Lộng Triều

Chương 60:




Quế Toàn Hữu từ văn phòng đi ra vừa vặn thấy Tiểu Bộc – thư ký của Thị trưởng Khổng mặt mày nhăn nhó cầm một tập văn bản đi ra.
- Sao thế Tiểu Bộc, Thị trưởng Khổng lại giục làm văn bản ư?
Quế Toàn Hữu thuận miệng nói.
Ai cũng biết Quế Toàn Hữu được Triệu Quốc Đống đưa tới Hoài Khánh. Chẳng qua Quế Toàn Hữu khá nhã nhặn ở chính quyền Thị xã, về cơ bản không nói gì mấy. Dù là khi nhắn lại ý của Triệu Quốc Đống cũng cố tìm cách trình bày sao cho người nghe không phản cảm nhất, điều này làm Quế Toàn Hữu đạt được danh tiếng tốt ở Ủy ban.
- Trưởng ban thư ký Quế, cũng không phải là ý kiến chỉ đạo cải cách Nhà máy cơ giới sao? Ông chủ luôn đòi tốt và thấy không hài lòng. Mỗi lần Thị trưởng Hà xem xong đều cầm về sửa lại một phen, sau đó lại để Thị trưởng Hà xem rồi sửa, đây đã là lần thứ tư rồi.
Tiểu Bộc nhăn nhó nói rồi đi ra ngoài.
- Ha ha, Tiểu Bộc lãnh đạo yêu cầu cao một chút cũng là chuyện tốt đối với cậu. Sau này cậu bước ra cổng Ủy ban mà có ngòi bút sắc bén thì ai chẳng nể mặt. Cậu phải cố gắng, người khác mong còn không được.
Quế Toàn Hữu vỗ vai Tiểu Bộc rồi nói.
Tiểu Bộc có chút xấu hổ gãi đầu rồi không nói mà đi thẳng.
Quế Toàn Hữu về văn phòng mình rồi suy nghĩ một chút và thấy hình như việc cải cách Nhà máy cơ giới đúng là có chút khó giải quyết, chẳng qua trước đó bị việc thu hồi nợ che mất danh tiếng. Bây giờ công tác thu hồi nợ coi như xong, việc này lại trỗi dậy.
Mấy hôm trước y nghe đồng hương nhắc về Nhà máy cơ giới, nghe nói cán bộ trung tầng và nhân viên của nhà máy đều đau đầu về việc này.
Cải cách là phương hướng chung thì không ai nghi ngờ. Nhưng cải cách như thế nào, đường ra là sao thì nhà máy tranh luận rất lớn. Bây giờ quan điểm chiếm thế thượng phong đó là tình hình của nhà máy không thể cứ tiếp tục, sản phẩm cũ kỹ, không có tài chính để đầu tư dây chuyền sản xuất mới, thiếu sức cạnh tranh, sản phẩm làm ra không thể bán, Thị xã cũng muốn thoát khỏi Nhà máy cơ giới, nhà máy phải nhanh tìm đường ra để tạo sức sống mới, đảm bảo cuộc sống của hơn ngàn công nhân không bị ảnh hưởng.
Nhưng quan điểm khác lại nói Nhà máy cơ giới không đến mức khó coi như mọi người nghĩ, vẫn có thể duy trì một hai năm, chỉ cần mở được con đường tiêu thụ, được hỗ trợ về chính sách và tài chính thì Nhà máy cơ giới sẽ trở lại. Chẳng qua quan điểm này cần được Ủy ban và hệ thống ngân hàng cho vay tiền để chống chọi được hai năm.
Hai quan điểm này tranh cãi khá kịch liệt ở trong Nhà máy cơ giới. Người cùng quê của Quế Toàn Hữu cũng làm trong nhà máy, khi nói chuyện với Quế Toàn Hữu không khỏi than thở về việc này. Quế Toàn Hữu mặc dù không phụ trách mảng công nghiệp nhưng là người bên cạnh Triệu Quốc Đống thì y cũng hiểu nhiều về việc này.
Người kia là Trưởng phòng Thiết bị của Nhà máy cơ giới, theo y nói Nhà máy cơ giới bây giờ đúng là có chút khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là vấn đề tiêu thụ. Hàng có bán được cũng khó thu lại tiền, mỗi lần nhà máy tổ chức người ra ngoài đòi tiền thì đều không có mấy tác dụng.
Chẳng qua theo bạn của Quế Toàn Hữu đánh giá thì chất lượng sản phẩm của Nhà máy cơ giới vẫn khá ổn định, hơn nữa chính vì một hai năm trước nhà máy vì mở thị trường mới nên đã mua thêm mấy máy moc tổ chức nghiên cứu sản phẩm mới, như vậy sẽ thuận tiện mở được con đường tiêu thụ. Theo lý thuyết thì Nhà máy cơ giới thay đổi mặt hàng sản phẩm có chất lượng ổn định thì phải bán tốt chứ, sao lại có vấn đề được?
Lúc ấy Quế Toàn Hữu không quá để ý đến vấn đề này, nhưng hôm nay thấy nhìn qua phương án cải cách Nhà máy cơ giới, điều này làm Quế Toàn Hữu có cảm giác không đúng.
- Anh nói là Thị xã đẩy mạnh cải cách Nhà máy cơ giới là hơi gấp gáp?
Triệu Quốc Đống nhíu mày nói.
- Không phải, bạn của tôi cũng nói bây giờ Nhà máy cơ giới chủ yếu là do con đường tiêu thụ không tốt, thu hồi tiền hàng không nhanh, nói cách khác là mảng thị trường có vấn đề, nhưng nguyên nhân lại là do vấn đề chất lượng sản phẩm. Tình hình cụ thể tôi không điều tra qua nên không dám nói.
Quế Toàn Hữu trầm ngâm một chút rồi nói.
- Bây giờ Thị xã đúng là không muốn đeo gánh nặng này. Nói khó nghe một chút Nhà máy cơ giới là công ty nhà nước trực thuộc Thị xã, theo chế độ quản lý công ty hiện đại thì Thị xã là người nắm cổ phần thì phải được lãi, nhưng Nhà máy cơ giới lại không để Thị xã được xu nào mà còn phải lo trả tiền phát lương. Bây giờ tài chính Thị xã chỉ dùng để lo cho vấn đề dân sinh, không phải dùng cho mình Nhà máy cơ giới, đương nhiên cải cách là con đường duy nhất.
- Đúng thế, tôi cũng thấy như vậy. Nhà máy cơ giới cũng không phải sản nghiệp quá quan trọng, quy mô cũng không lớn, cũng không thể ảnh hưởng tới sản nghiệp chung của toàn Thị xã. Chủ trương của tôi là đẩy bọn họ ra bơi trong nền kinh tế thị trường. Đương nhiên điều này còn dính tới hơn ngàn nhân viên, bây giờ từ Trung ương đến địa phương đều chú ý bảo đảm an sinh xã hội khi cải cách. Làm như thế nào để nhà máy vừa phát triển lên, vừa cố gắng ảnh hưởng quá lớn đối với nhân viên, ở vấn đề này Thị xã cần tìm được điểm thăng bằng.
Triệu Quốc Đống rất đồng ý với quan điểm của Quế Toàn Hữu. Quế Toàn Hữu này xem ra cũng đã chăm chú nghiên cứu việc cải cách công ty nhà nước, đã có biến hoá lớn so với việc chỉ làm công tác hành chính ở Tây Giang.
- Chính vì như vậy nên tôi mới cảm thấy Thị xã khi cải cách Nhà máy cơ giới cần phải cân nhắc chu đáo một chút. Tôi đã nhìn qua phương án chỉ đạo của Thị xã thì thấy đều là có ý muốn để công ty từ ngoài mua cả Nhà máy cơ giới, mà không phải do nhân viên quản lý cũng nhận một số cổ phần của nhà máy như mọi nơi vẫn làm. Đồng thời Thị xã cũng đưa ra nhiều điều kiện ưu đãi như bố trí an cư cho nhân viên cao tuổi, vay vốn ngân hàng …
Quế Toàn Hữu suy nghĩ một chút rồi nói tiếp:
- Cái khác tôi không rõ nhưng chỉ cảm thấy hình như phương án này có vẻ như Thị xã cố ý dành cho một đối tượng nào đó hay không?
- Ồ, anh có cảm giác này ư? Theo tôi biết thì trong Thị xã hình như chưa có đối tượng thích hợp mà. Thị trưởng Hà cũng không có nói đến, Thị trưởng Khổng thì tôi không rõ do thời gian trước phụ trách công tác thu hồi nợ.
Triệu Quốc Đống hơi động tâm, Khổng Kính Nguyên là nhân vật khôn khéo, theo lý không nên đưa ra nhiều yêu cầu trong phương án như vậy, nó không có lợi cho việc chọn đối tượng hợp tác của Thị xã.
- Có lẽ do tôi quá mẫn cảm.
Quế Toàn Hữu cười nói:
- Cải cách Nhà máy cơ giới mặc dù không phải là đầu tiên trong việc cải cách công ty nhà nước tại Hoài Khánh, nhưng lại là nhà máy lớn nhất. Theo tôi biết các quận, huyện khác cũng tiến hành nhưng quy mô của nhà máy nhỏ, sức ảnh hưởng xã hội không lớn. Nhà máy cơ giới trước là một trong ngũ đóa kim hoa, lúc tôi còn đi học cũng nghe tên của Nhà máy cơ giới. Hoài Khánh là thành thị sản xuất công nghiệp nổi tiếng, với danh tiếng và quy mô của Nhà máy cơ giới mà cải cách thành công thì nhất định được tỉnh khen ngợi, nhưng làm không tốt thì chỉ sợ sẽ khó ăn nói.
Quế Toàn Hữu nhắc như vậy làm Triệu Quốc Đống hơi động tâm. Sau khi Quế Toàn Hữu rời đi, hắn ngồi trong phòng mà suy nghĩ tin tức Quế Toàn Hữu mang tới. Hà Chiếu Thành giao việc cải cách Nhà máy cơ giới cho Khổng Kính Nguyên phụ trách, đây là điều đã nói rõ trong hội nghị thường trực Ủy ban, bởi vì như vậy nên hắn mới không muốn quan tâm để xung đột vào đó. Hắn đã làm mất lòng nhiều người ở Hoài Khánh, mặc dù không sợ nhưng hắn thấy không cần. Ở việc này nếu không đến mức quá quắt thì hắn không muốn nhúng tay vào đó.
Khổng Kính Nguyên phải nói đã ủng hộ hắn khá nhiều. Công tác thu hồi nợ dính tới vài công ty nhà nước thì Khổng Kính Nguyên cũng dốc sức ủng hộ, giúp nhiều điều. Chẳng qua chuyện đợt tết thấy Khổng Kính Nguyên lên An Đô thì hắn mãi không quên.
Đáng lẽ đây là điều bình thường vì ai chẳng có người bạn có tiền? Hắn không phải cũng đi xe Land Rover sao? Chẳng qua Triệu Quốc Đống cảm thấy hôm đó quá kỳ lạ làm hắn muốn dò xét đối phương. Mà hôm nay Quế Toàn Hữu nói hàm súc với ý nhắc nhở khiến Triệu Quốc Đống càng chú tâm hơn. Ở đây có vấn đề gì không? Có nên xen vào để tìm hiểu rõ vấn đề không?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.