Hiện tại nhớ lại, Tống Nguyên Tây nói với tôi nhiều nhất chính là hỏi tôi có tin anh hay không và đừng sợ, bởi vì tôi tin tưởng anh, cho nên cảm thấy không sợ như vậy nữa.
Tưởng Lâm không ở cùng chúng tôi nữa, nghe đâu bị mang đi phòng đơn, thời điểm “lên lớp” cũng không xuất hiện, mà bởi vì tôi “báo cáo” Tưởng Lâm, dĩ nhiên nhận được đặc xá, có thể trở về đại đội.
Thật là trào phúng.
Tôi cũng lười nói.
Nhưng cho dù thế nào, chỉ cần không phải đơn độc “trị liệu”, đối với tôi mà nói là chuyện tốt, tôi rốt cục cũng có thể thở phào nhẹ nhõm được đôi chút.
Hoạt động hàng ngày đều khôi phục như trước, chúng tôi bị nhìn chằm chằm, không thể tùy tiện nói chuyện, bị éo ở trước mặt mọi người nói bản thân không nên yêu thích đồng tính, bị ép tự kiểm điểm dùng mọi từ ngữ ác độc mà công kích những người đồng bệnh tương liên.
Trời vừa xế chiều, bọn tôi được chia thành các đội gồm 2 người, dưới sự giám sát của họ Khổng, lăng mạ bạn học của mình, châm biếm xu hướng tính dục của đối phương, thật không may, Tống Nguyên Tây và tôi lại được phân vào một đội.
Tôi nhìn anh không nói một lời nào, cắn chặt môi.
Họ Khổng đi đến, hỏi tôi xảy ra chuyện gì.
Tống Nguyên Tây mở miệng trước.
Anh nói: ” Wilde (1) bởi vì là người đồng tính nên bị tống vào tù, bị áp dụng hình phạt “liệu pháp tuyệt thực” của Gogol (2), bởi vì Turing(3) là đồng tính nam mà bị ép buộc tiêm hormone nữ, bởi vì Tchaikovsky(4) là người đồng tính bị ép uống thuốc độc tự sát.”
Chú thích:
(1): Oscar Wilde, tên đầy đủ là Oscar Fingal O’Flahertie Wills Wilde, là nhà văn nổi tiếng của Ireland. Ông sinh tại Dublin, Ireland, ngày 16/10/1854 và mất tại Paris vì viêm não, ngày 30/11/1900. Oscar Wilde đã từng thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình trong lời tựa của cuốn tiểu thuyết Chân dung Dorian Gray của mình rằng “Nghệ sĩ là người sáng tạo ra cái đẹp”, và mục đích cuối cùng trong mọi sáng tạo của ông là sự hiện diện của cái đẹp dưới mọi cảm thức, mọi trăn trở.
Trong cuộc đời của mình, Oscar Wilde nhiều lần bị kiện tụng, tù tội vì quan hệ đồng tính. Trong các phiên tòa xử tội thiếu đứng đắn của mình, Wilde vẫn tự tin là ông sẽ chiến thắng. Một ngày nọ, khi ở ngã tư Piccadilly Circus, ông tình cờ gặp lại một người bạn có vẻ lo lắng khi nói về chủ đề này. Wilde cố trấn tĩnh bạn mình. “Anh đã nghe nói về vụ kiện của tôi rồi à?” ông hỏi. “Đừng lo lắng quá. Mọi chuyện ổn cả. Tầng lớp lao động sẽ sát cánh với tôi… đến từng cậu bé một”.
Sau khi được thả ra khỏi nhà tù, Wilde cố gắng một gần cuối cùng để chứng tỏ sự “đứng đắn” của mình với công chúng Anh. Ông cùng người bạn Ernet Dowson, một nhà thơ, đi đến một nhà thổ ở Pháp. Dồn hết lại, họ chỉ đủ tiền để cho một người dùng thử dịch vụ ở đây.
Dowson khuyến khích Wilde thử một lần cho biết, khăng khăng rằng ông sẽ chẳng bị ảnh hưởng gì tới tiếng tăm nếu có được một trải nghiệm “lành mạnh” hơn – tức là quan hệ với nữ giới.
Lời đồn đại về chuyến đi đến nhà thổ này lọt ra ngoài, và chẳng bao lâu một đám đông đã bu kín ngôi nhà tai tiếng này. Khi Wilde bước ra ngoài, ông kể với Dowson: “Lần đầu tiên trong mười năm nay và nó sẽ là lần cuối. Giống như thịt cừu để lạnh vậy.” Sau đó ông quay sang nói với đám đông: “Nhưng hãy kể điều đó ở Anh ấy, bởi nó sẽ hoàn toàn hồi phục lại nhân phẩm cho tôi.”
(2): Nikolaj Wasiljewicz Gogol ; 01 tháng 4, 1809 – 04 tháng 03, 1852) là một văn sĩ, thi sĩ, kịch tác gia và phê bình gia người Nga gốc Ukraina – Ba Lan. Sau thành công vang dội của Những linh hồn chết, người sống thời đó coi Gogol là nhà văn châm biếm vĩ đại, người đả phá bộ mặt xấu xí của Đế quốc Nga. Ít người biết rằng Những linh hồn chết dự định sẽ phần đầu tiêu của một tác phẩm đối trọng với Hài kịch thần thánh của Dante. Phần đầu tiên khắc họa Inferno – Địa ngục; phần hai là Purgatory (Chuộc tội), kể về sự thanh tẩy và chuyển biến của gã đểu cáng Chichikov nhờ ảnh hưởng của những người chủ và thống đốc đức hạnh.
Tháng 4 năm 1848, Gogol trở về Nga sau cuộc hành hương tới Jerusalem, ông dành những năm cuối đời cho chuyến đi không ngừng khắp đất nước. Khi thăm thủ đô, ông ở cùng một số bạn bè, chẳng hạn như Mikhail Pogodin và Sergey Aksakov. Trong thời gian này, Gogol dành phần lớn thời gian với những người bạn Ukraina cũ, Maksymovych và Osyp Bodiansky. Ông cũng thắt chặt quan hệ với một cố vấn tinh thần hay có thể gọi là người cha tinh thần Matvey Konstantinovsky mà ông quen vài năm trước.
Konstantinovsky dường như đã thúc đẩy nỗi sợ của Gogol về “kiếp đọa đày” bằng việc khăng khăng cho rằng những tác phẩm sáng tạo của Gogol mang tội lỗi. Lối sống khổ hạnh quá mức cũng bào mòn sức khỏe của Gogol, khiến công rơi vào trạng thái suy nhược nặng nề. Vào đêm ngày 24 tháng 2 năm 1852, Gogol đốt một số bản thảo, trong đó chứa hầu hết phần hai của Những linh hồn chết. Ông giải thích rằng đây là một sai lầm, một trò đùa cợt của lũ quỷ dữ. Ngay sau đó, ông lên giường, nhất quyết không ăn uống gì và qua đời trong cơn đau 9 ngày sau đó.
(3): Alan Turing (1912-1954) là nhà khoa học Anh Quốc lừng danh và là người anh hùng từng lập công lớn hàng đầu trong cuộc kháng chiến chống phát xít Đức nhưng lại bị chính quyền đối xử tàn nhẫn trong suốt mấy năm cuối đời.
Đầu năm 1952, Turing bị phát hiện là một người đồng tính nam khi xảy ra vụ kẻ lạ đột nhập nhà ông và người giúp kẻ đó lại là Arnold Murray, một người đồng tính nam 19 tuổi, vừa mới quen biết ông. Turing khai báo vụ này cho cảnh sát. Trong quá trình điều tra, ông thừa nhận mình từng có quan hệ tình dục đồng giới với Murray.
Theo luật Anh Quốc thời ấy, luyến ái đồng giới là phạm pháp, hơn nữa vụ này xảy ra sau khi hai người đồng tính nam vốn là nhân viên cơ quan tình báo Anh MI5 vừa bị bắt vì tội làm gián điệp cho Liên Xô, cho nên cả nước Anh bị bao trùm bởi nỗi sợ mưu kế luyến ái đồng giới của KGB Nga nhằm đánh cắp các bí mật khoa học công nghệ của Anh Quốc.
Dễ hiểu là người ta cũng nghi ngờ Turing do là người đồng tính nam mà có thể làm lộ bí mật kết quả nghiên cứu của mình, vì lúc ấy ông vẫn đang là một trong những người lãnh đạo công tác phá mã bí mật tại công viên Bletchley. Ông bị buộc thôi việc và bị tòa án kết tội “có hành vi bỉ ổi nghiêm trọng” (acts of gross indecency).
Tòa cho phép ông chọn một trong hai hình phạt: hoặc ngồi tù hai năm, hoặc quản thúc tại gia nhưng phải chịu “điều trị” bằng hóa chất. Ông chọn cách thứ hai. Trong một năm liền, ông bị tiêm hormone estrogene (hooc-môn nữ) — một liệu pháp ức chế ham muốn tình dục, tức diệt dục, thực chất là một hình thức thiến hoạn bằng hóa chất (chemical castration). Hậu quả đã làm hai vú ông nở to không bình thường và gây ra nhiều đau khổ cùng những biến đổi tâm lý trong quãng đời còn lại của ông.
Có lẽ vì không chịu nổi nỗi đau thể xác cùng lời buộc tội nghiệt ngã ấy, ngày 7/6/1954 Alan Turing tự kết thúc đời mình khi ông mới 42 tuổi — độ “tuổi vàng” của các nhà khoa học.
(4): Năm 1980, nhà nghiên cứu âm nhạc Alexandra Orlova đưa ra giả thiết Tchaikovsky tự sát dựa theo lời kể của nhà sử học cao niên Alexander Voitov. Theo đó, Tchaikovsky là người đồng tính đã nhiều năm và ông có quan hệ với người cháu của Công tước Stenbock-Fermor. Thời đó, đồng tính ở Nga bị cấm, người nào mắc tội này phải chịu những hình phạt rất nặng như bị đày đến Siberia hay bị đánh bằng roi. Công tước Stenbock-Fermor nổi điên và đã viết một bức thư kể tội ông với Nga hoàng Alexander III. Bức thư được chuyển đến tay Nikolai Jakobi, công tố viên trưởng của Nghị viện Nga. Jakobi từng là bạn học của Tchaikovski tại trường luật ở St.Petersburg nên đã nghĩ ra một cách “danh dự” để cứu vớt danh tiếng của trường: Buộc nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của Nga lúc bấy giờ phải tự vẫn.
Tôi nhìn thấy sắc mặt họ Khổng chợt biến, căm tức nhìn Tống Nguyên Tây.
Anh chưa bao giờ liều lĩnh phản kháng, đây là lần thứ hai, anh rõ ràng biết làm sao mới có thể toàn vẹn đi ra, tôi cũng biết, anh đang ép tôi.
Tôi nhìn anh, nhưng không đành lòng nói những lời tổn thương anh.
Anh nhìn chằm chằm tôi, gằn tững chữ nói: “Bọn họ đều là bởi vì đồng tính luyến ái mà chịu khổ chịu sở, tôi …”
“Tống Nguyên Tây.” Tôi đánh gãy lời anh, không dám để cho anh tiếp tục nói, lúc mở miệng lần nữa, tôi không dám nhìn anh nữa, anh mắt nhìn về sau anh: “Đồng tính luyến ái thực sự rất buồn nôn.”
Có lúc, con người chỉ cần nói một câu là có thể sụp đổ.
Bởi vì nguyên một buổi chiều kia, tôi trốn đến WC khóc rất lâu, trợ giáo ở bên ngoài không ngừng gõ cửa, cuối cùng đạp hư cả cánh cửa lôi tôi ra bên ngoài.
Tông Nguyên Tây đứng ở đó nhìn tôi, tôi cảm thấy anh nói với tôi gì đó, nhưng tôi cái gì cũng không nghe được.
Ở đây, tôi thực sự cảm nhận được cái gọi là sự bất đắc dĩ của sinh mệnh, bọn tôi sống tạm bợ như vậy, còn không bằng chết đi.
Tôi nghĩ đến cái chết, không chỉ một lần, mà mỗi lần nghĩ đến lại nhìn thấy Tống Nguyên Tây mà từ bỏ.
Nụ hôn buổi tối hôm đó cùng câu nói của anh, trở thành thứ để tôi chống đỡ, cũng là động lực để tôi đi đến cuối màu hè này.
Anh lúc đó nói với tôi: “Trần Thị, chúng ta đều phải đi ra ngoài, sau khi ra ngoài, anh đến tìm em.”
Tôi bắt đầu ảo tưởng khi mùa hè kết thúc, vào lúc ấy, chúng tôi có thể sống như một người bình thường, không cần mỗi ngày thần kinh đều căng thẳng, tôi muốn ôm anh liền có thể ôm, lúc muốn hôn anh cũng không cần nghĩ tất cả các biện pháp để tránh né những người muốn giết tôi bất cứ lúc nào.
Đương nhiên, tôi cũng rõ ràng, đó cũng chỉ là ảo tưởng, nếu như ở thế giới bên ngoài, chúng tôi cũng không thể càn rỡ như vậy, nhưng chí ít có thể hô hấp.
Tôi viết cho Tống Nguyên Tây rất nhiều lời giải thích, tôi nói lúc lên lớp những lời khó nghe đều là bị ép buộc, anh viết lại cho tôi: Đừng khóc, em khóc anh cũng muốn khóc.
Sau đó tôi nghĩ, đại khải trong lòng mỗi người, thậm chí ngay cả Tưởng Lâm đều đã từng nghĩ tới việc tự sát, dù sao, cũng không có người nào thật sự có thể sinh sống trong cái hoàn cảnh này mà vẫn duy trì một tâm thái tốt đẹp.
Điểm giới hạn của chúng tôi lần nữa lại bị kéo xuống thấp, tôn nghiêm của bọn tôi bị hủy hoại không còn chút nào, chúng tôi rõ ràng không sai không bệnh, lại bị quăng quật như thể bọn tôi là tội phạm, là bệnh nhân tâm thần.
Chúng tôi bị ép uống thuốc, bị buộc phải tiêm những thứ mà bản thân không biết là gì, cơm không nuốt được, đêm không thể chợp mắt.
Mỗi người đều gầy gò đến mức da bọc xương, mỗi lần nhìn bản thân ở trong gương tôi đặc biệt khó chịu, bởi tôi trước đây so với bây giờ nhìn tốt hơn rất nhiều, Tống Nguyên Tây lại không thể nhìn thấy bộ dáng tốt nhất của tôi.
Vì vậy, dù sao đi nữa, khi chúng tôi ra ngoài, tôi phải cho anh ấy thấy rằng tôi thực sự trông rất ổn.
Đó là một đêm khác, chúng tôi đang nằm trên giường, và tôi có thể chắc chắn rằng không ai ngủ cả.
Tôi luôn cảm thấy, đêm nay tối và yên tĩnh hơn mọi đêm, chúng tôi giống như ma cà rồng nằm trong lâu đài, vì không có máu người để uống nên tất cả chúng tôi đều yếu ớt và không thể di chuyển.
Đột nhiên, một tiếng hét cắt ngang màn đêm, và tôi dường như nhìn thấy vô số con dơi đột nhiên bay ra bên ngoài, chúng bao vây lâu đài, thông báo rằng một chuyện lớn gì đó đang xảy ra ở đây.
Đó thực sự là một chuyện lớn, một nữ sinh tự sát.
Không ai biết cô ấy lấy con dao ở đâu, ngay trong đêm đó, cô ấy đã tự cắt cổ mình trước mặt bạn cùng phòng và trợ giảng.
Bọn họ nói buổi chiều hôm đó cô gái bị giam trong phòng phạt, còn có nam sinh cũng bị giam ở đó, hai người bị ép ngồi xổm (!?), ở trước mặt rất nhiều người.
Tôi bắt đầu tin rằng nơi này sớm muộn gì cũng sẽ bị thổi bay thành đống đổ nát, cho dù những người chỉ kéo dài hơi tàn như chúng tôi không làm được, thì những linh hồn đã chết bị mắc kẹt ở đây cũng sẽ không buông tha cho họ.
Nhân quả ắt có, tôi bắt đầu tin vào vận mệnh.
Ta nhìn thấy thi thể nữ sinh kia.
Ở đây, một tầng kí túc xá, đều có nam và nữ, cô gái tự tử sống ở trên tầng của chúng tôi, khi xe cấp cứu đến đưa cô ấy đi, máu đã dính trên hành lang.
Tất cả chúng tôi đứng trong hành lang, nín thở nhìn cô ấy rời khỏi, không ai lên tiếng, không ai làm động tác gì, như sợ đánh thức giấc ngủ của cô ấy.
Trong một khoảnh khắc, tôi có chút ghen tị với cô gái đó, ít nhất thì cô ấy đã ra khỏi đây.
Thi thể của cô ấy được đưa đi, trợ giáo gọi mấy nam sinh đi lau vết máu trên mặt đất, sau đó, trong tay họ cầm gậy gỗ, chỉ vào chúng tôi và hằn học nói: “Hôm nay xảy ra chuyện gì, các người không nhìn thấy bất cứ thứ gì, cái gì cũng không biết. “
Thật là nực cười, nói như kiểu chúng tôi đều là người mù, người điếc với kẻ ngu ấy.
Mặc dù trong lòng đang giễu cợt nhưng tôi cũng không có biểu hiện phản đối những gì anh ta nói, dù sao thì tôi cũng đã ăn đủ khổ ở đây rồi.
Nằm lại trên giường, tôi thấy lạnh cả người, đó là một đêm mùa hè, nhưng tôi cảm thấy rất lạnh.
Khi còn nhỏ, mẹ tôi luôn nói, cú sẽ xuất hiện khi ai đó sắp chết, bởi vì chúng sẽ chờ ăn xác người sau khi họ chết. Tôi nhìn ra cửa sổ và chẳng có gì bên ngoài cả, nhưng tôi cảm thấy rằng ở đó, trên bệ cửa sổ, đứng một hàng cú mèo, rất khủng bố, tôi càng nghĩ lại càng thấy sợ.
Mùa hè là mùa yêu thích trước đây của tôi, nhưng kể từ mùa hè năm đó, nó đã trở thành những tháng ngày sợ hãi nhất của tôi, đặc biệt là từ cuối tháng sáu đến giữa tháng tám, bởi vì trải nghiệm năm mười tám tuổi năm ấy của mình khiến tôi sau này hàng năm vào lúc này đều không có cách nào để thích ứng sống một cuộc sống bình thường.
Đôi khi, một số thương tổn là vĩnh viễn, không phải bạn cứ dùng thuốc và thời gian là có thể giải quyết.
Giữa tháng 7 năm đó, cái chết của cô gái ấy khiến không khí ở đó trở nên căng thẳng, có lẽ cuối cùng gia đình cô gái cũng nhận ra có điều gì đó không ổn ở đây, vì cái chết của con gái, gia đình cô gái bắt đầu làm lớn chuyện.
Bọn họ sợ chúng tôi làm điều bất lợi, nên giám sát ngày càng kĩ hơn, ngay cả đi WC cũng muốn đi theo.
Vì chuyện này, tôi và Tống Nguyên Tây không có cơ hội nói chuyện, tần suất viết ghi chú cũng thấp hơn rất nhiều, rồi một đêm, anh ấy viết trên ghi chú cho tôi: Gần đây quá nghiêm khắc, lúc nào không tiện, anh sẽ dùng cách gõ ván giường để báo bình an, một tiếng là tốt, hai tiếng là không tốt, nếu không vui thì nói cho anh biết.
Tôi rất vui vì mình may mắn gặp được Tống Nguyên Tây, vì nếu không có anh ấy, tôi sớm đã triệt để xong đời, hoặc là bị dằn vặt cho đến chết hoặc là tự sát.
Đêm đó tôi hiếm khi ngủ được một giấc trọn vẹn, bốn tiếng đồng hồ, tôi có một giấc mơ, tôi mơ thấy mẹ, mơ thấy tôi đang cầm con dao trên tay và găm vào ngực tôi, tôi khóc, hỏi tại sao mẹ lại muốn giết tôi.
Kỳ thực, cảnh trong giấc mơ rõ ràng là tôi tự sát, nhưng tôi đang hỏi tại sao bà ấy lại muốn giết tôi.
Sau khi tỉnh dậy, giấc mơ này đã ám ảnh tôi, mặc dù không muốn thừa nhận nhưng sự thật vẫn ở đó, tôi oán hận bà.
Bà ấy sinh và nuôi dưỡng tôi mười tám năm, chiều chuộng tôi mỗi ngày trước khi biết tôi là người đồng tính, nói rằng tôi là niềm hy vọng duy nhất của bà ấy. Tôi đã làm rất tốt trong kỳ thi tuyển sinh đại học và bà ấy đi khoe khoang khắp nơi, còn trai bà ấy ưu tú như thế nào, nhưng tất cả cũng không ngăn nổi việc tôi là đồng tính luyến ái.
Bởi vì tôi là đồng tính luyến ái, ký ức mười tám năm qua đều được xóa sạch, tôi không còn là niềm tự hào của bà ấy nữa, mà là sự sỉ nhục của bà ấy.
Bà ấy đã gửi tôi đến đây. Nếu bà ấy không biết những chuyện đang diễn ra ở đâym có lẽ tôi sẽ tha thứ cho bà ấy, nhưng nếu bà ấy biết mà vẫn chọn cách này, thì liệu tôi còn có thể nói gì?
Là bà ấy từ bỏ tôi trước.
Hôm đó tình trạng của tôi rất tệ, sau giờ học, tôi bị Phùng trợ giáo dẫn đi “dạy thêm cá nhân”, chẳng qua là xem phim, nói xấu, xỉa xói, bị đánh.
Bởi vì chúng tôi sống ở đây, nên bọn họ không bao giờ lo lắng về việc vết thương của chúng tôi bị phát hiện.
Khi tôi bị đánh, tôi nghĩ tới Tống Nguyên Tây, tôi không biết liệu anh ấy có bị đối xử như vậy không.
Cứ thế này, đến cuối tháng bảy, tôi nghĩ, hơn nửa tháng nữa tôi mới có thể rời đi.
Lúc này tôi đã bắt đầu cảm thấy tinh thần cùng tâm lý rất bất ổn, đi khám cũng không rõ chuyện gì xảy ra với mình, tuy nhiên từ đó tôi hay cáu gắt, không kiềm chế được tính tình của mình. Lúc nào cũng không thể giải thích được, tôi phát điên và lo lắng, thậm chí có lần đã làm vỡ tất cả cốc trong ký túc xá.
Trước lúc đó, họ bắt tôi điều trị sốc điện, họ Khổng nói tôi nóng nảy, phương pháp này có thể giảm bớt cảm xúc tiêu cực của tôi.
Nhưng làm vậy, căn bản không phải là giảm bớt, mà là thêm một bước hãm hại.
Vào một ngày mưa, tôi hoàn toàn suy sụp. Khi họ đưa tôi đến phòng trừng phạt, tôi đã cắn vào cánh tay của Phùng trợ giáo và nhảy ra khỏi cửa sổ.
Đó là tầng 2. Khi nhảy xuống, bị ngã trật khớp cổ chân nhưng tôi không hề dừng lại, chỉ còn một chân nhưng vẫn cố lết ra hướng cổng đi.
Mưa to đến nỗi, đi vài bước, người tôi đã ướt sũng, mắt vẫn luôn dán vào cánh cửa đóng chặt, nhưng cuối cùng vẫn không thoát ra được.
Bọn họ đem tôi kéo trở lại, nhốt ở trừng phạt phòng.
Sau ngày hôm đó, tôi ở trong đó ba ngày, trong ba ngày, tôi chỉ uống vài ngụm nước và hầu như không ăn gì, ngay cả khi tỉnh dậy, bọn họ đã để tôi bị điện giật, liên tục ba ngày, tôi biến thành đồ chơi ma vương buồn cười nhất.
Lúc đó tôi thực sự rất muốn chết, ảo tưởng mình co một quả bom, cùng bọn họ đồng quy vu tận.
Thế nhưng Tống Nguyên Tây không thể chết được, tôi hi vọng anh có thể rời khỏi nơi này, tuyệt đối đừng giống như tôi.
Thực ra sau bao nhiêu năm nhớ lại hai tháng đó tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng, trong môi trường gặp nhiều chuyện như vậy mà tôi không bị bức đến điên.
Sau đó, tôi đọc một cuốn sách về Gulag trong thư viện trường và thấy một câu trong đó: Quyền lực vô hạn trong tay những kẻ có giới hạn luôn dẫn đến sự tàn nhẫn.
Lúc đó, chúng tôi giống như những tù nhân bị mắc kẹt trong Gulag, đây là trại trừng phạt, là máy xay thịt và là nơi bẩn thỉu nhất đã hủy hoại ý chí và cuộc sống của chúng tôi.
Nhưng chúng tôi muốn đi, thực sự không dễ như vậy.
Sau khi ra khỏi phòng trừng phạt, thể trạng không cho phép tôi tiếp tục theo họ đến “lớp”, không biết Tống Nguyên Tây đã thuyết phục những người đó như thế nào mà khiến bọn họ đáp ứng để anh chăm sóc tôi.
Nhiều khi tôi nghĩ Tống Nguyên Tây rất bí ẩn, tôi tin anh, nhưng tôi cũng lo lắng.
Mấy ngày anh chăm sóc tôi, chúng tôi hầu như không giao lưu, anh cau mày ngồi đó nhìn tôi, hết giờ làm việc, anh đến căn tin dùng bữa và chúng tôi cùng nhau ăn. Tôi muốn uống nước, anh sẽ đưa cho tôi, nếu tôi muốn vào nhà tắm, anh sẽ dìu tôi đi.
Tôi hỏi anh, “Tống Nguyên Tây, khi nào anh có thể ra ngoài?”
Anh nói, “Chờ sau khi em ra ngoài.”
Lúc trước trong lớp, tôi nghe họ Khổng nói, có một số người vào ba lần, và cuối cùng quyết định không đi.
Tôi nhớ Tống Nguyên tây nói, anh đã đến lần thứ hai, tôi sợ rằng anh sẽ không thể ra ngoài.
Nhưng trên thực tế, chúng tôi đều là rơi xuống nước nằm trên lúa, không bảo vệ được chính mình thì làm sao quản được người khác?
Tôi nằm trong ký túc xá ba ngày rưỡi, đếm thời gian, hy vọng lúc mình tỉnh dậy là ngày được rời khỏi.
Tống Nguyên Tây đưa cho tôi một tờ lịch đếm ngược do anh viết, bảo tôi đặt dưới gối đầu, mỗi ngày gạch một con số.
Anh ấy thậm chí còn nhớ ngày tôi đến.
Tôi cũng nhân cơ hội đó hỏi anh khi nào anh rời khỏi đây, và hỏi anh liệu chúng tôi có thể gặp nhau sau khi anh ấy rời khỏi đây không.
Anh nói: “Chờ anh đến tìm em.”
Tháng tám, trời nắng gắt khiến tôi cảm thấy bản thân sẽ không đi qua nổi mùa hè này.
Chúng tôi được đưa đến sân bóng sau sân, nói rằng mục đích của lớp học này là để lấy lại sự nam tính của chúng tôi.
Một trợ giáo nói: “Các cậu, tuổi còn trẻ, nhưng một chút dáng vẻ của nam nhân cũng không có, trong xã hội nếu toàn là mấy nam nhân như các cậu, xã hội đại biến!”
Hắn ta túm lấy một người con trai rất gầy và đẹp trai, túm lấy cổ áo người kia, chán ghét quan sát một hồi, sau đó nói: “Nương pháo.”
Lúc đó, tôi thật sự muốn xông lên đánh hắn ta.
Chúng tôi là người đồng tính, nhưng chúng tôi cũng là đàn ông.
Có thể có ít nam sinh so với những nam sinh khác nhìn thanh tú, tinh xảo hơn một chút, nhưng họ cũng là đàn ông, và tôi luôn cảm thấy rằng một người đàn ông có nam tính hay không không phải dựa vào ngoại hình và xu hướng tình dục, mà là tính cách của anh ta.
Thô lô, dã man là khí khái của nam tử à?
Kì thị người khác là khí khái nam tử à?
Một câu “Nương pháo”, vũ nhục cả nam nhân cùng nữ nhân.
Tôi muốn bước lên, bị Tống Nguyên Tây ở bên cạnh kéo lại.
Tôi thực sự rất buồn, trong nhiều lúc, điều tôi buồn nhất không phải là chúng ta đang sống trong luyện ngục mà là mọi người sống trong luyện ngục đều có lòng phản kháng, nhưng không ai dám thực sự đứng lên phản kháng.
Bởi vì sợ.
Không ai trong chúng ta là anh hùng, và chúng ta cũng không thể cứu người khác hay chính mình.
Trước mắt chúng ta bao nhiêu ví dụ sống, thậm chí mùi máu tanh của cô gái kia lúc trước còn chưa tiêu tan hoàn toàn, còn ai dám đứng lên phản kháng?
Vào thời điểm đó, tất cả chúng tôi đều chỉ là những thanh thiếu niên. Chúng tôi đã bị tra tấn sợ đến vỡ mật, bởi vì chúng tôi biết, chúng tôi là những người bị bỏ rơi và những người đồng tính mà gia đình không chấp nhận, không biết ngày nào mới có thể được trở về.
Hận không?
Đương nhiên hận.
Nhưng không dám đối mặt.
Chúng ta buộc mình trở thành những xác chết di động, buộc mình trở thành những kẻ mà bản thân ghê tởm, chỉ vì chúng ta muốn có thêm hơi thở cho bản thân.
Trên sân bóng hôm đó, mỗi người chúng tôi đều đứng đó để chào đón thứ bóng đá mà huấn luyện viên đã chơi hết sức mình, vấn đề là chúng tôi nhận bóng bằng thân thể.
Suốt một tiếng đồng hồ, chúng tôi bị đánh thậm tệ nhưng không thể kêu oan, bởi vì một khi kêu thì chính là “nương pháo”, sẽ bị đơn độc đưa đến phòng trừng phạt.
Trong suốt một giờ đó, tôi dường như đã chết một lần. Không ai có thể ngờ rằng, thật sự sẽ có người độc ác đến mức có thể đá quả bóng vào bộ phần sinh dục, chúng tôi trốn, bọn họ cười nói: “Các cậu có nó lại không dùng, chi bằng thẳng tay cắt xuống.”
Một nam sinh đau đến ngã vật xuống, là cái người mà bị trợ giáo làm nhục lúc đầu.
Cậu bị trợ giáo kéo lê đến phòng trừng phạt, sau đó, ngày thứ hai, người nam sinh kia nhảy lầu.
Đây đã là cái chết thứ hai tôi được chứng kiến ở đây, tôi không hề biết nó sẽ đến khi nào.
Người nam sinh kia chết rồi, khiến tôi nghĩ đến cô gái chết cách đây không lâu.
Bọn họ khi chết phải có bao nhiêu tuyệt vọng, phải tuyệt vọng nhiều như thế nào mới chọn chết tại nơi này.
Chúng tôi nghĩ rằng lần này cũng giống như lần trước, mọi thứ sẽ nhanh chóng trở nên im lặng, như thể cậu ấy chưa rời đi nhưng đã biến mất ở đây. Sau này tôi mới biết, kỳ thực, hàng năm có rất nhiều người chết ở đây, nhưng lần nào bọn họ cũng có cách bịt miệng người nhà, chẳng qua là ép buộc và dụ dỗ, lúc đầu không hiểu, nhưng sau này mới biết không có hậu thuẫn làm sao trắng trợn mở “Trung tâm khôi phục” như vậy.
Thế nhưng lần này, họ Khổng không được toại nguyện, người nhà nam sinh này đem sự tình vỡ lở ra, nơi này rốt cục cũng được người ta biết đến.