Kiến Xuân

Chương 14:




Ngoại truyện:
Tôi là Nghiêm Trân Ngọc, tiểu thư nhà Thượng thư. Mẹ tôi là Trần Tĩnh Ninh, là thiếp thất, chính thất của cha tôi đã qua đời từ sớm.
Gia đình mẹ tôi xuất thân thấp hèn, không được ghi trong gia phả. Thời gian trôi qua, mẹ tôi đảm nhận nhiệm vụ quản gia chưa từng có sai sót, mẹ được nâng lên thành chính thất.
Dù vậy, mẹ tôi xuất thân hèn mọn, học thức không cao, không được các phu nhân quý tộc ở kinh thành chào đón.
Tất nhiên, họ cũng chẳng ưa gì tôi.
Nhưng mẹ tôi không bao giờ than thở, lúc nào cũng tự tại vui vẻ. Còn tôi, tính cách mạnh mẽ, không cần phải quan tâm sắc mặt người khác.
Cuộc sống của tôi rất tốt, sao phải quan tâm đến lời đồn đại của người khác.
Thực ra tôi cũng biết, mẹ tôi trông có vẻ yếu đuối phụ thuộc vào cha tôi, nhưng thực sự mẹ mới là trụ cột chính của Nghiêm gia.
Cha tôi là Thượng Thư nhưng do xuất thân gia thế cũng bình thường, thật sự khó khăn để thăng quan tiến chức. Việc ông nâng mẹ tôi lên làm chính thê đã cắt đứt con đường kết hôn để mưu cầu quyền lợi.
Khi mẹ tôi được nâng lên làm chính thê, tôi đã năm tuổi, mẹ tôi hai mươi sáu tuổi, đang ở độ tuổi đẹp nhất.
Mẹ từng nói với tôi rằng: "Ban đầu đối với đàn ông mẹ không có nhiều kỳ vọng, cha con còn có chút khí phách, không vì quyền lợi mà phản bội bản thân mình. Điều đó khiến mẹ cảm thấy ông ấy là một người đàn ông thực thụ."
Lúc đó tôi chỉ chớp mắt, không hiểu gì cả, nhưng vẫn nhớ mãi.
Khi tôi mười hai tuổi đã trưởng thành sớm hơn chúng bạn đồng trang lứa, một ngày nọ khi ngồi với cha lại bất ngờ nhắc lại câu chuyện này.
Sau khi nghe xong, cha cười nói: “Cha đã từng chịu đựng nỗi khổ của việc kết hôn với gia đình cao quý. Mẹ con là người phụ nữ thú vị hiếm có trên đời, nếu ban đầu để mẹ con là chính thất thì cô ấy sẽ phải cư xử rất cẩn thận và không còn niềm vui trong cuộc sống nữa. Cha đã từng có thời gian quản lý việc nhà, điều này thật không hề dễ dàng, nhưng mẹ con lại làm tốt hơn cha rất nhiều. Không chỉ cư xử khéo léo với các phu nhân khác, mẹ còn còn quản lý công việc ở cửa hàng vải rất tốt. Những năm gần đây kinh doanh vô cùng thuận lợi, phát đạt rực rỡ, thu nhập của cha còn không đáng kể so với mẹ con. Nhưng dù nói thế nào đi nữa, sau bao nhiêu năm, chỉ khi có mẹ con bên cạnh cha mới có thể vững vàng đứng trên ba ngàn bậc thang chốn quan trường. Mẹ con là trụ cột của cuộc đời cha”.
Lúc đó tôi mới hoàn toàn hiểu ra.
Trong khi cha tôi phải đối diện những khó khăn chốn quan trường, mẹ chưa từng tỏ ra kiêu căng, luôn giữ thái độ khiêm tốn để làm vừa lòng vợ của các quan lớn.
Thực ra, chẳng có ai bắt buộc mẹ phải làm thế nhưng nếu mẹ làm vậy có thể khiến mọi người yêu mến hơn, công việc của cha cũng thuận lợi hơn nhiều.
Mẹ đã từng phải làm hài lòng phu nhân Hầu phủ, người mà trước đây từng khiến cả kinh thành xôn xao “lật đổ” bà cả trở thành chính thất. Còn chính thất xưa lại bị đẩy xuống làm thiếp.
Nhà tôi trong chốn quan trường càng như cá gặp nước.
Và cũng vì thế, tôi chơi rất thân với hai cô con gái nhà Hầu phủ, cô chị Liễu Phất Xuyến thanh tú lạnh lùng, sáng suốt linh hoạt, tính toán kỹ càng; cô em Liễu Bửu Châu đáng yêu nghịch ngợm, ngây thơ không giống con gái nhà quý tộc.
Mẹ tôi đã từng nói với tôi, cô chị nhà Hầu phủ có tâm tư rất nặng, rất giống với dáng vẻ mẹ từng vất vả mưu sinh.
Chính vì 'rất giống', tôi đã thân thiết với cô ấy nhiều hơn, nhưng cô ấy vẫn luôn giữ khoảng cách với tôi. Đến khi cô ấy định hôn, tôi đã rất ngạc nhiên, tôi cứ tưởng Liễu Phất Xuyên sẽ kết hôn cùng con trai của tướng quân nào ngờ người được chọn lại là 1 học trò trong phủ.
Cha tôi lại đánh giá cao cậu học trò đó, ói rằng anh ta quyết đoán, tài năng xuất chúng và hiểu biết thời cuộc. Nghe cha khen ngợi, tôi chỉ muốn cười, đó không phải là cha đang khen chính mình sao.
Một ngày, Liễu Phất Xuyến đến nhà tôi khóc lóc kể lể về việc mẹ kế hà khắc, ki bo với của hồi môn. Dù tôi vốn là người không mấy để tâm nhưng tôi biết ý chị ấy là gì, nên đã giúp Liễu Phất Xuyến làm ầm ĩ 1 trận. Cuối cùng, chị ấy cũng được như ý, mẹ kế đã phải thêm của hồi môn xứng đáng.
Qua chuyện này, tôi cũng hiểu mẹ mình và Liễu Phất Xuyến khác nhau.
Mẹ chưa bao giờ tự thương hại bản thân, mẹ hiểu rõ ràng vị thế khiêm tốn của mình trong xã hội, nên phải dựa vào một "cây lớn", sau đó mới âm thầm trồng dưỡng cây của chính mình.
Vì vậy, khi quyết định lấy cha, mẹ cởi mở đón nhận vị trí thứ thê của mình, không hề kiêu căng tự cao. Cuộc sống trong nhà, mẹ cũng không quanh quẩn xung quanh cha, có việc thì giúp đỡ, có tình cảm thì chia sẻ.
Còn Liễu Phất Xuyến, chị ấy luôn tỏ ra bức xúc, chạy ngược chạy xuôi để tìm cách sống, biết cách sử dụng mưu mẹo nhưng dễ dàng tự ái và quan trọng là không chân thành.
Điều này có lẽ khác hẳn với tôi, từ bé, tôi học cách làm vừa lòng cha mẹ nhưng vẫn giữ được lòng tự trọng của chính mình.
Từ bé, mẹ đã dẫn tôi đi khắp nơi, nhìn thấy những thứ xa hoa lộng lẫy như những chiếc áo lông thú đắt đỏ, những chú ngựa hàng hiếm.
Khi tôi đang choáng ngợp vì cuộc sống phong lưu mẹ luôn nhắc nhở rằng: “Cuộc sống đầy rẫy hiểm nguy, con phải sống vì bản thân mình đầu tiên, đó mới là điều quan trọng nhất. Khi có gia đình riêng, con cũng cần đặt mình lên hàng đầu, nếu gặp người chồng phù hợp, con có thể sống hạnh phúc cả đời. Nếu không hợp, điều con phải quan tâm đó chính là bản thân mình, con không có gì phải sợ, mẹ đã dành dụm cho con một khoản hồi môn lớn”.
Mẹ đã cho tôi kế hoạch và sự tự tin, tôi cũng không phản đối điều đó. Thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ tới Liễu Phất Xuyến, tôi vẫn luôn thích tính cách của chị ấy, luôn dũng cảm hơn tôi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.