đền bù tổn thất gì đó… cha ngại muốn chết. Đang định trả lại thì tới đám cưới… thôi để cha tính coi sao.
Tôi đi tới gần ông, dịu giọng giải thích:
– Cha… con với anh Lãnh đã đi đăng ký kết hôn rồi, coi như tụi con đã là vợ chồng hợp pháp rồi mà. Tiền làm đám cưới tụi con tự lo được, cha đừng có lo tới. Còn tiền mà mẹ chồng con đưa, trong đó có cả phần của nhà Quý Trung. Tại vì hôm bữa ba mẹ Quý Trung sang đưa cho cha mà cha không chịu nhận đó.
– Thì biết là vậy nhưng lấy tiền của người ta hoài, coi sao được hả con?
– Cha con mình có lấy tiền của ai đâu, tiền đền bù thì cha lấy là phải rồi, nhà mình bị người ta phóng hỏa đốt cháy ra tro, mình lấy tiền để xây lại nhà là chuyện bình thường mà. Với lại, cha cũng đã bải nại vụ kiện của Quý Trung thì trước sau gì cha cũng phải nhận được tiền đền bù xứng đáng thôi. Mình không có tống tiền hay moi tiền gì ai hết, mình chỉ nhận đúng số tiền mà bọn họ đã gây ra tổn thất cho mình thôi. Con nói thiệt, cha lấy nhiêu đó là ít rồi đó, nếu mà đúng ra còn phải gấp mấy lần như vậy mới phải kìa.
Cha tôi vẫn còn chút do dự:
– Cha bãi nại là vì cha nghĩ cho con, cái thằng Quý Trung dù sao cũng là thân thiết ruột thịt của thằng Lãnh. Nó mà vô tù thì sau này họ ghét con rồi con khó sống với nhà họ nữa, chứ cha đâu có tính là bãi nại rồi lấy tiền đâu. Bữa mẹ chồng với ông nội chồng mày qua đây, hai người đó thiếu điều muốn nhét tiền vào túi cha luôn… cha từ chối hoài thì kỳ quá, mà giờ lấy rồi lại ngại không biết làm sao.
– Cha lấy là đúng rồi mà, cỡ mà cha không bãi nại thì cha còn lấy được nhiều tiền đền bù hơn vậy nữa. Nói chung là cha không có làm gì để người ta phải coi thường con hết đó, cha nhận số tiền kia… chú thím Ba còn mừng nữa là đằng khác.
Cha tôi nhìn tôi, ông nhíu mày hỏi:
– Con nói thiệt không?
Tôi gật gật:
– Con nói xạo với cha chi, con nói thiệt mà. Cha cứng quá không lấy tiền của chú thím Ba, ổng bả lo quá chừng kìa.
Cha tôi nghe tới đây, ông coi như cũng yên tâm được phần nào. Mà nhắc đến chuyện của chú thím Ba, tôi lại thấy hoang mang trong lòng làm sao đó. Nếu như không có chuyện của Quý Trung và Phi Uyển, chắc bọn họ định sống để bụng rồi chết mang theo luôn quá. Nghĩ cũng không dám nghĩ… cậu Ba vậy mà lại là con ruột của thím Ba Tuyết và chú Ba. Tức Quý Lãnh và Quý Trung là anh em ruột cùng cha khác mẹ, còn Quý Lãnh với Quý Phong là anh em chung một dòng máu, cùng cha cùng mẹ sinh ra…
Nhớ hơn tuần trước, thím Ba đến gặp riêng tôi, bà khóc với tôi nhiều lắm rồi xin tôi khuyên nhủ cậu Ba đừng ép Quý Trung nữa, anh ta bây giờ đủ thảm rồi. Chuyện cậu Ba ép mua lại công ty của Quý Trung thì tôi biết lâu rồi, cậu Ba cũng có nói đó là cách cậu trả thù Quý Trung vì dám làm hại đến tôi. Đến cả chú Ba cũng không cách nào đứng ra ngăn cản cậu Ba vì thủ đoạn của cậu ngang tàng và quyết liệt quá mức. Mà tôi, tôi cũng không có ý định ngăn cậu Ba lại đâu, Quý Trung bị như thế cũng là đáng cho anh ta lắm. Chuyện làm ăn của hai người bọn họ thì chắc chỉ có hai người bọn họ hiểu, cậu Ba đã làm đến mức này tức là Quý Trung cũng chả có hiền lành gì đâu.
Đáng lẽ mọi chuyện sẽ theo như kế hoạch ban đầu, Quý Trung bị ép phá sản, tiếp theo đó là dính đến vụ án hình sự của cha tôi và của Thuỳ… nhưng đến cuối cùng, tôi lại không thể làm ngơ trước lời khẩn cầu của thím Ba Tuyết được. Kết quả cuối cùng, cha tôi bãi nại vụ kiện, cậu Ba cũng không ép công ty của Quý Trung phải phá sản nữa.
Ngồi trên xe, tôi chốc chốc lại quay sang nhìn cậu Ba, phải khó khăn lắm thì tôi mới mở miệng ra hỏi cậu được:
– Anh bỏ qua cho Quý Trung… anh có thấy không vui không?
Cậu nhìn tôi, lắc đầu khẽ cười:
– Không… em với cha đã muốn bỏ qua cho anh ta, anh không lý gì phải làm trái lại ý của hai người hết.
Tôi mím môi, ngập ngừng nói mãi không được:
– Thật ra thì… em…
Vốn đang định nói tất cả sự thật cho anh biết thì lời dặn dò sướt mướt của thím Ba Tuyết lại vang lên. Tôi nghĩ trước nghĩ sau, vẫn là quyết định thôi không nói, xem như tôi chưa biết gì đi.
– Thật ra thế nào?
Nghe cậu hỏi, tôi vội nhìn cậu rồi cười hề hề nói:
– Đâu có gì đâu, em quên mất tiêu rồi… thôi đói quá, anh chạy nhanh nhanh đi rồi mình còn đi thử váy cưới nữa.
Cậu Ba nắm lấy tay tôi, cậu cười tươi rói:
– Biết rồi, thưa bà xã đại nhân!
Nhìn thấy nụ cười của anh, tôi lại tin chắc vào quyết định của mình là đúng đắn. Chuyện anh không phải con ruột của mẹ chồng tôi, đến cả bà còn không muốn khơi ra, vậy thì tôi mồm mép nói với anh để làm gì. Nếu anh biết được chuyện đó thì chỉ tổ làm anh đau buồn và khó xử thêm thôi. Nếu tất cả những người trong cuộc đều thống nhất chọn cách im lặng mãi mãi, vậy thì tôi cũng không có quyền gì mà lên tiếng ở đây cả…
Mà nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, cái áp lực con trưởng và chuyện sinh được con trai thật sự cũng hà khắc quá đi. Mẹ chồng tôi cũng vì lần đó mất đi đứa con đầu lòng, bà mụ bảo là không có khả năng sinh được nữa mà bà phải nhận con của em chồng mình làm con ruột. Sau khi nhận cậu Ba làm con, bà lại may mắn có thai rồi mới sinh ra cậu Tư. Nếu đúng là như vậy thì cậu Tư mới có là con trưởng, là cháu đích tôn của nhà họ Quý chứ không phải là cậu Ba đâu. Chỉ là, mẹ chồng tôi thà giấu đến chết chứ nhất định không chịu nói ra sự thật, bà thật lòng thương cậu Ba còn hơn con ruột của mình…
Mà tôi lại quên một chuyện, Quý Phong với Quý Trung cũng không phải anh em ruột cùng mẹ cùng cha đâu. Quý Trung là con của vợ trước, còn Quý Phong là con của thím Ba, tức là vợ sau. Bảo sao, tôi thấy quan hệ mẹ con của Quý Trung với thím Ba cứ kỳ kỳ, không được thân thiết như những cặp mẹ con khác. Thím Ba cũng có kể, ngày đó là bà có tình cảm với chú Ba rồi lỡ mang thai cậu Ba, lúc đó chú Ba đã có vợ và con trai rồi. Vô tình sao, ba chồng tôi biết chuyện, ông biết vợ mình không sinh được con mà ông lại không muốn bỏ vợ nên mới nói với chú Ba là sẽ nhận Quý Lãnh về làm con nuôi, thím Ba lúc đó là tiểu tam lại vì thương con trai nên liền đồng ý với quyết định này. Khi đó bà nghĩ, con trai bà mà được ba mẹ chồng tôi nhận nuôi dưỡng thì sẽ tốt hơn là phải sống chui sống nhủi không có danh phận gì như bà. Mãi cho đến sau, mẹ ruột của Quý Trung chết, chú Ba mới đi thêm bước nữa rồi danh chính ngôn thuận cưới thím Ba về làm vợ…
Đã hơn hai chục năm trôi qua, bí mật này vẫn mãi nằm sâu trong lòng mỗi người bọn họ. Giống như có một lời thề sỏi đá là sẽ không bao giờ tiếc lộ ra bên ngoài cho bất kỳ ai biết. Nếu như không có chuyện của Quý Trung, tôi nghĩ chắc đến khi tất cả bọn họ đều chết đi thì bí mật này vẫn mãi chôn vùi sâu vào lòng đất mẹ, vĩnh viễn không ai được biết!
………………………….
Nhà tôi xây xong, một căn nhà tường cấp bốn khang trang hơn rất nhiều so với những căn nhà trong làng. Cha tôi vui lắm, việc đầu tiên của ông khi dọn vào nhà mới là sắm sửa lại bàn thờ cho mẹ tôi. Ông thuê thợ hoạ lại tấm ảnh thờ đẹp thiệt đẹp cho mẹ, ảnh cũ của mẹ bị đốt cháy mất rồi. Trang hoàn xong xuôi, ông cứ đứng nhìn bàn thờ mẹ rồi cười tủm tỉm một mình, trông cứ như người mới biết yêu vậy ấy. Nhìn thấy cha như vậy, tôi với cậu Ba không khỏi cười thầm. Cậu Ba kề sát tai tôi, cậu khẽ nói:
– Cha em thương mẹ em thiệt đó.
Tôi gật gật:
– Cái đó anh còn phải nói, cha em thương mẹ em số 1 luôn.
– Anh… cũng sẽ thương em giống như vậy… mãi mãi là như vậy luôn.
Tôi chớp chớp mắt nhìn cậu, trong lòng lại như có dòng nước ấm chảy qua, cảm giác thật sự vô cùng dễ chịu. Biết là chỉ mới bắt đầu chưa thể kết luận được gì đâu nhưng mà tôi vẫn tin, vẫn tin vào tình cảm của cậu dành cho tôi… cái thứ tình cảm chân thành mộc mạc nhất mà tôi từng cảm nhận được.
………………………..
Ngày cưới gần kề, mấy hôm nay cậu Ba bận rộn đến sứt đầu mẻ trán, vừa phải lo đám cưới, vừa phải lo đến chuyện của cồn Quý. Cồn Quý liên tục bị sạc lỡ đất, dân trên cồn cũng dọn đi gần nửa rồi, giờ hiu vắng không còn đông đúc như lúc trước nữa. Tôi nghe cậu Ba nói, nếu tình hình cứ tiếp diễn như vậy, e là cồn Quý… sẽ phải xóa sổ mất.
– Cái cồn đó có từ thời ông nội ông sơ con đó Mùa, tao cứ tưởng là cồn Quý không bao giờ bị chìm… ai có dè đâu… Rồi vậy mai mốt nhà chồng con ở đâu?
Tôi đang lau dọn nhà, nghe cha hỏi, tôi liền trả lời:.
========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1. Cô Gái Ngốc, Tôi Yêu Em
2. Ngài Ảnh Đế Đang Hot Và Cậu Nghệ Sĩ Hết Thời
3. Kẹo Sữa Bò
4. Đối Tượng Kết Hôn Của Tôi Lắm Mưu Nhiều Kế
=====================================
– Anh Lãnh có nhà bên này mà cha, ở trong khu biệt thự lúc trước cha ở đó.
– Ờ, giàu quá ha, cái nhà đó bự quá trời bự, nhiêu đó người ở sao hết.
Tôi cười cười:
– Mà chưa có về đây ở đâu cha, cưới xong vẫn còn ở bên cồn Quý mà. Ông nội chồng con không có chịu dọn đi vậy đâu, mà con cũng khoái ở bên cồn. Không khí nó mát mẻ dễ chịu lắm, ở riết nó quen.
Thật vậy, không hiểu sao tôi cứ thích ở bên cồn Quý, làm như ở riết nó quen hay sao đó, nói dọn đi chỗ khác cũng không có nỡ nữa.
Bảy ngày đếm ngược đến đám cưới, sáng sớm tôi lấy xe ra chợ mua ít bánh trái rồi chạy thẳng qua nhà bà Chín Tàu để mời đám cưới. Mấy bữa trước tôi với cậu Ba có ghé nhưng bà ấy không có nhà, bữa nay tôi lại ghé thêm lần nữa.
Tôi tới nhà bà Chín, may sao là có bà ấy ở nhà, vừa thấy tôi, bà Chín đã cười vui vẻ, bà ngoắc tay bảo tôi vào trong rồi nói chuyện.
– Sao, bữa nay tới đây là có chuyện vui phải không?
Tôi cười tủm tỉm, lấy trong túi ra tấm thiệp cưới, tôi nói:
– Dạ, chủ nhật tuần sau là đám cưới của con… bà Chín tới chơi với vợ chồng con nha.
Bà Chín Tàu nhận lấy thiệp cưới, bà cười cười:
– Cuối cùng cũng lấy chồng rồi… thiệp này tôi nhận nhưng mà bữa đó tôi mắc đi làm lễ cho người ta không tới được. Nhưng cô yên tâm, tôi sẽ gửi quà mừng cho cô…
Tôi có chút buồn buồn:
– Tiếc vậy, con chủ yếu là muốn bà Chín đến chơi với con á chứ.
Bà Chín đứng dậy, bà đi nhanh vào trong lấy ra cái túi gấm màu đỏ, tháo dây rút ra, bà lấy từ trong túi ra một mặt dây chuyền hình cây kiếm nhỏ được đúc bằng bạc. Đưa tới cho tôi, bà nhàn nhạt nói:
– Đây là một phần quà cưới mà tôi gửi tặng cho cô, cô tháo sợi dây chuyền cô đang đeo xuống đây…
Nghe lời bà Chín, tôi vội tháo sợi dây chuyền bạc xuống rồi đưa cho bà ấy. Bà Chín nhận lấy sợi dây chuyền rồi luồng mặt dây chuyền vào trong sợi dây. Xong xuôi, bà đeo lại lên cổ cho tôi, giọng bà nghiêm túc:
– Mặt dây chuyền này sẽ giúp ít được cho cô, cô nhớ trước khi sinh đứa con đầu lòng… cô đừng tháo nó xuống, cô hiểu chưa?
Tôi sờ sờ lên mặt dây chuyền, mặt dây chuyền là cây kiếm nhỏ được khắc rất là tỉ mỉ và cẩn thận, ở giữa lưỡi kiếm và chui kiếm còn đính một hạt ngọc màu đỏ rất là sáng. Chà, cái này là đồ cổ là hàng hiếm ấy chứ không đùa đâu. Chỉ có điều, có vẻ là nó hơi to quá so với tôi thì phải…
– Mặt dây chuyền này… nó to quá chừng, đeo thế này thì có bị vướng không hả bà?
Bà Chín lại nói:
– Tạm thời cô cất đi cũng được, đợi khi nào có bầu thì đeo vào. Nhớ lời tôi dặn, trước khi đứa con đầu lòng của cô chào đời… cô không được phép cất nó đi. Có muốn cất đi thì cũng đợi đến lúc sinh con xong rồi hãy cất, cô nhớ cho kỹ.
Tôi gật đầu chắc nịch, nếu bà Chín đã dặn dò kỹ lưỡng như vậy, tôi lý nào lại không nghe theo. Cái mạng nhỏ của tôi thì sao cũng được nhưng còn con tôi… tôi không muốn nó gặp bất cứ chuyện gì không may đâu.
Chợt nhớ đến một chuyện, tôi mới ngập ngừng hỏi:
– Có chuyện này… con không biết phải làm sao bà Chín ơi…
– Cô nói đi, giúp gì được tôi sẽ giúp.
– Cũng không phải là con cần giúp gì… chỉ là con không biết… con có nên nói chuyện con có Long mạch cho chồng của con nghe hay không nữa. Bọn con giờ đã là vợ chồng, con không muốn giấu giếm anh ấy chuyện gì hết.
Bà Chín nhìn tôi, một bên mắt bị hư đảo lên đảo xuống, bà từ tốn nói:
– Tôi phong ấn long mạch cho cô rồi, trừ khi nào cô có chuyện gì đó cấp bách liên quan đến sống còn thì mới cần đến việc giải phong ấn. Mà một khi đã giải ấn phong thì cô phải chấp nhận những hệ lụy mà Long mạch đem lại. Theo tôi nghĩ… chuyện Long mạch trong người cô càng ít người biết thì càng tốt. Bởi cô giống như là người ngoài hành tinh vậy, dù không biết bắt giữ cô để làm gì nhưng người ta vẫn muốn giữ lấy để nghiên cứu. Máu của cô có thể cứu người, có thể luyện thành dược, chôn sống cô ở đâu thì vùng đất đó sẽ trở nên trù phú hoặc có thể là thầy pháp muốn đem cô về để luyện thuật trường sinh bất tử. Nói tóm lại, cô nên tự bảo vệ bản thân mình, nếu được chỉ cần một mình cô biết về bí mật của cô… là an toàn nhất.
Tôi thở dài, rầu rĩ nói:
– Tức là con nên giấu chồng con về chuyện Long mạch hả bà?
Bà Chín dịu giọng:
– Nếu cô muốn nói thì cứ nói, chồng cô không phải là thầy pháp bên hắc đạo thì cô không cần lo. Nhưng dù sao tôi vẫn hy vọng cô đừng nói, giữ kín chuyện này càng lâu thì càng tốt.
Tôi gật gật đầu, trong lòng suy nghĩ rất nhiều thứ. Có lẽ bà Chín nói đúng, chuyện Long mạch, Long tộc… nên được giữ kín thì tốt hơn.
Tiễn tôi ra về, bà Chín Tàu lại dặn dò thêm một lần nữa:
– Mặt kiếm này… nhớ là phải đeo và giữ cho thật kỹ, nó có thể giúp được cô trong lúc nguy cấp. Còn nếu chẳng may cô gặp chuyện hiểm nguy, cô có thể dùng nó để mở long mạch cứu lấy bản thân cô. Một khi mũi kiếm này dính máu của “rồng”… nó có sức mạnh rất đáng sợ… cô phải nhớ kỹ lấy!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.