Đại Đường Tiểu Lang Trung

Chương 282: Khúc gỗ đắt tiền




Tả Thiếu Dương tính lén trốn mẹ ra ngoài thành hái thuốc, Miêu Bội Lan đó nói chỗ đó rất gần, chỉ cần đi nửa canh giờ là tới rồi, nhưng mà không thể tin nha đầu đó được, hôm Tết cũng tới Mai thôn thuận tiện đi hái thuốc, nha đầu đó luôn miệng nói là sắp rồi, sắp rồi, gần lắm rốt cuộc Tả Thiếu Dương đi gãy cả chân luôn, lần này cũng phải đề phòng tình huống tương tự, thêm nữa chân cẳng mình thế này càng tính xa hơn, tốt nhất là để sáng mai đi cho thư thả thời gian.
- Tả công tử lão gia nhà nô tỳ về rồi, tiểu thư bảo sang mời cậu.
Đó là nha hoàn Hà Tử của Kiều Xảo Nhi, Kiều gia giải tán hết nha hoàn phó dịch rồi, đem tài sản cứu được chia cho mỗi người một ít để bọn họ tự lo lấy đường sống, chỉ còn Hà Tử và nam bộc khác là Vượng Tài đi theo họ, cả hai đều lớn lên cùng Kiều Xảo Nhi, cùng tham gia kế hoạch tế cháo sơ hở tùm lum kia, thân thiết không thua gì ruột thịt.
Kiều lão gia đang đi đi lại lại trong phòng, Kiều phu nhân ở bên khuyên giải ông ta bớt giận, ông ta vẫn không nguôi, khuôn mặt béo tròn đỏ bừng như quả cà chua chín, tức tối nói:
- Lão già họ Dư đó quen biết bao năm, không ngờ là thứ bất nhân bất nghĩa, đòi tận 4000 quan, thiếu một xu không bán.
Tả Thiếu Dương đi vào nghe thấy vậy thì thất kinh:
- Tận 4000 quan, không phải quá đáng sao?
- Tả công tử.
Kiều lão gia chắp tay một cái, tức tối nói tiếp:
- Ta nói ông ta khi xưa mua chỉ với giá 2000 quan, sao bây giờ bán đắt như thế, ông ta nói khi đó gặp may mua rẻ, hơn nữa đó chỉ là khúc gỗ chưa thành phẩm, còn ông ta thuê thợ lành nghề làm thành bàn trà, giá tất nhiên phải tăng. Nói gì mà thợ nói nếu đem tới kinh thành bán được tới 5.000 quan, đòi 4.000 quan đã là nể giao tình hai bên lắm rồi.
Tả Thiếu Dương nhíu mày, y quên mất thứ gỗ này cực hiếm:
- Viên ngoại có nói chỉ cần một ít đủ làm ba cái đúa thôi không?
- Nói rồi, ông ta không chịu, nói cái bàn này là tác phẩm nghệ thuật, mất một chút coi như vứt đi, nên hoặc là mua cả, hoặc là không bán. Lão già khốn kiếp đó, bị quan binh đánh gãy chân cũng đáng đời.
Kiều phu nhân cuống lên:
- Lão gia có nói là mua về cứu Xảo Nhi không?
- Cũng nói rồi, ông ta bảo, nếu không phải nghe ta nói mùa về cứu mạng thì có giá trên trời cũng chẳng bán... Còn nói …
Kiều lão gia nói tới đó hơi ngập ngừng:
- Đừng tin người ta lừa gạt, chưa bao giờ nghe nói tới dùng gỗ nối xương, cẩn thận tiền mất tật mang.
Kiều gia tuy cứu được ít tài sản, song còn xa mới đủ số ngày, Kiều phu nhân không biết phải làm sao:
- Hay là xin nợ, đợi dẹp phản quân rồi, bảo hai ca ca của nó trả.
Kiều Xảo Nhi ủ rũ:
- Cha mẹ, thôi đi, nếu là bốn trăm quan, thậm chí một nghìn quan đi nữa thì hai ca ca con còn lo được, chứ 4000 nghìn quan, hai huynh ấy dù khuynh gia bại sản cũng còn mà đi vay mới đủ, con không muốn vì cứu cái chân của mình mà hại hai ca ca.
Kiều lão gia ngồi bịch xuống giường, hai tay ôm lấy mặt, đúng là họ vô đơn chí, bỗng dưng bao chuyển đổ dồn tới một lúc, ông cố tỏ ra kiên cường, nhưng cũng tới bờ vực sụp đổ rồi.
Kiều phu nhân rơi nước mắt:
- Vậy... Để thiếp thân đi cầu ông ta, thiếp quen biết Dư phu nhân, nói khó với họ.
- Thôi, đừng đi, không ích gì đâu, lão già đó bây giờ trái tính trái nết lắm, nói chuyện rất khó nghe... Đi làm gì cho bực thêm.
Tả Thiếu Dương chợt nhớ ra một chuyện:
- Kiều viên ngoại, nghe nói Dư chưởng quầy bị đánh gãy hai chân, tình hình thế nào?
- Rất thảm, ông ta phải nằm trên giường mềm nói chuyện với ta, Nghê đại phu nói hai chân này không cứu được nữa, nửa đời sau chỉ còn cách ngồi xe lăn thôi.
- Kiều viên ngoại, đưa ta tới đó, biết đâu chân ông ta còn cứu được, như vậy thuyết phục cũng dễ hơn.
- Đúng rồi, sao ta không nghĩ ra chứ.
Kiều lão gia ngẩng đầu lên vỗ đùi đét một cái:
- Có khi ông ta cũng cần tới cái thứ gỗ chết tiệt đó cứu cái chân không chừng, cưa nát luôn cái bàn đó đi. Đa tạ Tả công tử.
Kiều phu nhân cũng luôn mồm tạ ơn.
Tả Thiếu Dương đứng dậy, nói:
- Vậy chúng ta đi ngay thôi, để lâu thương thế của Xảo Nhi càng nặng.
Tả Thiếu Dương vừa cùng Kiều lão gia đi ra ngoài thì Lương thị từ đâu chạy tới tóm lấy tay y:
- Con muốn đi đâu?
Không ngờ mẹ canh chừng mình suốt ngãy giờ, tinh thần cảnh giác cao độ, Tả Thiếu Dương bật cười:
- Mẹ, con cùng Kiều lão gia tới nhà Dư chưởng quầy có chút việc.
- Được, mẹ đi cùng con.
Tả Thiếu Dương nhún vai hết cách, ba người bọn họ đi qua những con phố đìu hiu, đến trạch viện của Dư chưởng quầy bên cạnh nha môn, đây là cái nhà lớn nhất mà Tả Thiếu Dương từng thấy.
Bởi vì nó nằm cạnh nha môn cho nên lần trước gian tế phản quân trà trộn vào đốt phá nhà đại hộ, dân tráng sai dịch nhanh chóng cứu hỏa, nên không tổn hại gì, về sau Dư chưởng quầy mới có lương thực cứu tế nạn dân, lại chính vì thế mà khiến quan binh chú ý, sau đó lục soát được lương thực ông ta cất giấu không giao nộp, đánh gãy chân, quả thực khiến người nghe chỉ biết cảm thán cuộc đời khó nói trước đâu là phúc đâu là họa.
Trạch viện Dư gia treo phướn trắng, kết hoa tang, không khí tang tóc, nô bộc vì không đủ lương thực nuôi đã giải tán gần hết, đi bộ suốt một dọc từ cổng vào tới hậu viện không có lấy một ai.
Lão bộc già dẫn bọn họ tới phòng Dư chưởng quầy, sau đó lui ra, cũng chẳng để ý tới trà nước cho khách.
Dư chưởng quầy nằm trên cái giường mềm, thấy Kiều lão gia đã đi còn quay lại thì cười nhạt:
- Kiều ông, còn tới làm gì, có nói nữa ta không bớt một xu đâu.
Kiều lão gia nén giận:
- Ta không hi vọng ông đổi ý, mà dẫn tới một vị danh y, rất có khả năng giúp ông đứng lên được.
Dư chưởng quầy không lạ gì Tả Thiếu Dương, hai nhà trước kia có chút quen biết, ông ta còn từng giúp Lương thị bán được vòng ngọc, hời hợt nói:
- Cậu tới đây làm cái gì?
Lương thị đi thắp hương, sau đó tìm Dư phu nhân trò chuyện an ủi, bà không xen vào chuyện nam nhân, chỉ có Tả Thiếu Dương và Kiều lão gia vào nói chuyện với Dư chưởng quầy.
Tả Thiếu Dương chắp tay nói:
- Dư lão bá trượng nghĩa khinh tài, phát cháo tế dân, cháu vô cùng khâm phục. Cũng hết sức đồng tình với tao ngộ lão bá, cháu cùng mẹ tới đây để thăm hỏi đồng thời thắp nén hương cho lão thái thái.
Người ta tới viếng lão mẫu, Dư chưởng quầy phải đáp lễ, ngữ khí hòa hoãn hơn, nhổm người dậy đôi chút đưa tay ra:
- Đa tạ, mời ngồi.
- Lão bá, cho cháu xem vết thương ở chân được không?
Dư chưởng quầy cũng nghe nói Tả Thiếu Dương chỉnh xương không hề đau, song chỉ coi đó là thủ thuật nhỏ, không phải bản lĩnh y thuật chính thống, lắc đầu:
- Thôi đi, Nghê đại phu cũng hết cách rồi, xem làm gì cho tốn công.
- Dư ông, Xảo Nhi nhà ta cũng gãy chân, được Nghê đại phu giới thiệu tới Quý Chi Đường cầu y, Tả công tử nói còn chưa được, nếu có gỗ âm trầm nối xương.
- À, ra thế đấy.
Dư chưởng quầy phất tay:
- Rốt cuộc chỉ vì cái bàn trà của ta mà thôi, tiễn khách!
Tả Thiếu Dương vội nói:
- Dư lão bá, Xảo Nhi cô nương bị gãy xương đùi, còn có ngoại thương, không thể dùng nẹp cố định, nếu như không chữa trị kịp thời thì có thể tàn tận suốt đời..
- Thế thì liên quan gì tới ta, rườm lời.
Tả Thiếu Dương biết Dư chưởng quầy vốn là người thiện tâm hay làm việc thiện, ai ngờ người tốt không có kết quả tốt, chẳng những lương thực bị quan binh mang đi gần hết chỉ để lại khẩu lương nuôi gia đình, còn bị đánh gãy hai chân, lão mẫu vì thế mà bệnh nặng qua đời, cho nên tính cách trở nên khắc nghiệt:
- Lão bá không muốn bỏ ra gỗ âm trầm giá trị ngàn vàng đó, cháu cũng hiểu, không dám cưỡng cầu. Có điều không phải mọi ca gãy xương đều cần tới gỗ âm trầm, lão bá cứ cho cháu xem biết đầu còn hi vọng, dù sao tiếp tục thế này sẽ tàn tật suốt đời, lão bá cam tâm sao?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.