Hai Đứa Trẻ Vô Tư

Chương 4: Chu Tự Thanh nghe xong cũng phải bật dậy




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Tuy Doãn Thiên Dương và Nhiếp Duy Sơn là bạn nối khố nhưng bình thường cậu cũng không hay đến cửa hàng, bởi vì cậu quá hiếu động, nhỡ đâu đụng phải quầy hàng và giá hàng thì kết quả có thể nói là mang tính hủy diệt.
Sáng sớm dậy rửa mặt xong, Doãn Thiên Dương tự biết cái đức hạnh của mình nên rất tự giác lôi ghế ra ngồi trước cửa tiệm để đón khách, cố gắng không ở trong phòng làm phiền, ngồi được một lát thì hơi mệt, cậu gọi với vào trong phòng: “Ông ơi, cho cháu việc gì đó để làm đi ạ.”
Ông Nhiếp nói: “Chiều thì đi học hay làm bài tập đi.”
Doãn Thiên Dương giả vờ không nghe thấy, tiếp tục ngồi đó. Đến hơn chín giờ thì thị trường đồ cổ bắt đầu đông đúc hơn, có nhiều người thì cậu lại có sức sống, nhìn cái này rồi ngó cái kia, vì sợ chặn mất cửa nên cậu ngồi dịch sang bên cạnh một chút.
Nhiếp Duy Sơn đang sắp xếp vật liệu hôm qua mua trong kho hàng, thu dọn xong thì đi ra phòng ngoài trông quầy hàng. Cái nghề đồ cổ này, ba năm cũng chưa chắc bán được một cái nhưng bán được một cái thì đủ tiêu trong ba năm, chỉ là mấy sợi dây chuyền vòng tay của nhà hắn không được coi là đồ cổ, vật liệu tốt hình dạng đẹp thì mới bán được.
Doãn Thiên Dương trông thấy Nhiếp Duy Sơn ngồi trong quầy thì đi vào, khép chân ngồi xuống bên cạnh, hai tay còn để gọn ở mép quầy. Nhiếp Duy Sơn thấy cậu ngồi bức bối như vậy thì nói: “Sao không ngồi ở cửa nữa?”
“Chán lắm, vào đây nói chuyện với cậu, nhìn cậu bán hàng cũng được.”
Có mấy người khách đi vào, đều tự xem không cần phải để ý đến, lúc chọn hoặc muốn đeo thử thì mới bắt chuyện, một cô gái xinh đẹp tóc dài nói muốn mua vòng tay, hỏi họ có đề cử gì không thì Nhiếp Duy Sơn mới lấy mấy mẫu ra giới thiệu: “Chúng tôi có dây toàn hạt và dây điểm xuyết hạt, chị xem xem thích loại nào, đa số các cô gái da trắng đều chọn Nam Hồng vì tôn da.”
Doãn Thiên Dương ngồi bên cạnh hỏi: “Nam Hồng là gì?”
“Mã não Nam Hồng.” Nhiếp Duy Sơn giải thích một câu, sau đó lấy ra đeo thử vào cho khách, “Chiếc vòng này xung quanh là các viên hoa văn chữ Hồi, ở giữa là hai hạt vuông vân nước bằng Thảo Môi Hồng, hợp cho các cô gái trẻ đeo.”
(*)Mã não Nam Hồng:
1
(*)Hạt vuông vân nước:
2
(*)Thảo Môi (dâu tây) Hồng:
3
Doãn Thiên Dương nói: “Quả hồng rồi lại dâu tây, nói làm tớ đói bụng quá đi.”
Nhiếp Duy Sơn không phản ứng, rồi lại lấy ra một sợi dây chuyền: “Đây là dây chuyền vàng hồng, điểm xuyết song liên hoàn bằng ngọc Hòa Điền(*), màu trắng trong suốt rất hợp với dây, nếu tự mình phối thì nên phối theo mẫu này.”
(*)Song liên hoàn bằng ngọc Hòa Điền:
4
Doãn Thiên Dương hỏi: “Đắt không?”
Cuối cùng vòng tay và dây chuyền đều bán được cả, khách vừa đi khỏi thì Nhiếp Duy Sơn đã xách Doãn Thiên Dương lên, sau đó lấy khay đồ trang sức có mấy chục cái vòng tay trong ngăn kéo ra, đoạn nói: “Ra cửa bán đi, một trăm đồng ba cái.”
Doãn Thiên Dương có việc để làm thì rất vui, cậu bê cái khay rồi đi ra ngoài, ra tới cửa thì quay đầu lại: “Một trăm đồng ba cái? Vừa nãy hai cái bé tí kia hết ba nghìn, có phải cậu lừa người ta không đấy?”
Nhiếp Duy Sơn ngồi xuống chống cằm: “Cậu nói to hơn chút nữa xem, người không biết lại tưởng đây là tiệm lừa đảo nữa đấy, buổi trưa có định ăn cơm không?”
“Tớ còn chưa ăn sáng đây!” Doãn Thiên Dương vén mành đi ra ngoài, hai băng ghế thì một ngồi một để bày đồ, đặt cái khay trước mặt, cậu hét, “Khuyến mãi đặc biệt cuối tuần đây, một trăm đồng ba cái, phỉ thúy mã não ngọc Hòa Điền thượng hạng, số lượng có hạn, mua xong hẹn gặp lại!”
Chưa tới hai phút Nhiếp Duy Sơn đi ra, trực tiếp nhét một quả đào vào miệng cậu rồi nói: “Lót bụng đi, đừng hô vớ cmn vẩn.”
Doãn Thiên Dương yên lặng gặm đào, Nhiếp Duy Sơn dặn dò: “Trong kia toàn là vật liệu tuyển chọn rồi thiết kế, sau đó chế tạo thủ công, còn những thứ này là hàng đại trà ở chợ bán buôn, mặc cả cũng bán.”
“Giá nhập bao nhiêu thế, đừng để lỗ vốn.” Doãn Thiên Dương sắp xếp lại mấy cái vòng một chút.
Nhiếp Duy Sơn nhỏ giọng trả lời: “Giá nhập là mười lăm ba cái.”
Doãn Thiên Dương nghe xong thì trợn trừng mắt, thấp giọng xuống quát: “Đậu má, thế mà nói là không phải lừa đảo, cái vòng Đa Bảo cậu đưa tớ bao tiền đấy? Tớ còn đang định sau này truyền lại cho con trai tớ kia kìa, thấp hơn năm mươi thì khỏi truyền!”
Nhiếp Duy Sơn đập một cái vào gáy cậu: “Cậu còn định truyền cho con trai ấy hả? Truyền lại cặp nạng cho con trai đi, nếu nó giống cậu thì chắc chắn là cần dùng!”
Một tay Doãn Thiên Dương cầm đào, một tay ôm gáy: “Cậu vào mau đi, đừng cản trở tớ bày hàng.”
“Ngồi yên bày đừng rao linh tinh, làm như bán dưa hấu trong chợ không bằng.” Nhiếp Duy Sơn đứng dậy đi vào, còn lầm bầm một câu, “Mà cũng chẳng nói được lời nào hay, mù chữ.”
Doãn Thiên Dương ăn xong thì quệt miệng, bực mình, nửa cân đồng nát mà còn dám cười tám lạng sắt vụn là mù chữ, không sợ đau lưỡi à, cậu quay mặt về phía dòng người qua lại hô lần nữa: “Xem vòng tay đi, phỉ thúy, mã não, trân châu, không ai nhường ai, thi nhau bày đày, đỏ như lửa, hồng như ráng chiều, trắng như tuyết.”
Ở trong phòng Nhiếp Duy Sơn bưng tách trà suýt nữa thì phun ra, sau đó lại nghe Doãn Thiên Dương nói tiếp: “Trong khay đâu đâu cũng là vòng tay, hình dáng lẫn lộn, có loại có tên, có loại không tên, rải ở trên khay như không cần tiền, như cho không, một trăm đồng ba cái.”
Chu Tự Thanh mà nghe thấy cũng phải bật dậy.
(*)Chu Tự Thanh (1898-1948) là nhà thơ và nhà tiểu luận nổi tiếng Trung Quốc. Đoạn rao trên chế dựa theo tản văn “Xuân” của ông.
Doãn Thiên Dương càng bán càng đắt hàng, buổi trưa ăn vội hai bát cơm xong lại muốn bày hàng tiếp, lúc một hai giờ là thời điểm nóng nhất, cậu ngồi bất động ở bên ngoài nhễ nhại mồ hôi, Nhiếp Duy Sơn đi ra nói: “Lát nữa lại say nắng bây giờ, vào nhanh lên.”
Buổi chiều ông Nhiếp trông cửa hàng còn hai người thì họ trốn trong phòng cơ khí, Doãn Thiên Dương vọt đi tắm cảm thấy sảng khoái cả người, lúc này cậu nằm úp sấp trên bàn nhìn Nhiếp Duy Sơn làm việc. Trước mặt Nhiếp Duy Sơn đặt một hộp các viên ngọc đã khắc xong, chuẩn bị đánh bóng.
“Ê Sơn Sơn, sau này cậu chịu trách nhiệm làm, tớ chịu trách nhiệm bán được không?” Doãn Thiên Dương nghĩ tới khai giảng vào ngày kia, sau đó lại nghĩ tới tương lai mờ mịt thì thấy hơi hoang mang.
“Cậu tới nhà tớ làm công hả? Được thôi, lương cơ bản cộng thêm phần trăm doanh số, bao cơm trưa.” Nhiếp Duy Sơn cúi đầu chuẩn bị. Doãn Thiên Dương vừa nghe thấy thế thì mất hứng, mơ màng nói: “Tại sao lại là làm công chứ, sau này chắc chắn cửa hàng này sẽ chia cho cậu và Tiểu Vũ, lúc đó tớ sẽ góp thêm tí vốn rồi chúng ta hợp tác mở một tiệm mới.”
Nhắc Tào Tháo thì Tào Tháo tới, Nhiếp Dĩnh Vũ đứng trong sân gọi “Anh ơi” một tiếng, sau đó đi vào: “Ai vừa nhắc đến em vậy, em nghe thấy rồi, đúng rồi anh Dương Dương, dì Tiên bảo anh phải về nhà trước khi trời tối để làm bài tập.”
Đột nhiên Doãn Thiên Dương trở nên nhạy bén: “Mẹ anh chủ động tìm mày truyền lời hả? Hay là mày tới nhà anh?”
Nhiếp Duy Sơn cười ra tiếng: “Đi tìm chị Kết chứ gì.”
“Có hai bài em không hiểu nên định hỏi Thiên Kết một chút.” Nhiếp Dĩnh Vũ hơi ngượng ngùng cúi đầu, vừa mới cúi xuống thì đã bị đập một phát. Doãn Thiên Dương nói: “Lại còn gọi tên trống không, Thiên Kết là tên để mày gọi đấy à? Thằng nhóc này đúng là to gan.”
Nhiếp Dĩnh Vũ nhỏ hơn hai người họ mấy tháng, chiều cao ngang với Nhiếp Duy Sơn, cậu ta có phần không phục, nhưng vừa định cãi lại thì bị Nhiếp Duy Sơn ngẩng đầu liếc mắt một cái, vì vậy đành ngậm miệng.
Doãn Thiên Dương được voi đòi tiên: “Mày đến chỉ để truyền lời thôi hả?”
Nhiếp Dĩnh Vũ nói: “Mẹ em mua cho ông đôi giày, mục đích chính em đến là để đưa giày, nhưng mà kể cả không có chuyện gì thì em cũng có thể đến chứ, đây là cửa hàng nhà em mà.”
“Đây là cửa hàng của ông, sau này thì không biết chừng sẽ là cửa hàng của Tiểu Sơn!” Đột nhiên Doãn Thiên Dương bùng phát ý thức lãnh địa, bùng phát xong lại cảm thấy mình nhiều chuyện, cậu nhỏ giọng lầm bầm một câu, “Anh của mày đến làm việc cả ngày còn mày thì chả làm gì cả, không công bằng.”
Rốt cuộc Nhiếp Duy Sơn cũng hoàn thành việc đánh bóng, trong lúc đó bầu không khí đã im lìm được hai ba phút, Nhiếp Dĩnh Vũ và Doãn Thiên Dương giương mắt nhìn không nói lời nào, đều cảm thấy mất hứng, hắn lau lau công cụ rồi nói: “Nhiếp Dĩnh Vũ trông tiệm một lúc đi, nhường anh Dương Dương một chút.”
Nhiếp Dĩnh Vũ thấy đúng là điên rồi: “Em mà phải nhường anh á?”
Nhiếp Duy Sơn hỏi ngược lại: “Chưa từng nghe chuyện Khổng Dung nhường lê(*) à?”
(*)Khổng Dung là cháu đời thứ 20 của Khổng Tử, khi lên 4 tuổi đã biết nhường những quả lê to cho cha mẹ và các anh còn mình thì ăn quả nhỏ.
Phòng cơ khí lại chỉ còn hai người họ, Nhiếp Dĩnh Vũ thì tức giận đi ra phòng ngoài ngồi trông quầy hàng, Doãn Thiên Dương cúi đầu cào cào chỗ ứ máu trên cánh tay, cào được một lát thì đột nhiên đứng dậy bỏ đi.
Cậu đi ra phòng ngoài liếc mắt nhìn nhau với Nhiếp Dĩnh Vũ, sau đó lại gần nói: “Tiểu Vũ này, xin lỗi, vừa rồi không phải là anh muốn cáu với mày đâu, chỉ là anh cảm thấy anh của mày làm nhiều như vậy thì khổ quá, cho nên hơi nhạy cảm một chút, mày đừng giận anh nhớ.”
“Không giận, cũng đâu phải là người ngoài.” Nhiếp Dĩnh Vũ cúi đầu nhìn thấy cái vòng trên chân Doãn Thiên Dương, “Phác thảo bản vẽ cả nửa tháng, thì ra là đưa cho anh à.”
Doãn Thiên Dương không nghe thấy nửa câu sau, nói xin lỗi xong thì đi luôn. Buổi chiều có ba người ở đó nên ông Nhiếp rất nhàn rỗi, đến chạng vạng thì cùng nhau về nhà, Nhiếp Dĩnh Vũ cưỡi xe đạp leo núi, còn Nhiếp Duy Sơn lái xe điện đèo Doãn Thiên Dương.
Sau khi về nhà ăn cơm rửa ráy, thím ba đưa cho mỗi người một đôi giày thể thao đã lau sạch sẽ rồi nói: “Tự xỏ dây giày đi, xỏ xong thì cất gọn vào, rốt cuộc cũng đi học rồi, mỗi ngày ở nhà chẳng làm chuyện gì tử tế.”
Nhiếp Dĩnh Vũ lao từ trong nhà ra: “Biên lai 20 nghìn này là sao đây ạ! Sao lại đăng ký lớp học thêm cho con vậy!”
“Kêu gào cái gì, mới báo một môn thôi.” Thím ba thu quần áo đã khô vào, “Giờ dạy nhiều lắm, Tiểu Sơn cũng lên lớp cùng đi, vào năm thì bổ sung thêm môn khác, tiếng Anh của cháu cũng không ổn đâu.”
Nhiếp Duy Sơn nói: “Cháu thì không cần đâu ạ, tốn nhiều tiền như thế nhưng cháu nghe cũng không hiểu, để Tiểu Vũ học hết đi ạ.”
Chú ba đi từ trong nhà ra: “Không nói chuyện đó vội, sau khi khai giảng thì buổi tối cháu không được lén ra ngoài đua moto nữa, chú biết các cháu còn cược cả tiền, nếu không đủ tiền thì nói với người trong nhà, học phí cũng không cần cháu phải đưa.”
“Dạ, cháu nghe lời chú.” Nhiếp Duy Sơn trả lời, sau đó ngồi xuống xỏ dây giày.
Đến khi trời tối yên tĩnh, phòng ngủ cũng đã tắt đèn, Nhiếp Dĩnh Vũ nằm trên giường gửi tin nhắn, gõ xong “Ngủ ngon” thì gửi cho Doãn Thiên Kết, nghe thấy tiếng báo tin đã được gửi thì trong lòng hân hoan.
Trong một căn phòng khác, Nhiếp Duy Sơn vừa mới nhắm mắt lại thì điện thoại di động kêu lên hai tiếng, mở ra xem thì là Doãn Thiên Dương gửi tới: Đừng để em trai cậu quấy rầy chị tớ!
Hắn trả lời: Trẻ con lớn rồi không quản được, ngủ ngon.
Doãn Thiên Dương nhắn lại ngay: Ngủ không ngon, cậu ra đây.
“Phiền muốn chết.” Nhiếp Duy Sơn nói xong thì rời giường, xỏ tông đi sang hẻm bên cạnh, ra tới đầu hẻm đã trông thấy Doãn Thiên Dương ngồi ngoài cửa, hắn đi đến ngồi xuống bên cạnh, “Cậu không buồn ngủ à, lúc nào cũng như được vặn dây cót.”
Doãn Thiên Dương nói: “Sắp đi học rồi, lúc tối tớ định tìm cậu bàn xem nên chọn ban Văn hay ban Lý, nhưng đi đến cửa thì nghe thấy thím ba nói chuyện đăng ký học thêm nên không vào.”
Bây giờ học thêm rất đắt, Doãn Thiên Dương biết Nhiếp Duy Sơn sẽ không tiêu tiền của người khác vào việc đó, nhưng cậu không ngờ đến học phí cũng là Nhiếp Duy Sơn tự lo, chú ba nói đánh cược đua moto gì đó, cậu vừa nghe thấy thế thì suýt tăng huyết áp.
“Đờ mờ, cậu làm gì đấy?” Nhiếp Duy Sơn hết cả hồn, đột nhiên bị ôm chầm lấy.
Doãn Thiên Dương nhấn đầu đối phương vào ngực mình thật chặt rồi nói: “Tính cậu vốn hay nhân nhượng cho yên chuyện, từ trước tới nay cũng chẳng kéo bè gây sự, tuy tớ toàn nói cậu nhát gan nhưng chưa bao giờ tớ thấy cậu như vậy là không tốt, cậu đừng vì tiền mà làm những chuyện mình không thích, lại còn nguy hiểm nữa.”
Nhiếp Duy Sơn sắp bị làm ngộp chết: “Buông tớ ra trước cái đã, cái tên ngốc này.”
“Tớ không buông, là anh em thì nghe tớ nói hết đã.” Doãn Thiên Dương ưỡn ngực vươn eo cũng mệt mỏi lắm nhưng vẫn ra vẻ mà xoa xoa sau gáy Nhiếp Duy Sơn, “Xế chiều hôm nay tớ xin lỗi Tiểu Vũ không vì gì khác mà chính là tớ sợ nếu thật sự mâu thuẫn với nó, cậu ở trong nhà họ sẽ không được thoải mái thì làm sao bây giờ.”
Nhiếp Duy Sơn không động đậy, còn ôm lấy eo Doãn Thiên Dương.
Doãn Thiên Dương tự mình thấy cảm động: “Tuy chú ba và thím ba đều cực kỳ tốt nhưng dù gì cũng là ăn nhờ ở đậu, cậu yên tâm, nhìn tớ không đáng tin vậy thôi nhưng gan lớn lại kiên cường, tương lai chắc chắn có thể kiếm cơm ăn, chỉ cần tớ có một miếng ăn thì cậu cũng sẽ không phải chịu đói.”
Nhiếp Duy Sơn ngộp thở trong ngực Doãn Thiên Dương cười: “Cảm ơn, sau này phải hy vọng vào cậu rồi.”
Rốt cuộc cũng bỏ ra, Doãn Thiên Dương túm áo quạt quạt, yên tĩnh trong chốc lát lại nhỏ giọng hỏi: “Mà chuyện kia, cậu đua moto ở đâu đấy, tớ cũng muốn đi, cái công việc này hiển nhiên là hợp với tớ hơn á.”
Nhiếp Duy Sơn đứng dậy bỏ đi: “Biết ngay là không phải nói lời sến sẩm đơn giản mà, mất công tớ chịu ngộp ra đầy mồ hôi.”
“Nhưng lời tớ nói đều là thật lòng mà.” Doãn Thiên Dương cũng bước vào trong sân, “Chủ nghĩa lãng mạn xong thì phải sang chủ nghĩa hiện thực tràn đầy năng lượng chứ, nhà bao việc.”
Nhiếp Duy Sơn bước xuống bậc đi ra ngoài, Doãn Thiên Dương thì đi vào bên trong, đi được mấy bước thì đồng thời dừng lại, cùng mở miệng gọi với ra sau: “Ngày mai có làm bài tập không?”
Hai người nghe thấy thế thì cùng bật cười, lại đồng thời hô một câu “Ngủ ngon”.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.