Tưởng Nhu sững sờ trên mũi thuyền, không nói nên lời.
"Hôm nay là sinh thần của Hoàng hậu, trẫm không muốn thấy máu, tự cút xuống thay đồ đi."
Tưởng Nhu có lẽ nhớ lại trải nghiệm bị đánh lần trước, nàng ta vội vàng hành lễ rồi được cung nữ dẫn đi thay đồ.
Khi nàng ta quay lại, yến tiệc đã bắt đầu.
Nàng ta mặc một bộ trang phục cung đình màu hồng nhạt đi đến trước mặt ta.
Còn cố tình ưỡn thẳng lưng, như muốn thể hiện chính mình không cường quyền cũng như chứng minh sự khác biệt của bản thân.
"Thần muội nhớ kỹ Hoàng hậu nương nương rất giỏi thơ ca, hôm nay mạo muội muốn xin Hoàng hậu nương nương chỉ giáo một hai phần."
Ánh mắt nàng ta nhìn ta đầy vẻ đắc ý, xem ra là rất quyết tâm muốn nghiền nát ta.
Ta và Giang Triệt nhìn nhau, trong mắt Giang Triệt hiện rõ sự bất mãn: "Hoàng hậu mẫu nghi thiên hạ, sao có thể làm thơ với ngươi, ngươi mau lui xuống cho ta!"
Tưởng Nhu nghe vậy thì mặt đầy vẻ thất vọng nhưng không dễ dàng từ bỏ: "Hôm nay là sinh thần của nương nương, hiếm có ngày vui, chi bằng phá lệ một lần."
Giang Triệt còn muốn tiếp tục quát dạy nàng ta, nhưng ta ngẩng cao đầu nói: "Ngươi nhớ nhầm rồi, bản cung không giỏi thơ ca, bản cung được Thái hậu nương nương dạy dỗ, ta chỉ học cách quản gia, lo dân, nắm giữ vận mệnh của thiên hạ.
Vì vậy, Thái hậu chưa bao giờ dạy ta cầm kỳ thi họa.”
Dưới sảnh có quý nữ lên tiếng: "Lời Hoàng hậu nương nương nói rất đúng, sau này chúng ta sẽ phải trở thành chủ mẫu một nhà, lo toan việc nhà cửa. Làm sao chúng ta có thời gian học làm thơ gì đấy? Chúng ta dù sao cũng không phải kỹ nữ lầu xanh."
Tưởng Nhu nghe xong á khẩu không nói nên lời, một lúc sau nàng ta lại không cam tâm nói: "Nếu vậy, hôm nay lại là sinh thần của Hoàng hậu nương nương, chi bằng ta làm một bài thơ để chúc thọ Hoàng hậu nương nương đi." Ta khẽ gật đầu: "Được thôi."
Tưởng Nhu đắc ý, hắng giọng: "Quân không thấy, nước sông Hoàng Hà chảy từ trên trời xuống, chảy về biển xa không quay trở lại nữa…"
Ta vừa định cảm thán rằng nhân phẩm của nàng ta tuy kém cỏi nhưng tài năng lại hiếm có.
Vậy mà Giang Triệt nghe đến đây lại lập tức sững sờ, Tưởng Nhu tưởng rằng chàng bị tài năng của nàng ta làm cho kinh diễm nên đọc thơ càng to hơn: "Đời người khi nào đắc ý nên tận tình vui sướng, đừng để chén rượu vàng cạn queo nhìn vầng trăng..."
Nàng ta đọc xong một bài thơ, cả sảnh đều vỗ tay tán thưởng: "Thật là một tuyệt tác lưu truyền ngàn đời."
"Không ngờ Nam quốc ta lại có một nữ tử tài hoa xuất chúng như vậy."
Lúc này ta nhìn sang Giang Triệt, nhưng phát hiện chàng im lặng không nói gì, ánh mắt lại gắt gao nhìn chằm chằm vào Tưởng Nhu và hỏi: "Bài thơ này do ngươi sáng tác?"
Tưởng Nhu tưởng rằng tài năng của mình đã làm cho Giang Triệt kinh ngạc, nên nàng ta e thẹn trả lời: "Là ta vừa có cảm xúc nhất thời mà làm, khiến ngài chê cười rồi."
Mọi người nghe nói nàng ta có cảm xúc nhất thời mà làm, lại càng khen ngợi nàng ta hơn, còn nói nàng ta ba bước thành thơ đúng là tài hoa khuynh thế.
Khuôn mặt Giang Triệt càng đen hơn: "Ta cho ngươi thêm một cơ hội nữa, bài thơ này do ai viết?"
Tưởng Nhu khẳng định trả lời: "Chính là ta viết, sao có thể giả được?"
Ngay sau đó, cái chén trên bàn bị quăng xuống đất, chàng chỉ vào Tưởng Nhu và chửi ầm ĩ: "Con chó đạo văn, Thương Tiến Tửu rõ ràng là do Lý Bạch viết."
7
Tưởng Nhu lập tức kinh hãi, nàng ta rõ ràng không ngờ rằng ở đây còn có người biết thơ Lý Bạch.