Khả Trì Hạ

Chương 1:




Tôi là nữ chính truyện ngược.
Mọi thứ bắt đầu khi tôi đọc được cuốn sách đó từ trên giá sách.
Bìa sách rất đơn giản, chỉ có hai chữ–
“Truyện ngược”.
Sách không dày, tôi dường như chỉ cần một tí là đọc xong.
Nhân vật chính trong cuốn sách cùng tên cùng họ với tôi, đến nỗi những thứ đã trải qua cũng giống nhau.
Tôi đang vô cùng nghi hoặc, chỉ là vẫn chưa xem xong thì một giọng nói không lạnh không nhạt phát ra: “Ai cho cậu tùy ý đụng vào”.
Là Châu Dã.
Nam chính của cuốn sách.
1.
Thiếu niên mười bốn tuổi thân hình thẳng tắp đến mức để lại ấn tượng ngay từ lần đầu nhìn vào, cậu mặc một chiếc áo ngắn tay có hơi rộng, lười biếng chậm rãi đi tới, dễ dàng đoạt lấy cuốn sách.
“Quản lí thương nghiệp?” cậu cười giễu cợt hai tiếng “Thế nào, đối với sản nghiệp của nhà tôi có hứng thú?”.
Tôi ngẩn ra.
Cuốn sách đó không biết bị đổi tên từ lúc nào.
Người dưới lầu gọi cậu.
Châu Dã đặt cuốn sách lại giá sách, không cho tôi thêm một ánh mắt dư thừa nào.
Sau khi dọn vào Châu gia mấy ngày, Châu Dã không ít lần khiêu khích tôi.
Tôi chỉ xem đó như ảo giác.
Dù sao trong sách nữ chính đối với nam chính luôn là phải có được bằng mọi cách, nhưng tôi biết rõ một điều–
Tôi không có khả năng thích Châu Dã.
2.
Năm đó mười bốn tuổi, quê nhà của tôi có một trận lũ bất chợt, ba mẹ của tôi đều gặp nạn trong cơn lũ đó.
Ba của Châu Dã cứu trợ tôi.
Năm đó dẫn tôi về Châu gia, trong đợt bầu chọn, ba Châu thành công được thăng chức lên làm thị trưởng.
Đêm đó tin tức được phát ra, trên bàn cơm chỉ có tôi và Châu Dã.
Cậu nhìn ba Châu trên tivi, nhìn rất lâu, cuối cùng di chuyển ánh mắt về phía tôi.
“Thật là đen đủi”.
Nhất thời tôi cũng không rõ cậu đang nói ai.
Tôi cho rằng Châu Dã đối với tôi chỉ sự kháng cự người xa lạ, cho đến ngày tôi nghe thấy tiếng cãi nhau của vợ chồng Châu gia trong phòng sách—
“Anh cho là tôi không biết anh có tâm tư gì? Anh cũng không hỏi ý tôi đã mang cô bé đó về Châu gia, còn không phải vì muốn cái danh nhà từ thiện đó, để anh có thể ngồi lên vị trí hiện tại?”.
Giọng điệu mẹ Châu sắc bén.
“Cô nói ít thôi, cô ở sau lưng tôi thu mua biết bao nhiêu cổ phần công ty tự bản thân cô rõ!”.
Ba Châu kiềm chế cơn nòng.
Không biết là cãi bao lâu, một tiếng vỡ nát phát ra, giống như là đập nát một cái gì đó, ba Châu đá cửa đi ra, sau đó mẹ Châu cũng rời khỏi biệt thự.
Hành lang yên tĩnh đi, tôi nhìn thấy Châu Dã, cậu dựa vào tường, đứng nơi khuất người, không biết đã đứng bao lâu.
Tôi đột nhiên cảm thấy, cậu cũng không may mắn đến vậy.
Cậu đối diện ánh mắt của tôi, đột nhiên đẩy tôi vào tường, ánh mắt hung ác: “Cậu thì tính là gì, đừng dùng ánh mắt đó nhìn tôi!”.
Đó là lần đầu tiên từ khi tôi vào Châu gia nhìn thấy Châu Dã thất lễ.
Giống như một con sói con bị chọc giận.
Tôi cũng hiểu phần nào tại sao cậu lại ghét tôi.
3.
Bước ngoặt là khi đón năm mới đầu tiên ở Châu gia.
Kể cả có bằng mặt không bằng lòng, hai vợ chồng Châu gia vẫn giữ thể diện cho nhau mà trở về nhà tổ.
Châu gia con cháu đông đúc, tất cả đều thân với Châu Dã.
Chỉ có tôi là không hòa nhập được.
May mắn ba Châu dẫn tôi ra cửa.
Ông vốn định dẫn theo cả Châu Dã, nhưng mà Châu Dã từ sáng là đã không thấy người.
Ba Châu dẫn tôi đến một tiệm đồ cổ, tấm bảng có để ba chữ—
Nhất Thủy Cư.
Cửa hàng không quá lớn, trang hoàng lại đặc biệt theo cổ vận.
Bên trong trên chiếc ghế dài có một cụ ông nằm đó.
Mùi hương tỏa ra từ lư hương, mang đến cảm giác có chút nồng, giống như là những miếng gỗ dày được để lâu ngày mà đốt lên.
Tôi nghe mùi không quen, ho lên hai tiếng.
Cụ ông nghe thấy tiếng thì mở mắt ra.
Ba Châu thành thạo mà đi đến phía trước: “Thôi lão, lâu rồi không gặp”.
Ông đặt những món quà lên bàn, ở đó cũng có đầy những món quà từ người khác đang chất đống.
Xem ra người đến bái phỏng chỉ nhiều không ít.
Đây cũng không kì quái.
Thanh Thủy Trấn có lịch sử lâu đời, đa số đều là văn nhân nho sĩ, cũng là nơi ở cũ của nhiều thư hương thế gia, trong đó không ít đều là quan to hiển hách.
Loại bái phỏng đầu năm này, không nghi ngờ gì chính là cơ hội để lôi kéo mối quan hệ.
Vị trí nơi đây tốt, gần với con sông xanh, đi vài bước sẽ xuất hiện cây cầu đá vòm, dưới cầu còn có thuyền ô bồng đi đến, mái chèo xóa đi sự tĩnh lặng, trong vắt của dòng nước.
Chắc hẳn vừa nãy vừa mưa, con đường đá xanh cũng có chút ướt át.
Mái hiên rơi xuống những giọt nước, tích tích tách tách.
Tôi gục người trên bệ cửa sổ.
Tầm nhìn tự nhiên xẹt qua một bóng trắng.
Người đó nhan sắc khôi ngô, phía dưới mắt có một nốt ruồi đen.
Tôi ngẩn người.
Những giọt nước từ mái hiên rơi xuống hố nước trong khe đá, vang lên âm thanh rất nhỏ.
Thần hồn bị kéo lại bởi một âm thanh trên đường phố phát ra.
“Trì Chi thiếu gia của chúng ta thích ăn đồ ngọt, phải lưu lại về nói cho tổ mẫu”.
“Cậu ít đến thôi”.
Âm thanh đi xa.
Ba Châu đột nhiên gọi cô: “Chu Hạ, chúng ta về thôi”.
Ngay khi bước ra khỏi cửa hàng, tôi quay đầu lại.
“Xin hỏi, con có thể làm đồ đệ đây không?”.
4.
Đương nhiên là không thể.
Tôi nhớ rõ cụ ông đang ngồi uống trà thậm chí đến mí mắt cũng không nâng.
“Rảnh rỗi như vậy thì dành cho việc học đi”.
Sau năm mới, vợ chồng Châu gia ngược lại lại hòa hoãn hơn rất nhiều.
Sau kì thi giữa kì, tôi và Châu Dã vào cùng một trường cấp ba.
Mặc kệ là có thật lòng hay không, ba Châu đối với tôi đãi ngộ rất tốt.
Ông chỉ có một yêu cầu, tôi phải cùng lớp với Châu Dã, hỗ trợ cậu học tập.
Hai năm này, tính cách của Châu Dã đã thu liễm đi, không còn sắc bén như lúc ban đầu, chỉ là đối với tôi vẫn không lạnh không nóng như cũ.
“Này, Chu Hạ,” Bạn cùng bàn đụng đụng khủy tay tôi, “Có phải cuối tuần này là sinh nhật Châu Dã không?”.
“Sinh nhật?” Tôi lắc lắc đầu, “Tớ không biết”.
Bạn cùng bàn khuôn mặt như không tin được: “Các cậu cũng xem như là thanh mai trúc mã, đến cái này cậu cũng không biết?”.
Chuyện ba Châu trợ giúp tôi trên trường cũng không phải bí mật.
Tôi lại lắc lắc đầu, thò tay vào ngăn bàn lấy tai nghe.
Phía cửa đột nhiên có những nam sinh vừa đánh bóng xong đi vào: “Dã ca quá lợi hại rồi, tại mục tiêu ba điểm (the three point goal) trực tiếp chạm được match point, cậu không thấy đó thôi, đối thủ bên phía đối diện xanh cả mặt, Dã ca chúng ta thật trâu bò!”.
“Dã ca, tối nay chúng ta đi ăn mừng được không?”.
Thiếu niên đi phía sau cùng mặc chiếc áo bóng rổ không tay màu đỏ, thân hình cao cao, cơ bắp vẫn chưa hiện rõ đang chảy xuống những giọt mồ hôi.
Cậu vuốt mãi tóc lên, cặp lông mày sắc bén hiện rõ.
Tuy rằng tính cách Châu Dã đã thu liễm không ít, nhưng khi đôi lông mày đen nhánh đó nhìn bạn, vẫn không tránh khỏi cảm thấy áp lực.
Tôi cuối cùng cũng lấy được tai nghe, đeo vào bên tai phải, quay mặt đi nằm lên bàn, không để ý vào bên đó nữa.
Cho nên tôi cũng không biết Châu Dã đã nhìn nhẹ qua người tôi.
Cậu bình tĩnh nói: “Thôi khỏi, tối nay có việc”.
Bên tai truyền đến giọng ca của nam ca sĩ trong trẻo lại lười nhát.
“too long to the weekend
too long till I drown in your hand”.
Ánh sáng ngoài cửa sổ có chút chói mắt, tội nhắm mắt lại.
Phải rồi,
Vẫn còn lâu mới đến cuối tuần.
5.
Thanh Thủy Trấn lại bắt đầu mưa rồi.
Tôi vừa đến Nhất Thủy Cư, ông cụ Thôi đang nằm trên chiếc ghế đu của ông, máy radio đang vang lên những bài hí.
Hai năm trước, ông cụ Thôi không đồng ý thu nhận tôi làm đệ tử.
Tôi cũng không từ bỏ, trở về liền tìm đọc rất nhiều sách vở, một lòng muốn xâm nhập vào văn hóa đồ cổ này.
Sau kì nghỉ giữa kì, tôi gần như ngày ngày đều chạy đến Thanh Thủy Trấn.
Những món đồ cổ ở Thanh Thủy Trấn đều thuộc sưu tập cá nhân, giá trị rất cao.
Tận mắt nhìn thấy so với nhìn qua tài liệu vẫn hiệu quả hơn.
Mới bắt đầu ông cụ Thôi đối với tôi chính là không quan tâm, chỉ khi tôi chạm đến một số kiện vật thì mới quay sang nói vài câu: “Đó là đồ vật số lượng duy nhất, con mà đụng hư, con sẽ trở thành tội nhân thiên cổ”.
Miệng thì nói như vậy, nhưng cũng không ngăn cấm tôi quan sát những món đồ trân quý trong cửa hàng.
Khi kì nghỉ sắp kết thúc, tôi ghi chú lại hết cả hai cuốn vở.
Ngay khi tôi sắp phải rời đi, ông cụ Thôi mới kiêu ngạo lẩm bẩm một câu: “Nếu muốn học, cuối tuần cũng không phải không đến được”.
Tôi có chút ngạc nhiên mà quay lại nhìn.
Ông cụ Thôi nhìn vào cuốn vở của tôi: “Làm gì có đạo lí nào là miễn phí”.
Bởi vì cuối tuần đi học thành ra tôi đều phải đến Nhất Thủy Cư.
Thu dù lại làm rơi ra những giọt nước.
Ông cụ Thôi mở mắt nhìn tôi: “Này, tối qua đi làm cướp hay gì, sao không để 10 năm sau hãy đến”.
Tôi lau đi những giọt nước mưa trên người, đi vào cửa hàng.
Trà trên bàn đã không còn nóng nữa, tôi đổi li khác, đẩy đến trước mặt ông cụ Thôi: “Không giống ông, mới sáng sớm là đã ngồi đợi mặt trời”.
“Mới mấy năm”, ông cụ Thôi nói nhỏ, “cũng có gan bật lại ông rồi”.
Nói thì như vậy, nhưng vẫn cầm li trà nóng lên uống.
Tôi cười cười không nói gì.
Nhang trong lư hương cũng sắp cháy hết, tôi lấy ra thay cái mới.
Ông cụ Thôi nghĩ đến gì đó: “Có phải con đốt hết hương tùng tuyết của ông không, sao lại chỉ còn dư ra nửa đoạn?”.
Tay tôi dừng lại, tiếp tục nói: “Tuần trước có người đến tìm mèo, chân con mèo đó bị thương nên con giúp nó khử độc. Khi đó trời mưa lớn, con giữ họ lại ở trong cửa hàng một lát. Mùi khi đó của ông làm cho người ta bị ho, con đã đổi đi cái khác”.
“Vậy con cũng biết chọn quá, ta đến một cái cũng không dám đốt”.
Hương tuyết tùng là hương thơm như thuốc, mùi vị đạm nhạt, có thể giúp bình ổn tinh thần, công hiệu đối với khư thấp bài hàn, mấy năm nay bởi vì dược liệu quý hiếm nên cũng đã còn rất ít.
“Không phải con cũng đã để lại cho ông nữa đoạn rồi ạ”, Mặt tôi không đổi, “Lại nói, giúp người vì vui, tích thiện thành đức, phúc khí của ông vẫn còn phía sau nữa”.
Ông cụ Thôi đang trợn mắt nhìn tôi, ngoài cửa liền có người đến.
“Thôi lão tiên sinh”.
6.
Giang Nam đang vào mùa mưa dầm, trời xanh mưa rơi.
Thiếu niên ngoài cửa cầm dù, mặc một chiếc áo đan hở cổ màu trắng nhạt nhạt, phía dưới mặc một chiếc quần âu màu nhạt.
Người đứng đó thân như cây ngọc, cả người hiện ra sự trong sạch.
Khi tôi còn đang bàng hoàng, ông cụ Thôi đã mời người vào rồi.
“Ba cậu chịu để cậu chạy qua đây sao?”.
Sầm Trì Chi cười cười: “Thân thể so với lúc trước đã khỏe hơn rất nhiều, ba cũng không ngăn cản”.
Ông cụ Thôi uống một ngụm trà: “Sao lại nhớ đến chỗ của ông mà chạy qua rồi?”.
Nét cười của cậu sâu lên: “Đến để tạ lễ ạ”.
Ấn đường bên trong của tôi động đậy.
Hoảng hốt nhớ về thiếu niên vội vã chạy vào cửa hàng.
Lông mày của cậu cũng bị dính vài giọt nước, nốt ruồi đen phía dưới mắt phải hiện rõ lên.
“Li Nô”.
Con mèo đã được khử đọc phản ứng lại rất mạnh, meo meo cứ vậy mà đi đến cậu.
Tôi ngẩn người một hồi mới cùng cậu nói rõ ngọn nguồn.
“Cảm ơn”.
Trời mưa lớn, ống quần của cậu cũng bị nước mưa làm cho ướt hết.
Tôi nói vết thương của con mèo nhỏ tạm thời không thể đụng nước, có thể đợi mưa nhỏ đi rồi đi.
Cậu gật gật đầu, đang định nói gì đó thì liền không kiểm soát được mà ho lên.
Cơn mưa to xối xả, người thân thể yếu ớt cũng chịu không nổi.
Tôi đổi một mùi hương khác để giảm bớt tính hàn.
Khoảng nửa tiếng sau, mưa mới nhỏ dần.
Lúc chuẩn bị đi, tôi gọi cậu.
“Sầm thiếu gia lần sau ra cửa, dù có vội, vẫn nên mang theo áo khoác sẽ tốt hơn”.
“Hóa ra người đến trú mưa là cậu à”.
Giọng của ông cụ Thôi kéo cảm xúc tôi trở về.
Tôi hướng lên, đem trà gừng đã pha xong đặt trước mặt Trì Chi.
“Lần này tớ có mặc áo khoác, không bị lạnh”.
Tôi đối diện ánh mắt của cậu, đôi mắt trong veo của cậu cong lên.
Sầm thiếu gia vốn không thích đồ vật đắng.
“Đã có để đường mật, không đắng”.
Cậu ngẩn ra, sau đó đôi mắt lại cong thêm.
Ông cụ Thôi hừ một tiếng từ mũi, không biết lại đang âm dương quái khí điều gì.
Trên bàn có một hộp hương đang mở.
“Hương tuyết tùng?”.
“Con lần trước đốt hương kia cho người ta, vốn dĩ cũng là nhà cậu ấy tặng” ông cụ Thôi nói, “Nếu đã tặng rồi, làm gì có chuyện người tặng được xài, lần này cậu ta đến trả lễ đó”.
Hóa ra cậu biết tôi đổi hương.
“Còn không phải vì sợ có người bị lão già ông chửi, một người trả hương, một người đưa trà, ông thấy, hai đứa ý của Túy ông không phải ở rượu (ý không ở trong lời nói, có dụng ý khác).
Tôi và Trì Chi nhìn nhau, rất nhanh di chuyển ánh nhìn.
Ông cụ Thôi xoay người, “Được rồi, hương ông nhận rồi, hai con tự nhiên đi”.
Ông mang theo chiếc radio trở về hậu viện.
Trong tiệm chỉ còn mỗi tôi và Trì Chi rồi.
Tôi mở miệng trước.
“Li Nô sao rồi?”.
“Hồi phục không tệ, đã đi được rồi”.
Tôi gật gật đầu, đột nhiên nghĩ đến vẫn chưa nói với cậu tên tôi.
“Đúng rồi, quên nói với cậu, tớ tên—”.
“Chu Hạ” Sầm Trì Chi nghiêng nghiêng đầu qua. “Tiểu đồ đệ của Nhất Thủy Cư, tớ biết”.
Tôi ngẩn người.
Lần trước khi tôi gọi cậu, cậu quay đầu hỏi tôi: “Cậu biết tớ sao?”.
“Sầm Trì Chi,” Tôi cố ý nói đùa, “Tiểu thiếu gia của Sầm gia, tớ biết”.
Sầm gia là đại gia tộc, ở Thanh Thủy Trấn giàu có nức tiếng.
Tiểu thiếu gia Trì Chi của Sầm gia từ nhỏ cơ thể yếu ớt, khi còn nhỏ đã được nuôi ở Thanh Thủy Trấn, đây là chuyện ai cũng biết.
Cậu chắc cho là tôi đã từng nhìn thấy cậu trong Thanh Thủy Trấn.
Vốn cho là cậu không để ý, không ngờ hôm nay lại học được cách nói đùa lại với tôi.
Tôi không nhịn được mà cười.
“Được thôi, vậy xin hỏi tiểu thiếu gia có thể để lại phương thức liên hệ không?”.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.