Đế Chế Đại Việt

Chương 66.2: Triệu hoán




Đại quân rất nhanh trở về đến Thăng Long, trước khi về Thăng Long Lý Anh Tú để đại quân chỉnh đốn một chút quần phục, sĩ khí, hắn muốn dân chúng Thăng Long phải thấy được một quân đội Đại Việt chính quy tinh nhuệ có đầy đủ sức mạnh để dân chúng dựa vào.
Đại quân vừa đến Thăng Long cổng thành liền đã mở rộng, những cánh hoa tươi thắm từ trên lầu thành thả xuống trải thành một con đường hoa đón đại quân khải hoàn. Dân chúng xếp hai bên đường say mê ngắm nhìn đội quân khải giáp sáng loáng, sĩ khí ngời ngời được dẫn dắt bởi long tinh kỳ ngẩng cao đầu trở về. Sau lưng bọn họ là mấy ngàn tên tù binh đến từ quần đảo Sắt cúi gằm đầu xuống như chứng minh sự đại bại của kẻ xâm lược. Dân chúng vui mừng hô vang.
- Đại Việt vạn tế! Bệ hạ vạn tuế! 
- Vạn tuế!

- Nhìn kìa, là con trai của ta, là con trai của ta.
- Chồng ta, đó là chồng của ta, con trai, nhìn cha ngươi kia kìa, thật oai phong.
- Con trai ta đâu rồi? Con trai.
- Con trai ta…hắn không trở về rồi…

Xen lẫn những tiếng hô vang vui mừng cũng có những tiếng hô vang, vui mừng cũng có những tiếng khóc của những thân nhân tìm không thấy người thân trong đại quân chiến thắng trở về. Những tiếng khóc than lọt vào tai Lý Anh Tú như một quả chùy nặng đánh vào tâm trạng vui vẻ tự hào của hắn. Nhưng hắn biết con đường đế vương của hắn còn dài, còn cần phải hi sinh nhiều mạng sống của những con em ưu tú của Đại Việt nữa, hắn phải tập làm quen với điều đó, điều hắn có thể làm duy nhất là để người thân của bọn hắn có một cuộc sống thật tốt.
Đại quân đi đến trước cửa thành trung tâm, Lữ Gia dẫn đầu triều đình chỉ hơn chục người đã đứng đợi sẵn.
- Cung nghệ bệ hạ thắng trận trở về.
Lý Anh Tú leo xuống ngựa nói.
- Các khanh miễn lễ. Bảo Công thời gian qua vất vả.
Lữ Gia vội vàng nói.
- Bệ hạ quá khen, bệ hạ dẫn dắt đại quân đánh bại kẻ thù, Lữ Gia đương nhiên phải bảo vệ hậu phương cho bệ hạ.
Lý Anh Tú hài lòng nói.
- Lệnh xuống chuẩn bị lễ khánh công cho binh sĩ. 
- Tuân lệnh bệ hạ.
Lý Anh Tú trở về liền tắm rửa một trận, mặc dù hành quân hắn được chiếu cố rất nhiều nhưng điều kiện cũng không tốt như Thăng Long, tắm một trận như thanh thần khí sảng.
Vừa mới đi ra Trần Thư liền bước vào nói.
- Bẩm bệ hạ, thần dẫn đến các binh sĩ mới được triệu hoán đến.
Nghe bậy Lý Anh Tú liền không kịp chờ đợi đi nhìn bọn hắn. Lần này Lý Anh Tú được ban thưởng đến ba trăm Thiên Tử quân, một trăm kỵ binh Thánh Dực, cùng một trăm quân Túc vệ, đây là một lực lượng lớn tăng cường cho Cấm quân đang thiếu thốn.
Đứng trước mảnh sân lớn là mấy trăm binh sĩ, giáp trụ sáng ngời nghiêm trang đứng đó. Tất cả bọn họ đều đã từng là Cấm quân, chỉ là sinh ra khác thời mà thôi. Đây là lực lượng tinh nhuệ nhất của Đại Việt.
Đứng phía dưới chói lóa nhất chính là một trăm kỵ binh tòa thân Sơn Văn giáp, thân dưới lại là Ngư Lân giáp, đầu đội mũ Đâu Mâu, mang mặt nạ đồng màu vàng, chân mang giày da, hông đeo đao, tay phải cầm trường thương dài bốn mét, tay trái cầm tấm thuẫn bọc đồng vừa nhìn qua liền thấy bọn họ được vũ trang đến tận răng, đặc biệt chính là những con ngựa đứng bên cạnh, thuần một màu ngựa Đại Lý màu đen, cũng được bọc Ngư Lân giáp vô cùng rắn chắc.
Kỵ binh Thánh Dực cấm quân: Đội quân tinh nhuệ nhất của Đại Việt dưới thời Trần. Toàn thân người ngựa đều bọc giáp sắt, là những mũi trùng kích đặc biệt trên chiến trường.
Quá trâu bò. Đó chính là kết luận của Lý Anh Tú. Như hắn được biết Đại Việt chỉ có hai thời kỳ là phát triển kỵ binh hạng nặng, một là triều Trần, hai chính là đội kỵ binh của chúa Trịnh. Kỵ binh một khi xông pha, kẻ thù đều phải khiếp sợ.
Đứng bên cạnh một trăm kỵ binh là một trăm binh sĩ vậy mà chỉ mặc Quyên giáp, đầu đội mũ Đâu Mâu, chân mang giày da, hông đeo đường đao, cầm các loại binh khí cán dài như trường kích, phủ, mã sóc,… đội này ăn mặc rất chỉnh tề, sạch sẽ, nhìn qua có vẻ trang bị đến tận răng nhưng lại không hợp với chiến đấu lắm, ví như thanh phủ kia đánh nhau làm sao mà chém người nha. Thế nhưng một trăm người này lớn lên lại bằng nhau, dung mạo lại trắng trẻo, vô cùng tuấn tú, mặc vào Quyên giáp tuy ít đi một phần nhuệ khí nhưng lại nhiều hơn một phần thẩm mỹ.
Quân Túc vệ: Được thành lập như một đội quân tùy giá theo vua, mang các loại vũ khí làm nghi lễ, là bộ mặt của hoàng gia cũng như triều đại. Sức chiến đấu cũng vô cùng tốt, đặc biệt xung làm cận vệ.
Lý Anh Tú xem như cũng hiểu rồi. Đám này nói cách khác chính là quân danh dự nha. Người ta đến đập vào mắt đội quân đẹp đẽ này ngược lại sẽ cảm thấy Đại Việt rất hào nhoáng.
Còn lại chính là ba trăm Thiên Tử quân, kịp thời bổ sung cho Ngự Tiền quân. Trận chiến này Ngự Tiền quân tham gia hai trận bị thương vong năm mươi người, không còn khả năng nhập ngũ. Lý Anh Tú ngược lại có thể yên tâm giao Thiên Tử quân cho Trần Thư chưởng khống.
Một trăm quân Túc vệ được Lý Anh Tú biến chế vào Ngự Lâm quân tạm thời để bọn hắn canh giữ ở Thủ Phủ, còn lại đội kỵ binh Lý Anh Tú quyết định xung vào Điện Tiền quân. Như vậy Cấm quân trong nháy mắt quân lực lớn lên một vòng đến gần một ngàn người hoàn toàn bảo vệ xung quanh Thăng Long.
Lý Anh Tú sắp xếp xong hài lòng trở về thủ phủ đi đến bệ đá cổ. Hắn vẫn chưa quên mình còn ba lượt triệu hoán chưa hề sử dụng đây. Lý Anh Tú liền hướng hệ thống kêu gọi.
“Đinh, xác nhận tiêu hao ba lượt triệu hoán?”
- Xác nhận.
“Đinh chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Thái Sư Lê Văn Thịnh”.
“Đinh, chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công ông tổ thần cơ Hồ Nguyên Trừng”.
“Đinh, chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công trạng nguyên Trương Hanh”. 
Liên tiếp ba tiếng thông báo vang lên, vậy mà triệu hoán ra hai người hầu như ai cũng biết, còn một người lại rất ít người biết. Từ trong bệ đá cổ đi ra hai người trung niên gần năm mươi tuổi và một người tầm ngoài ba mươi tuổi.
- Thần Lê Văn Thịnh, Hồ Nguyên Trừng, Trương Hanh bái kiến bệ hạ.
Ba người lần lượt chào Lý Anh Tú, hắn vội làm một cái hư đỡ nói.
- Ba vị lại có thể đến, Trẫm rất vui mừng.
Để tránh khỏi lúng túng hắn nhanh chóng nhìn qua giới thiệu của ba người.
Lê Văn Thịnh: Trạng Nguyên đầu tiên của Đại Việt trong kỳ thi nho học của Việt Nam. Tư chất (SS). Kỹ năng: Ngoại giao.
Hồ Nguyên Trừng: Con trai Hồ Quý Ly người phát minh ra súng thần công nên được gọi là ông tổ thần cơ. Tư chất (SSS). Kỹ năng: Chế tạo hỏa khí.
Trương Hanh: Là vị trạng nguyên đầu tiên của nhà Trần. Tư chất (S). Kỹ năng: Lập pháp.
Lý Anh Tú vô cùng kinh ngạc, Hồ Nguyên Trừng vậy mà tư chất đến (SSS), thần tử của Lý Anh Tú bây giờ người duy nhất đạt được (SSS) cấp bậc tư chất cũng chỉ có Cao Lỗ mà thôi, đủ thấy hệ thống đánh giá rất cao đối với Hồ Nguyên Trừng. 
Lê Văn Thịnh thì Lý Anh Tú đương nhiên biết, công lao lớn nhất của Lê Văn Thịnh có lẽ là dùng lý lẽ buộc Bắc quốc phải trả lại sáu huyện, ba động cho Việt quốc. Tiếc là sau đó xảy ra vụ án “hồ Dâm Đàm” Lê Văn Thịnh bị đi đày rồi chết tức tưởi, một cái kết không có hậu cho một vị công thần của Việt quốc.
Còn đến Trương Hanh ngoại trừ biết là trạng nguyên đầu tiên của nhà Trần ra thì Lý Anh Tú cũng không biết gì thêm. Tuy nhiên hắn vẫn cười lớn nói.
- Tốt lắm, Đại Việt chúng ta hiện tại mới lập quốc, kẻ thù bủa vây, có ba vị đến phụ tá Trẫm thực sự có thể nhẹ nhõm phần nào.
Hồ Nguyên Trừng có chút cảm khái nói.
- Bệ hạ quá lời, được lần nữa phục vụ Đại Việt Trừng cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Nghe Hồ Nguyên Trừng nói vậy không hiểu sao trong lòng Lý Anh Tú có chút rung động. Đối với Hồ Nguyên Trừng Lý Anh Tú cũng là hai cảm xúc khác nhau, một là khâm phục tài năng của Hồ Nguyên Trừng về cả cầm quần và chế tạo vũ khí. Nhưng một luồng suy nghĩ khác chính là không thích Hồ Nguyên Trừng bởi vì sau khi bị bắt Trừng vậy mà làm quan cho nhà Minh chế tạo vũ khí cho giặc. Những vũ khí này sau này lại đem đi đàn áp chính những cuộc khởi nghĩa của Việt quốc. Khác với Tuệ Tĩnh bị buộc phải làm quan, đến chết vẫn nhớ mong quê hương, còn Trừng thậm chí từng trở về Việt quốc làm mật thám giúp cho Bắc quốc. Có lẽ đó là tình thế bắt buộc nhưng trong tâm lý của Lý Anh Tú vẫn có sự không thích đối với Hồ Nguyên Trừng. Tuy nhiên hiện tại là thế giới khác, mà Hồ Nguyên Trừng cũng hóa kiếp, mọi chuyện cũng nên cho qua đi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.