Đế Chế Đại Việt

Chương 250: Đại công trình




Thực ra vũ khí của Đại Việt đã được xuất hiện trước mắt thế giới này từ cuộc chiến tranh của Gemanic và Bravia. Sau đó hai cuộc chiến tranh tại quần đảo Sắt và với Tây Gốt thanh thế Đại Việt càng tăng cao hơn bao giờ hết, mà lúc này sức mạnh của vũ khí của Đại Việt cũng triệt để lộ ra, từ áo giáp cho đến súng đạn, đều là những thứ đồ làm người ta phải đỏ mắt. Những nước lớn như Bravia, Gemanic có lẽ không xem áo giáp, gươm đao ra gì, thế nhưng đối với những nước nhỏ như các quốc gia ven biển Bắc Hải lại là một vấn đề lớn. Bọn hắn dân số cả nước thường không quá hai mươi ngàn người, quân đội không quá năm ngàn người, mô hình sản xuất nhỏ, kỹ thuật tụt hậu, muốn sản xuất ra những vũ khí tốt như Đại Việt là điều không thể. Trong khi đó Đại Việt lần nào cũng là lấy yếu thắng mạnh, vũ khí lợi hại mang đến lợi thế cực lớn cho Đại Việt, các nước chính là đánh chủ ý này.
Lý Anh Tú đối với việc làm ăn này cũng rất hài lòng. Phải biết làm ăn lợi nhuận nhất là gì? Thuốc phiện, sau đó chính là buôn bá vũ khí. Buôn bán vũ khí với ngoại quốc vừa giúp Đại Việt duy trì bộ máy sản xuất, giảm giá thành vũ khí, vừa thu về ngoại tệ lợi nhiều như vậy tại sao không làm đây. Hơn nữa Đại Việt muốn trở thành một chủ thể lớn thì trước tiên phải thể hiện sự ảnh hưởng của mình trong khu vực, xung quanh phải có các vệ tinh. Ví dụ như Gemanic có A, B quốc, Bravia có C, D quốc. Lý Anh Tú hướng đến chính là các quốc gia vùng Bắc Hải.
- Tổng đơn hàng của bọn hắn là bao nhiêu?
Nghe Lý Anh Tú hỏi Lê Văn Hưu liền nói.
- Bẩm bệ hạ tổng cộng đơn đặt hàng có hai ngàn thanh đường đao, bốn ngàn chi trường thương, hai ngàn thanh nỏ, hai ngàn trường cung, một ngàn bộ giáp da, hai trăm bộ giáp sắt. Về hỏa khí bọn hắn muốn thương lượng về giá cả trước khi quyết định số lượng.
Những vũ khí lạnh này đừng nhìn đơn giản vậy, nhưng thực ra chế tạo không đơn giản chút nào. Nhất là hai loại trường cung và nỏ. Muốn làm một thanh cung tốt bắt buộc phải mất ít nhất hai năm. Không phải tự nhiên mà dần dân cung nỏ trở nên thoái trào, chế tác lâu chính là một điểm yếu của nó. Bravia cũng muốn xuất khẩu vũ khí lắm chứ, thế nhưng bọn hắn có quân đội khổng lồ, riêng khoảng sửa chữa, tái trang bị đã đủ làm bọn hắn đau đầu chứ đừng nói là xuất khẩu vũ khí. Đại Việt lại khác, quân số Đại Việt khá ít, nhưng khả năng sản xuất lại cao, thậm chí sau khi ứng dụng máy móc vào sức sản xuất của Đại Việt càng cao hơn, có thể đảm bảo được việc xuất khẩu vũ khí và trang bị cho mình.
- Chuẩn tấu, việc giao thương này liền giao cho tập đoàn quốc doanh đi. Trần Khánh Dư, khanh lo liệu việc này.
Trần Khánh Dư tỏ vẻ khó khăn nói.
- Bệ hạ, nhưng chúng ta bán vũ khí cho nước khác Bravia sẽ có ý kiến không?
Lý Anh Tú lắc đầu nói.
- Việc này khanh công cần lo lắng, chỉ cần chúng ta không bán cho đối thủ trực tiếp của bọn hắn Bravia cũng sẽ không có ý kiến. Hơn nữa đối với hỏa khí ngươi nghỉ với quốc lực của các quốc gia này bọn hắn có thể mua bao nhiêu.
Một chi súng Type 02 đã là hai mươi quan tiền, không hề thua một bộ khôi giáp, một khẩu pháo M202 là năm trăm quan tiền. Đối với các quốc gia này quả thực là một cái giá lớn. Lý Anh Tú lại nói. Lý Anh Tú nói tiếp.
- Được rồi, việc này cứ như vậy. Hôm nay Trẫm cũng muốn có một kế hoạch muốn nói với các khanh. Các khanh xem cái này đi.
Lý Anh Tú đưa xuống cho Lữ Gia một bản kế hoạch, lần lượt từng người, từng người chuyền tay nhau xem. Cuối cùng Lữ Gia không khỏi tặc lưỡi nói.
- Bệ hạ, đây là một công trình quá to lớn, nếu thực hiện sẽ phải tốn rất nhiều nhân lực, mà Đại Việt ta...haiz, thiếu nhất chính là người.
Bản kế hoạch của Lý Anh Tú đưa xuống cho mỗi người chính là kế hoạch đào một hệ thống sông nối liền các sông chính trong lãnh thổ Đại Việt lại với nhau. Điểm yếu của Đại Việt trong cuộc chiến vừa rồi quá rõ ràng. Biên quan ở rất xa, mặc dù đường bộ đã làm tốt nhưng việc chuyển vận số lượng lớn người và quân nhu, quân dụng vẫn rất khó khăn. Một mặt khác nữa chính là tại trận sông Cầu thiếu sự kết hợp của thủy quân, nếu có thủy quân đóng giữ quân Tây Gốt sẽ không thể nào dễ dàng vượt sông, mà quân Đại Việt cũng có thể làm ra phản kích, sớm kết thúc chiến tranh. Hiện tại Đại Việt có hai căn cứ của Hải quân và thủy binh là Giác Long và sông Lục Giang, Lý Anh Tú cần chính là nối hai nơi này vào các sông của nội địa, tàu thuyền có thể đi lại thông suốt, lúc đó việc chuyển vận không còn là vấn đề nữa.
- Bệ hạ, theo thần tính toán sơ bộ một chút thì công trình này phải tiêu tốn ít nhất năm triệu quan.
Lương Thế Vinh tính toán một chút liền nói. Mười triệu quan bây giờ mà nói quả thực là một con số rất lớn, tương đương với hai triệu năm trăm ngàn đồng vàng Dinar, đối với Bravia cũng là một con số lớn chứ đừng nói đến Đại Việt. Thế nhưng với một công trình lớn kéo dài đến năm trăm cây số thì đây vẫn mới chỉ là con số tối thiểu, trong quá trình thi công nhất định sẽ tăng lên. Lý Anh Tú nói.
- Tuy nó rất tốt kém nhưng việc này nhất định phải làm. Các khanh cũng thấy được tác dụng của sông đào như thế nào. Sau này tương lai quy hoạch xứ Thuận Hóa trở thành nơi cung cấp thịt thực phẩm, Giác Long là vựa lúa, nguồn nguyên liệu, An Bang là cửa khẩu ngoại thương, còn hàng loạt các ngành nghề thủ công nghiệp trong nước, nếu không có hệ thống sông nội địa sẽ rất khó phát triển được. Đó là lý do Trẫm quyết định khởi công công trình này. Có thể mất hai năm, ba năm, năm năm, hay mười năm, nhưng nó nhất định phải được hoàn thành.
Các quan viên trầm ngâm, cũng dần dần đồng ý với thuyết pháp của Lý Anh Tú. Thực ra bọn hắn đều biết được sông nội địa có tác dụng như thế nào. Đại Việt kiếp trước chẳng phải có một hệ thống sông (kênh) nổi tiếng được xây dựng từ thời Lê Đại Hành đó sao? Thậm chí hệ thống sông nội địa đó có phát huy đến tận lúc người Việt chống lại Mỹ quốc. Thế nhưng bởi vì Đại Việt hiện tại ngân khố thiếu hụt làm bọn hắn chùn chân, lúc này chỉ có Lý Anh Tú với tư cách là người khởi xướng, cũng là chủ xị quyết định thi công công trình này. Lý Anh Tú hỏi Cao Lỗ.
- Hiện tại công bộ có thể bỏ ra bao nhiêu người đi đào kênh, lại có thể vận động dân chúng bao nhiêu người.
Cao Lỗ lắc đầu nói.
- Bẩm bệ hạ, vì việc an dân Công bộ phần lớn nhân thủ đã phái đi, Công bộ còn phải làm đường bộ nên không có thừa nhân thủ, hơn nửa đã sắp đến mùa gieo mạ đa số lực lượng lao động đều ra đồng ruộng, chiêu mộ cũng sẽ không có bao nhiêu nhân công.
Lời Cao Lỗ nói như một gáo nước lạnh tạt vào mặt của Lý Anh Tú, thế nhưng hắn không có cách nào phản bác, hiện tại Đại Việt đang trên đà cao tốc phát triển, nơi nơi đòi người, không thiếu mới lạ. Lúc này Lữ Gia nói.
- Bẩm bệ hạ, nếu không chúng ta trước tiên vẫn dụng nô lệ đi đào một vài đoạn chính trước, hai cuộc chiến tranh tù binh cũng lên đến hơn mười ngàn, cũng không thể ném tất cả bọn hắn vào trong hầm mỏ đi.
Lý Anh Tú vỗ đùi nói.
- Tốt, cứ làm như vậy, đầu tiên đào trước đoạn từ Giác Long về Thăng Long đi thôi. Nơi đó nhà máy dệt hoạt động lượng lớn hàng hóa sẽ cần trung chuyển, chúng ta cần ưu tiên những nơi phát triển công nghiệp trước. Công bộ lo liệu việc này, Lương ái khanh hỗ trợ tính toán một chút cần phải có bao nhiêu vật liệu liền báo lại cho Công bộ để trình lên cho Trẫm.
Xem ra bệ hạ đã quyết tâm làm, thực ra đoạn Giác Long về Thăng Long chính là khó nhất, nơi này khá ít sông, chỉ có hai con sông lớn. Lý Anh Tú còn muôn khai thông từ cảng Giác Long đi vào một con sông mới, công trình càng đồ sộ hơn. Mười ngàn nhân công Lương Thế Vinh tính toán một chút hẳn cần phải có hơn một năm thì công trình này may ra mới hoàn thành. Nhưng bệ hạ đã quyết tâm hắn và Cao Lỗ cũng chỉ có thể nhận mệnh. Lý Anh Tú lại hỏi Thạch Tiến.
- Hiện tại nước ta có bao nhiêu mẫu ruộng?
Ruộng đất đem lại nguồn thuế lớn cho Đại Việt, do đó hộ bộ là người nắm rõ nhất số lượng ruộng đất. Thạch Tiến nói.
- Bẩm bệ hạ ruộng công nước ta tổng cộng có hơn ba mươi vạn mẫu chủ yếu tập trung tại Giác Long. Ruộng tốt, điền trang các loại có sáu vạn mẫu, phân bố tại các vùng nhưng phần lớn vẫn là quanh Thăng Long.
Ruộng công chính là những mẫu ruộng bình thường chia đều cho nông dân, ruộng tốt, điền trang là ruộng đất giao cho gia thuộc những người đi lính. Lý Anh Tú suy nghĩ một chút, sáu vạn mẫu nói lớn không lớn, nói nhỏ không nhỏ, phải biết sáu vạn mẫu ruộng tốt này cho ra năng suất và thời gian trưởng thành thực vật lên đến gấp ba lần. Lý Anh Tú muốn đưa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp chỉ có thể bắt đầu từ đây.
=======================++
Cho những ai chưa biết thì hệ thống sông mà mình nói đến là Kênh nhà Lê được đào từ thời vua Lê Đại Hành, về sau còn được các triều Hậu Lê, Nguyễn đào mới và tu sửa. Hiện nay có 5 sông tại bốn tỉnh mang tên sông nhà Lê ở các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Những sông này nối liền với các sông tự nhiên tạo nên một hệ thống sông nội địa không những có ý nghĩa quốc phòng mà ý nghĩa kinh tế vẫn rất to lớn. Đợt đi thực tế đi qua bia của sông nhà Lê mình mới biết và có ý muốn đưa nó vào trong truyện.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.