Kiến Lộc

Chương 27:




Đó là người mà Vãn Thược hận thấu xương còn Cảnh Yến bảo vệ bằng cả tính mạng.
Xe ngựa đã đến nơi. Theo bước của tên công công, ta băng qua các lối trong cung. Trên đường đi, ta tình cờ gặp Cảnh Yến.
Có lẽ ngài ấy cũng vừa gặp hoàng đế. Trông thấy ta, ngài không tỏ vẻ gì là ngạc nhiên.
Vì có người người khác nên cũng không tiện, ta và ngài chỉ lướt qua, khẽ trao đổi ánh mắt.
Bỗng dưng ta lại nghĩ đến câu nói ngày ấy của ngài: "Nguyên Nguyên, bổn vương đã vạch áo cho nàng xem lưng."
Công công đưa ta đến nơi liền đóng cửa lại và rời đi. Ta hành lễ với hoàng thường. Hắn không miễn lễ, ta cũng không dám nhúc nhích.
"Ngươi có biết kẻ có thân phận thấp kém như ngươi đáng lẽ không xứng được diện kiến trẫm không?"
Hắn không giống Cảnh Yến. Giọng hắn lạnh lùng ẩn chứa ý ác.
Ta càng cúi đầu thấp hơn, siết chặt tay: "Nô tì đáng tội."
"Vậy ngươi có biết tại sao trẫm lại cho gọi ngươi đến không?"
Nhà họ Cảnh ai cũng thích đánh đố người khác lắm à?
"Hoàng thượng thứ tội, nô tì không biết."
"Ngươi không biết hay là không dám nói?"
Ta cắn chặt răng không lên tiếng, một lát sau, ta nghe hắn bảo ta ngẩng đầu lên.
Hơn một lần dò xét, hắn cất tiếng, cái giọng khinh khỉnh: "Cũng chỉ là một ả liễu yếu đào tơ! Tiểu Cửu đúng là bị ma nhập rồi."
Ta vẫn chăm chăm nhìn mặt đất, không hó hé.
"Cũng phải, mẫu phi của đệ ấy cũng xuất thân từ nô tỳ. Trẫm nghe nói, ban đầu ngươi là nha hoàn thông phòng?"
Sự coi rẻ và khinh thường dường như sắp trào ra ngoài tiếng nói lạnh lùng của hắn.
"Vâng ạ. Nô tì thân phận hèn mọn, có được ngày hôm nay quả thật là phúc phận."
"Chẳng qua nhờ Tiểu Cửu chịu đoái hoài thôi." Hắn nói.
"Là nhờ có ơn vua như biển rộng." Ta đáp.
"Ồ? Không ngờ cũng có mồm mép." Hắn mân mê chén trà trên bàn, khẽ đặt xuống làm phát ra tiếng sứ va chạm, tiếng nghe trong trẻo: "Hôm đó ngươi làm càn, vô phép vô tắc nên trẫm cứ nghĩ rằng ngươi cũng chỉ là một ả đàn bà ngoa ngoắt."
"Bẩm hoàng thượng, đến nay vương gia vẫn chưa cưới Vãn Thược quận chúa, người hẳn cũng biết vì vương gia không thích đàn bà chua ngoa."
Qua khóe mắt, ta thấy người hắn hơi chúi về phía trước, hình như hắn có cười.
"Ngươi điên rồi?"
"Hoàng thượng, khi nô tỳ bước vào trong đây đã không thấy còn bất cứ ai khác. Nô tì đánh liều tự suy đoán rằng hoàng thượng muốn nghe những lời không phải bình thường có thể nghe được."
Tay ta bấm hắn cả lòng bàn tay, còn hàm răng nghiến chặt như sắp vượt khỏi sự kiểm soát.
"Ả đàn bà này, ngươi đừng tự nghĩ mình khôn ngoan."
Đã đi đến nước này, ta chẳng còn cách nào khác, buộc phải đánh cược một phen, được ăn cả ngã về không!
"Hoàng thượng, có một câu nô tì biết sẽ mạo phạm nhưng không thể không hỏi."
Trầm ngâm một hồi, hắn không ngồi trên ghế nữa mà chống tay vào cạnh bàn nhìn ta với vẻ mặt ra chiều khó đoán.
Ta hít vào một hơi thật sâu, từ từ thở ra rồi mới hỏi: "Hoàng thượng, giang sơn tươi đẹp này rốt cuộc là thuộc về họ Cảnh hay là họ Mạc?"
"Hỗn xược!"
Chén trà sứ bay về phía ta, vỡ tan trên đất. Nước trà chảy ra, bỏng cả khoảnh đất.
"Hoàng thượng" Chuyện đã vậy rồi, ta cũng không còn con đường nào khác: "Giang sơn tươi đẹp này rốt cuộc là thuộc về ai?"
Từng tiếng bước chân vọng rõ trong căn phòng thênh thang. Hắn đi đến chỗ ta, đứng trước mặt ta, không tức giận cũng không tươi cười. Hắn chỉ nhìn ta, ánh mắt sâu không thấy đáy.
"Bây giờ trẫm đã hiểu ra vài phần vì sao Cảnh Yến lại thích ngươi."
Hắn thong thả dạo quanh người ta, giống như con báo gườm gườm đôi mắt chiếu khắp người con linh dương lạc vào lãnh thổ của nó.
"Được, vậy trẫm cho ngươi một cơ hội, ngươi còn muốn nói điều gì?"
Ta cố gắng ép ngược áp lực đang đè lên chính người mình, mở căng hai mắt nhìn xuống dưới đất, nói tiếp: "Nếu muốn giang sơn này thuộc về họ Cảnh, không phải họ Mạc, vậy thì phải dựa vào Cửu vương gia. Chỉ khi ngài ấy nắm thóp Vãn Thược quận chúa thì mới có thể kiểm soát được Mạc Hầu."
Hắn cười nhàn nhạt lại lạnh như ánh trăng đông, hỏi: "Vậy còn ngươi? Rốt cuộc, ngươi có thể làm điều gì cho trẫm?"
"Hoàng thượng, giang sơn này thuộc về họ Cảnh, nhưng không phải là họ Cảnh trong tên Cảnh Yến."
"Chỉ dựa vào sức ngươi mà đảm bảo được hắn không tạo phản?"
"Vì đại sự, vạn lần chết nô tì cũng không từ!"
Hắn không tỏ rõ thái độ, lại thong thả đi đến ngồi sau bàn: "Ngươi tên là gì?"
"Bẩm hoàng thượng, nô tì tên gọi Nguyên Nguyên."
"Nguyên Nguyên, nói mãi chuyện người ta rồi, giờ đến ngươi, ngươi muốn gì?"
"Nô tì muốn một người, thưa hoàng thượng." Ta thốt ra từng chữ từng chữ trong sự căng thẳng: "Trên thế gian này, nô tì chỉ có mình chàng, người mà nô tì muốn chính là chàng."
Hắn không dò hỏi thêm mà bắt đầu chắp bút viết. Sau đó lại hắn hỏi: "Ngươi có biết chữ không?"
Ta ngẩng lên xem, càng thêm bất an, đọc những chữ hắn viết lên: "Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu."
"Hẳn ngươi cũng biết vẫn còn một câu sau nữa?"
Ta cố gắng hít thở bình thường, quỳ xuống: "Thánh, thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu." [1]
Thánh nhân không quản thói yêu ghét, lê dân bách tính chỉ giống như của lễ con dâng trong một nghi thức tế lễ hoành tráng, sinh tử li biệt đều là mệnh.
Huống hồ hắn cũng không phải thánh nhân, hắn là hoàng đế.
[1] Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu; thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu.
(Tạm dịch: Đức nhân của trời đất đối với vạn vật, là đức vô vi để vạn vật tự hành; đức nhân của thánh nhân đối với trăm họ, là đức vô dục để trăm họ tự hóa. Nguồn: https://quangduc.com/a58091/dao-duc-kinh)
Ý chính: Cảnh Yến đe dọa đến ngôi vua, ắt phải diệt.
Cụ thể: Ở đây có thể hiểu là, trời đất và thánh nhân không vì thói yêu ghét mà đối xử với vật, với người nào khác vật, người nào. Người và vật đều như “chó rơm” (sô cẩu), thuận theo quy luật, đang thời thì dùng, quá thời thì bỏ như cây cối xuân hạ tươi tốt, khi trổ hoa kết trái rồi qua thu đông thì điêu tàn. Trung Quốc xưa, người dân thường dùng chó làm vật tế lễ. Sau này, thời thế thay đổi, người dân dùng chó rơm để tế lễ thay cho chó thật. Những con chó kết bằng rơm khi chưa bầy để cúng thì được cất kỹ trong rương hoặc giỏ, bao bằng gấm vóc, khi cúng xong rồi thì người ta liệng nó ra đường, người đi đường giẫm lên đầu, lên cổ chúng hoặc lượm về để nhóm lửa. “Bách tính” ở đây có thể hiểu là cả quan và dân, trong câu này, hoàng thượng ám chỉ quan Cảnh Yến. Quan nào có ích cho nước thì dùng, vô ích hoặc có hại thì bỏ, diệt, vì vua chúa chỉ nên “yêu quốc gia thôi, chứ không được yêu cá nhân” cũng như trời đất sinh ra, nuôi dưỡng vạn vật chỉ lo cho cái lợi chung của vạn vật chứ không quan tâm tới cái lợi riêng của một vật nào. (Tuy nhiên, câu này của Lão Tử còn có cách hiểu khác, đại ý, trời đất và thánh nhân không vì thói yêu ghét mà đối xử với vật, với người nào khác vật, người nào nên cũng không cầu vật, người dâng cúng vật tế - chó rơm. Tôi thấy cách hiểu trên là hợp lý hơn trong ngữ cảnh này.)
"Hoàng thượng." Ta cắn đôi môi đã khô nứt, giọng trầm hẳn xuống: "Nếu đã muốn giết, đợi đến khi lật đổ được Mạc hầu rồi giết y cũng chưa muộn."
Vừa ra khỏi phòng, ta đã nhìn thấy Cảnh Yến đang đứng đợi bên dưới. Bấy giờ ta cảm thấy như bị ai rút hết sức lực, mặt mày xây xẩm. Nếu không phải Cảnh Yến nhanh tay đỡ, có lẽ ta đã ngã nhào xuống dưới bậc thềm.
"Không sao chứ, Nguyên Nguyên." Ngài vỗ vỗ lưng ta như đang vuốt ve mèo, tiếng ngài thật êm: "Nguyên Nguyên đừng sợ."
Ta kéo người ngài hơi khom xuống, nhón chân ghé vào tai ngài nói: "Vương gia, vị hoàng đế kia đáng sợ thật! Bây giờ ta nhìn ngài bỗng dưng lại thấy sao mà hiền thế."
Ngài thấy ta vẫn còn sức đùa mới thôi nhíu mày, bật cười: "Nguyên Nguyên tiến bộ rồi, thế mà bổn vương còn lo nàng khóc nhè."

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.