Đế Chế Đại Việt

Chương 135: Sửa chiến hạm




Bởi tại Giác Long cốc thời tiết luôn mưa thuận gió hòa, ba mặt được hai dãy núi chạy dài bao bọc, đất đai màu mỡ nên cuộc sống tại Giác Long vô cùng phồn vinh, nếu không phải bến cảng Giác Long hiện vẫn chưa mở cửa đối ngoại, vẫn là một tòa quân cảng thì đảm bảo sự phồn vinh tại đây có thể còn hơn thế nữa.
Thành Giác Long cũng giống như An Bang được xây chếch về phía biển, chỉ là quy mô lơn hơn nhiều, hai mặt tựa vào núi, mặt phía Bắc giáp biển, mặt phía Nam lại giáp đồng bằng, xứ mệnh của tòa thành này thực ra là một tấm lá chắn để chặn địch nhân xâm nhập vào từ đường biển phía Bắc. Bên trong thành Giác Long cũng được xây dựng khang trang không kém gì Thăng Long, đường xá sạch sẽ, đặc biệt là bên trong thành có hệ thống cung cấp nước vô cùng tiện nghi, hệ thống cống nước của thành cũng vô cùng sạch sẽ, luôn có những khúc mương lớn được đào để nước chảy bên trong thành, hai bên bờ mương cũng được xây dựng cao lên, cứ cách một đoạn lại đúc lên một đầu Công Phúc, có bậc thang để nhân dân đi xuống lấy nước hoặc đi đò.
Lê Chân dẫn Lý Anh Tú đi đến Phủ xứ thực ra lại chính là một tòa Nha Môn lớn, hai bên tường được sơn xanh vẽ lên hình Bệ Ngạn, cửa tô đỏ, khắc nắm tay hình Tiêu Đồ, trên cửa lớn có một tấm biển khắc chữ: Giác Long phủ. Trước cửa phủ đặt một cái trống lớn, có hai tên nha dịch canh gác cẩn thận, nhìn thấy Lê Chân đến bọn hắn liền cúi chào.
- Bái kiến Tuyên Phủ sứ.
Bởi Lý Anh Tú không mặc hoàng bào, thay vào đó là một bộ bạch bào bình thường nên đám nha dịch cũng không nhận ra. Lý Anh Tú cũng không phô trương thân phận, thuần túy chỉ là đi theo Lê Chân mà thôi. 
Lê Chân đối với hai tên nha dịch gật đầu một cái liền đưa Lý Anh Tú vào bên trong nghỉ ngơi. Dù sao muốn thử thuyền còn cần phải chuẩn bị một phen, huống chi bệ hạ muốn tự mình đi thuyền nên công tác kiểm tra an toàn càng phải làm kỹ càng. Lê Chân nói.
- Mời bệ hạ nghỉ ngơi, thần bây giờ liền đi chuẩn bị, đến đầu giờ chiều sẽ có thể ra khơi.
Lý Anh Tú gật đầu nói.
- Tốt lắm, khi nào xong lập tức thông báo Trẫm.
Dù sao cũng đi đường mệt mỏi suốt hai ngày, Lý Anh Tú cũng rất nhanh chìm vào giấc ngủ. Đến đầu giờ chiều Trần Thư liền đến đánh thức hắn dậy chuẩn bị đi ra quân cảng.
Giác Long ba mặt đều là núi, một mặt giáp biển nên đóng quân ở đây đều là thủy binh, Bắc Hải thủy sư đồng thời cũng là thứ quân có nhiều tàu thuyền nhất khi tàu thuyền cát loại lên đến hơn năm mươi chiến thuyền, số thuyền cũ liền cắt giảm, bán cho ngư dân hoặc bàn giao cho thành quản thủy đạo. Hiện tại trong biên chế của Bắc Hải thủy sư biên chế phần lớn có hai loại thuyền là thuyền Mông Đồng, Lâu thuyền, mẫu tử thuyền và thuyền Lưỡng Phúc trong đó thuyền Lưỡng Phúc trước mắt vẫn đóng vai trò là thuyền bán vẫn tải. Ngoài ra còn có cả một chiến thuyền ba cột buồm do Bravia đóng trong thỏa thuận đóng ba chiếc. Thế nhưng lực lượng này đánh đường sông còn có thể, nếu đánh hải chiến đối đầu với những quốc gia có thực lực hàng hải mạnh là tuyệt đối không đủ. Vì vậy từ rất sớm Lý Anh Tú đã yêu cầu các thuyền sư tại Giác Long phải nghiên cứu đóng Long cốt thuyền, thế nhưng một mực bế tắc mãi cho đến khi tìm được Thiết mộc từ quần đảo Sắt để làm Long cốt.
Quân cảng Giác Long được chia ra làm hai phần, một phần là nơi neo đậu của các chiến thuyền, nhìn từ xa đã thấy cờ xí bay rợp trời, nhất là những lâu thuyền cao đến hơn hai mươi mét chẳng khác gì những tòa thành di động trên biển. Phần thứ hai là khu đóng tàu bao gồm mười ụ tàu, bên trong mỗi ụ có ít nhất một trăm thuyền sư à thợ thuyền ngày đêm làm việc. Năng suất đóng tàu của Đại Việt rất lớn, thậm chí vượt xa khả năng của cường quốc hàng hải như Bravia, bởi ụ tàu cũng giống như lò rèn, được buff tốc độ đóng tàu lên, chỉ là Đại Việt thiếu khuyết kỹ thuật, bản vẽ và vật liệu đóng tàu nên trước giờ chưa thể xây dựng được một chi hạm đội hải quân hoàn chỉnh mà thôi.
Lê Chân dẫn đường Lý Anh Tú đi lên bến cảng chỉ về hướng các lâu thuyền, thuyền Mông Đồng đang neo đậu nói. 
- Bẩm bệ hạ, nhờ có công bộ đưa đến pháo 102 nên thần đã đem trang bị lên trên tàu Mông Đồng, và lâu thuyền. Hiện tại Mông Đồng thuyền được trang bị pháo tổng cộng có mười chiếc, mỗi chiếc một ổ pháo, Lâu thuyền được trang bị pháo có hai chiếc, mỗi chiếc tám khẩu pháo. Thực lực của thủy sư đã tăng lên rất đáng kể.
Lý Anh Tú nghe báo cáo âm thầm kinh ngạc. Không ngờ năng suất của Công bộ lại cao đến vậy, trong vòng một thời gian ngắn vậy mà có thể cung cấp cho Bắc Hải thủy sư nhiều pháo đến vậy, mặc dù so với số lượng pháo để trang bị đủ cho cả thủy sư rõ ràng chưa đến đâu nhưng đây quả thực là một sự cố gắng của công bộ. Sau khi giao những việc nhỏ cho lò rèn tư nhân đồng thời thực hiện sản xuất dây chuyền năng suất của công bộ đã tăng lên không chỉ gấp đôi.
Lê Chân lại dẫn theo Lý Anh Tú đi tiếp đến một con tàu lớn ba cột buồm, hai bên còn có mỗi bên mười sáu cánh tay chèo, đây rõ ràng là chiến hạm của Bravia. Lê Chân nói.
- Bẩm bệ hạ, đây là chiến hạm đầu tiên Bravia giao đến, chiến hạm có khả năng vận tải đến ba trăm người, nếu lắp đặt pháo lên có thể đặt được từ mười sáu đến hai mươi khẩu pháo. 
Bởi thuyền còn phải nhường khoang dưới cho mái chèo, nên khác với những thuyền buồm ở Trái đất thế kỷ 17, dù là chiến hạm Bravia cũng chưa nghĩ đến việc đặt pháo dưới hầm tàu. Lý Anh Tú nói.
- Đi lên Trẫm muốn nhìn thử một chút. 
Lý Anh Tú tham quan trên tàu, quả nhiên tàu vẫn đóng theo dạng Long cốt thuyền, phân thành các khu, phía trên sàn tàu là phòng thuyền trưởng và boong tàu lắp đặt các loại vũ khí, bên dưới gồm khu chèo thuyền, nhà kho và nơi nghỉ ngơi cho binh sĩ. Dù gì trước khi các tàu được trang bị pháo mạnh, cung tên đường thay bằng súng thì đánh nhau trên biển vẫn là dựa vào đánh giáp lá cà là chủ yếu, phương thức vẫn là đâm húc tàu của đối phương, binh lính tràn sang tiêu diệt địch, do đó tàu cột buồm phải có trang bị mái chèo để khi giáp lá cà bị đốt buồm thì mái chèo vẫn còn xoay sở, một trường hợp khác nữa là khi đi vào sông không có gió, nếu không có mái chèo tàu buồm sẽ mất đi sự cơ động. Do đó thiết kế tàu ba cột buồm của Bravia vẫ rất tốt. Chỉ là Lý Anh Tú không hài lòng như vậy. Hắn noi.
- Hủy bỏ mái chèo, bên hông thuyền đục ra các lỗ châu mai, đứa pháo xuống hầm thuyền, dùng vách gỗ ngăn ra thành các phong riêng cho binh sĩ, lại dùng vách gỗ lớn để chia thuyền thành các khoang tách biệt.
Lê Chân cùng các thuyền sư phía sau có chút không theo kịp suy nghĩ của Lý Anh Tú nói.
- Bẩm bệ hạ, nếu làm như vậy thì đi trong sông sẽ như thế nào? Hơn nữa nếu lỡ buồm bị đốt cháy nó sẽ mất đi khả năng cơ động thì phải làm sao? Lại chia khoan cách biệt sẽ rất tốn không gian của tàu.
Lý Anh Tú lạnh giọng nói.
- Ai nói với các ngươi là Trẫm định định sử dụng nó trong sông. Còn nếu không muốn buồm cháy thì đừng để bị đốt là tốt rồi. 
Lê Chân cùng đám thuyền sư cạn lời. Đánh như vậy cũng có thể được sao? Thế nhưng bọn hắn không hiểu được ý nghĩ của Lý Anh Tú. Thuyền pháo chính là tương lai của thời đại, nếu có nhiều pháo bắn chìm thuyền địch trước khi bọn chúng tiến đến, vậy thì cần gì phải có mái chèo đây?
Lý Anh Tú nói tiếp.
- Còn việc chía khoang tách biết chính là để tăng thêm khả năng phòng ngự cho tàu. Nếu một khoang bị thủng không thể sửa lại được chỉ cần cách ly khoang đó, tàu có thể chịu được thêm một thời gian cho đến khi có thể trở về bến, hoặc ít ra nó cũng có thể chiến đấu thời gian dài đến khi nó bị chìm.
- Thiên tài, bệ hạ một lời nói làm thần sáng mắt, chúng thần xin bái phục.
Mấy vị thuyền sư sáng mắt lên liền cam bái hạ phong. Thiết kế của chiến hạm hiện đại chính là chia thành từng khoang độc lập, có khả năng cách li với nhau. Khi thân hạm thủng vào nước, khoang đó lập tức sẽ bị cách li, nước không thể tràn sang khoang khác hoặc ít ra là chiến hạm có thể bám trụ được thời gian lâu hơn để chờ ứng cứu. Ngược lại các tàu chiến cũ không có khoang cách li nếu bị thủng không thể sửa chữa tại chỗ cách duy nhất chỉ có thể là bỏ tàu.
- ---------
Nhai tệ: Một trong chín đứa con của rồng trông như con chó sói có sừng rồng, hai sừng mọc dài dọc về phía lưng, ánh mắt dữ dằn, có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh. Vì thế, người ta hay tạc khắc hình nó ở các binh khí như cán đao, cườm kiếm, đầu búa, đầu côn… vừa để trang trí, làm đẹp mắt và có ý nghĩa trang trọng; vừa biểu thị ý nghĩa hiếu chiến, hiếu sát của loài này, hàm ý tăng tính uy hiếp sát thương của binh khí.
Bệ Ngạn: Một trong chín đứa con của rồng. Bệ Ngạn còn có tên gọi khác là Hiến Chương. Nó có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn, trượng nghĩa, thích lý lẽ, có tài cãi lý đòi sự công bằng. Do đó nó thường được trang trí trên cửa nhà ngục, nha môn, pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện. Đôi mắt hổ của nó oai nghiêm quan sát để duy trì trật tự kỉ cương của chốn công đường.
Công Phúc: Một trong chín đứa con của rồng. Công Phúc có đầu Rồng, trên thân mình cùng bốn chân và đuôi đều có vảy Rồng, miệng rộng. Truyền thuyết kể rằng, nó phạm phải quy định trên trời nên bị đày nhốt vào cái mai rùa cực nặng để trông giữ việc vận chuyển đi lại đường sông trong một ngàn năm mới được thả ra.
Mọi người ghi nhớ công ơn của nó về việc coi sóc sông ngòi bèn tạc hình của nó ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như trên thành cầu, đầu cầu, bến tàu, thuyền bè, ngòi rãnh dẫn nước, đập nước … với mong muốn Công Phúc tiếp tục cai quản, điều hòa nước, ngăn ngừa lũ lụt. Vì thế, ngoài ý nghĩa trang trí, nó còn hàm ý về sự bình yên.
Như vậy ta đã giới thiệu hình như là 6/9 đứa con của rồng rồi nhỉ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.