Em Không Cần Lại Cô Đơn

Chương 74: 15 giờ 50 phút




Lương thiện
......
Sự im lặng bao trùm thật lâu bên đầu dây phía bên kia.
Trước khi gọi cho Cố Ngôn Minh, ý nghĩa đằng sau câu nói "anh là cảnh sát phòng chống ma túy" đã từng đọng lại trong tâm trí Ôn Dương trong một khoảng thời gian ngắn.
Nhưng chỉ trong chốc lát mà thôi.
Một Cố Ngôn Minh mà Ôn Dương quen thuộc, là một người can đảm, là một đội trưởng đội phòng chống ma túy đanh thép không biết hèn nhát trước những phần tử buôn bán ma túy.
Qua những tấm huân chương mà anh nhận được từ khi làm cảnh sát, có thể thấy anh là một người đàn ông thực thụ, đồng thời cũng là một cảnh sát phòng chống ma túy đáng được nhân dân và đồng đội kính trọng.
Nhưng hôm nay, khi đối mặt với người mình thích và thậm chí là được đối phương chủ động theo đuổi, lý do anh cảnh sát phòng chống ma túy này thu mình lại cũng là vì thân phận mà anh vẫn luôn tự hào.
Đương nhiên Ôn Dương có thể nhìn ra Cố Ngôn Minh cũng có ý với Kiều Mộ Quân.
Nhưng có lẽ chính sự tương đồng này đã khiến Cố Ngôn Minh nao núng.
Ôn Dương không rõ liệu đây có phải lần đầu tiên Cố Ngôn Minh chùn bước trong cuộc đời anh không. Nhưng cũng là một cảnh sát, nàng có thể hiểu ý của Cố Ngôn Minh.
"... Anh đã nói ra tình cảm của anh với Mộ Quân chưa?"
"... Tình cảm của anh đối với cô ấy, không có."
......
Khi Cố Ngôn Minh không ở nhà, những người trong gia đình anh luôn kinh hãi trước tiếng chuông điện thoại reo.
Đã không còn chỉ là nơm nớp lo sợ, mà đã đạt đến độ kinh hãi.
Cả đời không làm chuyện trái với lương tâm, nửa đêm không sợ ma gõ cửa.
Có lẽ câu nói này không quá hữu dụng với gia đình của các sĩ quan cảnh sát tiền tuyến.
Mặc dù các cảnh sát tiền tuyến làm việc chính nghĩa, nhưng họ luôn khiến những người thân thiết nhất phải lo lắng sợ hãi vì họ.
Mỗi lần ra khỏi cửa, Cố Ngôn Minh không thể coi như không nhìn thấy thâm ý trong mắt cha mẹ anh. Mà cha mẹ càng già đi, niềm hy vọng và khẩn thiết trong mắt họ càng sâu lắng hơn.
Ngay từ ngày đầu tiên làm cảnh sát phòng chống ma túy, anh đã bắt đầu chơi đùa trước bờ vực của sự sống và cái chết.
Trong thâm tâm, anh đã soạn sẵn một lá thư tuyệt mệnh. Thậm chí trước khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó, anh còn đem lá thư tuyệt mệnh trong lòng viết lên mặt giấy.
Di thư của anh đã được giao cho sư phụ cựu cảnh sát phòng chống ma túy Ôn Quốc Đông để đảm bảo an toàn.
Cũng chính vào giây phút động lòng với Kiều Mộ Quân, Cố Ngôn Minh mới hiểu tại sao Ôn Quốc Đông lại kiên quyết từ chức.
Sau khi mất đi người vợ yêu dấu, Ôn Quốc Đông đã chọn trở về với gia đình, chọn trở về với Ôn Dương. Ông đã chiến đấu vì sự nghiệp phòng chống ma tuý suốt 20 năm, đã đủ rồi.
Nhưng Cố Ngôn Minh mới 36 tuổi.
Anh không thể từ bỏ bộ đồng phục và sứ mệnh thiêng liêng này, cũng không nỡ từ bỏ khát vọng vì một tương lai vắng bóng ma túy tại Trung Quốc.
"... Cha mẹ anh đã đủ đáng thương rồi... Anh không muốn làm phụ lòng ai nữa..."
Ôn Dương cứng họng, im lặng rất lâu, rồi nói:
"...Anh không nói điều gì khó nghe với cô ấy chứ?"
"..."
Ôn Dương ở đầu bên kia điện thoại nhíu mày:
"Anh! Sao anh lại trẻ con như vậy! Vào lúc người ta tràn đầy hi vọng mà sao anh cứ phải... cứ phải... rốt cuộc anh đã nói gì với Mộ Quân?"
"... Anh nói... Anh không có hứng thú với cô ấy, không có hứng thú với hôn nhân, không có hứng thú với người chưa từng yêu..."
Ôn Dương cười khổ:
"Em thật là quá cảm ơn anh vì không thêm vào một câu 'cô đừng quá tự mình đa tình'."
Cố Ngôn Minh nghẹn họng, đúng là anh suýt nữa nói ra lời này. Nhưng khi nhìn thấy nụ cười gượng gạo trên khuôn mặt Kiều Mộ Quân, thế nào anh lại không nói ra nữa.
"Em giúp anh..."
"Em giúp anh an ủi cô ấy? Cô ấy là bạn em! Đương nhiên cần an ủi, em không phải đang giúp ai cả!"
"Còn có, anh thật sự muốn độc thân cả đời sao? Nếu không phải, vậy anh nhất định sẽ hối hận."
"..."
"Em hiểu anh, nhưng em nghĩ anh nên nói suy nghĩ thật của anh cho cô ấy. Anh nói nhiều lời đau lòng như vậy, kể nhiều chuyện phòng chống ma tuý đáng sợ như vậy, chẳng bằng anh thẳng thắn nói rằng anh cũng thích cô ấy."
"Anh... Anh còn chưa thích!"
"Chưa thích mà anh đỏ mặt làm gì? Anh đã đỏ mặt khi nói chuyện lần đầu tiên với cô ấy. Đừng tưởng lúc đó trông anh đen quá em không phát hiện ra, em chơi với anh mười mấy năm nay không phải để làm cảnh đâu."
"..."
"Anh khiến tình đầu của cô ấy chết yểu một cách thảm hại, đáng ghét! Người chị em của em ưu tú như vậy, cô ấy cũng không làm trong Cục Công an mà bị các ông cảnh sát các anh trêu là 'dương thịnh, âm suy'. Đến khi cô ấy bị người ta đuổi đi thật, anh đừng ôm em khóc đấy! Nam nữ thụ thụ bất thân! Đủ rồi, cúp máy đây!"
Ôn Dương không cho Cố Ngôn Minh cơ hội nói chuyện, thẳng thừng cúp máy.
Nàng lái xe của Ôn Quốc Đông đến nhà Kiều Mộ Quân.
Chuông cửa đã reo suốt nửa tiếng, nhưng trong phòng không có động tĩnh gì.
Ôn Dương nhìn chằm chằm lên trần nhà trong hành lang. Không biết là đang giận người trong phòng, hay đang giận Cố Ngôn Minh.
Nàng gửi một tin nhắn cho Kiều Mộ Quân, nói thẳng cho cô bạn về tâm ý và rung động của Cố Ngôn Minh, cũng như mục đích đằng sau câu chuyện chống ma túy.
Mặt khác, với tư cách là bạn tốt của Kiều Mộ Quân, nàng cũng chân thành giải thích, hoặc có thể nói là thiện chí nhắc nhở cô bạn: Muốn yêu cảnh sát thật không dễ dàng, nhất là cảnh sát phòng chống ma túy. truyện xuyên nhanh
Nàng còn gửi nhiều vụ án đời thật liên quan đến phòng chống ma túy cho Kiều Mộ Quân:
Trước đây tôi đã kể bà nghe rất nhiều vụ án có thật trong lĩnh vực này, lúc đó, bà bảo tôi, bà muốn kiên trì, kiên trì tìm hiểu và tích cực theo đuổi Cố Ngôn Minh.
Mộ Quân, tôi biết bà sẽ không coi tình cảm là trò vui, từ xưa đến nay bà không hề dễ dãi thử yêu đương cho biết.
Vì bà nghiêm túc như vậy, lần này cũng nên nghiêm túc nghĩ xem, chỉ vì chính bản thân bà mà thôi.
Tôi vẫn còn một câu chuyện muốn kể bà nghe, nếu bà muốn, tôi đợi bà ở cửa.
Mười phút sau, Kiều Mộ Quân mở cửa chống trộm ra.
Ôn Dương nhìn thấy màu đỏ trong đáy mắt Kiều Mộ Quân, và màu xanh dưới mắt cô bạn.
Hai người bạn tốt cứ ngồi như vậy tại hành lang cạnh cửa chống trộm.
Kiều Mộ Quân yên lặng lắng nghe câu chuyện của Ôn Dương, cuối cùng cũng đồng ý với Ôn Dương rằng cô ấy sẽ nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề này, bất kể kết quả có ra sao.
......
Mỗi ngày ngoài giờ làm việc, Ôn Dương luôn tìm thời gian thích hợp để gọi điện thoại cho bà ngoại.
Nhưng hôm nay, chuông đã đổ rất lâu nhưng vẫn chưa thấy ai bắt máy.
Kể từ khi ông ngoại qua đời, bà ngoại nàng không muốn làm phiền con cháu nên đã luôn sống đơn độc trong ngôi nhà cũ.
Ban ngày thuê một cô bảo mẫu kiểu đến giúp nấu ăn, làm việc nhà và nhân tiện chăm sóc người già.
Ôn Dương còn chưa nói với bà ngoại mấy câu, đã nghe thấy bà vô tình kêu lên đau đớn.
"Bà, bà bị ốm à?"
Cô bảo mẫu xin nghỉ phép vài ngày về quê thăm người thân, hôm nay bà ngoại ở nhà một mình, Ôn Dương rất lo lắng bà có bệnh mà giấu.
"Không, Cừu Cừu, bà không ốm."
"Bà, bệnh nhẹ trị ít, bệnh nhẹ mà để lâu nhỡ thành bệnh nặng, phải nằm viện đấy, bà khổ chứ ai khổ đây! Nếu bà thấy không khoẻ chỗ nào, nhất định phải nói cho cháu biết!"
Trực giác của Ôn Dương thật ra là có căn cứ cả. Hai ngày trước, bà ngoại bỗng nổi nhiều mụn cơm mà không ai biết tại sao. Trên bắp chân, giữa thắt lưng, mụn nổi lên lần lượt như nấm sau mưa, kèm theo triệu chứng ngứa và đau không thể giải thích được.
Có lẽ được cháu gái quan tâm và khuyên nhủ, bà ngoại sau khi nhẫn nhịn hai ngày, cuối cùng hôm nay mới nói cho Ôn Dương sự thật.
"Mấy ngày trước người bà bắt đầu nổi mụn, nổi nhiều mụn lắm."
Nghe vậy, Ôn Dương còn tưởng bà bị dị ứng.
Dị ứng nghiêm trọng không được chậm trễ, đặc biệt là sau khi biết bà bị ngứa và đau, Ôn Dương tạm thời đổi ca với Lý Duyên Thanh, lái xe đưa bà đến bệnh viện.
Khi nhìn thấy bà ngoại trong ngôi nhà cũ, Ôn Dương nhận ra, rất có thể tình hình lần này không phải dị ứng.
Dị ứng không thể nổi mụn có màu này được.
Nàng lái xe đưa bà ngoại đến bệnh viện, sau khi khám xong, bác sĩ bảo phải nhập viện.
Hóa ra những cái mụn ảnh hưởng đến việc đi lại của bà ngoại chính là zona thần kinh.
Zona thần kinh ở người già không phải là bệnh có thể giải quyết bằng cách điều trị đơn giản.
Ôn Dương sốt sắng làm thủ tục nhập viện cho bà, bà ngoại ngay lập tức được sắp xếp đưa vào Bệnh viện Số 2 Bắc Thành - nơi tốt nhất để điều trị bệnh zona thần kinh.
Bệnh viện Số 2 không nằm ở quận Đông Thành, mà toạ lạc tại đầu bên kia thành phố Bắc Thành, ngoại ô quận Tây Thành.
Sau khi sắp xếp phòng bệnh cho bà ngoại, Ôn Dương lại lái xe thêm hai tiếng nữa trở lại nhà cũ lấy quần áo để thay và những đồ dùng hàng ngày mà bà quen dùng.
Đi khám bác sĩ, có nghĩa là sau khi người cao tuổi bị zona thần kinh, họ thường cần một chu kỳ điều trị từ 7 đến 15 ngày.
Trường hợp nằm viện ít nhất 7 ngày, không thể dùng những nhu yếu phẩm qua loa tạm thời được.
Huống chi, bà ngoại quen kê cao gối khi ngủ, Ôn Dương nhất định phải trở về nhà cũ một chuyến.
......
Ôn Dương thông báo tình hình của bà cho cậu và bác cả trong nhà.
Kể từ khi mẹ qua đời, Ôn Dương rất ít khi gặp lại các cô các bác trong họ hàng, ngoại trừ những ngày lễ tết.
Mặc dù Ôn Dương rất thân thiết với em họ Dương Ngọc Long, nhưng nàng khá có thành ý đối với các cô các bác trong gia đình mẹ.
Những năm gần đây, thành ý đó lại càng nhiều thêm.
Vì đã lớn tuổi, mấy năm gần đây bà ngoại năm nào cũng phải nhập viện một hai lần.
Xem ra cổ nhân nói rất đúng: bệnh nặng ốm lâu, vắng bóng hiếu tử.
Trong hai người chú, một người lấy cớ chăm sóc cháu trai để trốn việc trông bà buổi tối, người còn lại lấy lý do công việc để thoát nạn. Còn người con gái duy nhất còn sống của bà ngoại - bác cả, thì sao?
Bác ta có thể chơi mạt chược, có thể bận thuê nhà, cũng có thể bận đón cháu trai và cháu gái, chỉ duy nhất không có thời gian để chăm sóc mẹ già trong bệnh viện.
Họ thường đến vào buổi sáng để đưa bữa trưa rồi về ngay, hầu như lần nào bà ngoại nhập viện cũng đều làm vậy.
Nhưng bà ngoại nằm viện, sao mà không có người trông bên cạnh được?
Những khi tỉnh táo, bà đều kiên quyết không muốn thuê y tá.
Bà luôn nghĩ mình đã sinh được bốn người con, ngay cả khi chỉ còn ba người, bà vẫn còn may mắn hơn nhiều so với những bậc cha mẹ chỉ duy nhất một con.
Ba đứa con thay nhau chăm sóc mẹ, không phải rất dễ dàng sao?
Ba đứa con đều ở thành Bắc Thành, cũng có thể tính là ở ngay bên cạnh mẹ, nếu phải thuê y tá đến chăm sóc, bà giấu mặt mũi đi đâu được đây.
Nhưng những đứa con của bà thì sao?
Đến một lúc thì được, nhưng không thể đến được nhiều.
Cuối cùng, chỉ có hai cha con họ Ôn vất vả.
Khi đối mặt với con cháu, bà ngoại rất mềm yếu. Chỉ biết âm thầm ngậm đắng nuốt cay vào bụng.
Dù biết mình nhập viện sẽ khổ cho cháu gái và con rể, cũng biết ba đứa con mình rứt ruột đẻ ra đều không được việc, nhưng bà không dám nhờ vả các con, càng không muốn nghe những lời bàn tán khó nghe đến mức có thể tát vào mặt mình.
Bà ngoại thấy thương Ôn Dương và Ôn Quốc Đông, nhưng cuối cùng, mong muốn không bị mất mặt đã thắng thế.
Bà không thể nói những lời như "các con gọi y tá cho mẹ đi"...
Có lẽ đến chết cũng không thể nói vậy.
Những lời này nếu nói ra, chẳng khác nào phủ định cả cuộc đời bà. Phủ định cả cuộc đời mà bà đã hết lòng vất vả vì con cái.
Nói chính ra, bà là một người lương thiện.
Và vì lương thiện, nên bà thương cháu gái và con rể.
Vì lương thiện với con cái, bà vẫn muốn tin vào những lời bào chữa và trốn tránh mà bà biết là chiếu lệ.
Tuy nhiên, mặt khác, bà lại không hề lương thiện, mà là một người ích kỷ.
Vì ích kỷ, bà đã lợi dụng lòng tốt và lòng nhân từ của người khác.
Dù sao bà cũng không phải mẹ của Ôn Dương, nhưng lại giao chấp niệm phải báo hiếu cho một người đã mất mẹ như Ôn Dương.
Về phần Ôn Dương?
Ôn Dương tuyệt đối không phải người nhân từ, nàng cũng không phải thánh nhân.
Trong chuyện của bà ngoại, tâm lý đè nặng nàng và Ôn Quốc Đông nhất chính là không thể trơ mắt đứng nhìn.
Họ không thể làm được điều này, không thể vừa đến đã vội vã đi như những người họ hàng khác.
Vì không thể trơ mắt ra nhìn một người già đáng thương, họ sẵn sàng thay vợ mình, thay mẹ mình báo hiếu một người già.
......

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.