Lộng Triều

Chương 27:




- Nhưng mà Bí thư Triệu, quan điểm đại chúng sợ rằng khó chấp nhận cách làm này, sợ rằng sẽ có tranh cãi lớn.
Ngụy Hiểu Lam khéo léo nhắc nhở.
- Bởi vì đại chúng không hiểu mà chúng ta phải dừng lại chờ bọn họ hiểu mới đi tiếp sao? Nhưng đợi đến khi dân chúng hiểu thì có lẽ khi đó nhà máy dù muốn cho không cũng không ai nhận, chẳng lẽ chính quyền phải bỏ thêm nữa hay sao?
Triệu Quốc Đống lắc đầu nói:
- Dân chúng không hiểu thì chúng ta có thể tăng cường tuyên truyền, mong được giải thích. Nếu không được thì chúng ta chỉ có thể bỏ mặc, để bọn họ mắng. Về phần cán bộ lãnh đạo không hiểu thì tôi cũng chỉ có thể cho rằng năng lực chỉ huy của các đồng chí có vấn đề. Khi chúng ta đưa đạo lý ra, chị sợ bị mắng, sợ bị trách nhiệm, vậy chị không xứng làm cán bộ lãnh đạo.
Thái độ rất kiên quyết của Triệu Quốc Đống làm Ngụy Hiểu Lam có ấn tượng sâu. Ai cũng nói hắn rất bá đạo ở Hoa Lâm nhưng đến Tây Giang thì không thấy hắn biểu hiện gì. Đám người Tiếu Triêu Quý, Ngô Ứng Cương vẫn được Triệu Quốc Đống sử dụng, điều này làm mọi người thấy hắn không bá đạo như lời đồn. Nhưng cuộc nói chuyện này làm cô cảm thấy khí phách của hắn một cách rõ ràng.
Ngụy Hiểu Lam không tiện tiếp tục nói chuyện này, thứ nhất còn chưa tới lúc, thứ hai đây là công việc của Hoắc Vân Đạt. Triệu Quốc Đống nếu tin Hoắc Vân Đạt như vậy, Ngụy Hiểu Lam tin Hoắc Vân Đạt cũng có lo lắng của mình. Cô đổi đề tài mà nói:
- Bí thư Triệu, ngài nói hội nghị công tác kinh tế phi nhà nước sẽ tổ chức ở Vĩnh Lương, Ninh Lăng nếu xác định làm điểm thăm quan thì sẽ tới đâu? Bây giờ đã có tin cụ thể chưa?
- Cụ thể thì chưa có, các quận, huyện đang cạnh tranh. Tôi đoán Hoa Lâm có hy vọng, chẳng qua Tây Giang cũng có điểm sáng ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị hút bụi Neo đầu tư xây dựng nhà máy, ví dụ như Siêu thị Phúc Mãn Đường, còn mảng nông nghiệp. Như vậy khi nói chuyện với Bí thư Kỳ cùng Thị trưởng Thư và cũng tự tin hơn.
Triệu Quốc Đống nhìn Ngụy Hiểu Lam rồi nói:
- Mảng chị phụ trách đúng là làm người ta vui mưng.f
- Bí thư Triệu, ngài nói mảng nông nghiệp cũng có thể?
Ngụy Hiểu Lam có chút giật mình nói.
- Tại sao không? Chẳng những có mà tôi thấy đáng để làm điểm thăm quan. Việc trồng trọt ở thị trấn Thái Ất đã thành quy mô hóa, mà bên Vân Đầu Câu thì cũng là điểm sáng. Tôi cảm thấy nó còn có ý nghĩa hơn là hạng mục công nghiệp.
Triệu Quốc Đống cười cười một tiếng rồi nói tiếp:
- Chỉ riêng mảng nông nghiệp này tôi đã có thứ để nói chuyện với Bí thư Kỳ cùng Thị trưởng Thư. Hiểu Lam, hơn hai tháng tớ chị nhất định phải cố gắng khiến những nơi kia có sự đột phá.
….
Trong thời gian này Hoắc Vân Đạt đúng là rất bận.
Triệu Quốc Đống rất rộng lượng giao quyền lực cho y, y cũng thấy vui vẻ. Chỉ cần không bỏ vào túi mình, có lợi cho các công ty đang hấp hối, giải quyết được khó khăn cho chính quyền là muốn làm gì cũng được.
Từ trước tết đến nay đã là một tháng, Hoắc Vân Đạt còn không có thời gian về nhà. Chẳng qua y cũng có chút xúc động là Triệu Quốc Đống đã đến nói chuyện với Cục Nhân sự, cục Tài chính để điều vợ y từ Ngân hàng nông nghiệp Khuê Dương lên phòng Tài chính Tây Giang, còn bố trí nhà cho bọn họ.
Triệu Quốc Đống đã hạ lệnh không cần biết chính quyền dùng biện pháp gì cũng cần có nhà cho Hoắc Vân Đạt. Vì thế Ngô Ứng Cương cũng tốn không ít sức lực mới làm được.
Quy mô phổ biến của các nhà máy thuộc quản lý của Tây Giang là nhỏ, hơn nữa chỉ có vài ngành sản xuất như giấy, máy nông nghiệp, nhà máy nhựa. Đây đều là mấy ngành phát triển những năm 80, nhưng đến bây giờ hiệu quả kinh doanh càng lúc càng kém.
Hoắc Vân Đạt trọng điểm phân các nhà máy ra làm vài loại. Ví dụ như nhà máy Ngũ kim và nhà máy Tiêu kiện thì còn kinh doanh được chút, Hoắc Vân Đạt cũng tiến hành điều tra hai nhà máy này. Phát hiện bọn họ có thể nỗ lực duy trì là do tư tưởng lãnh đạo nhà máy khá nhạy bén, có thể kịp thời điều chỉnh sản phẩm, nhưng do thể chế cũng khiến cho hai nhà máy này không thở nổi. Về phương diện khác thì độ tuổi của nhân viên nhà máy coi như tạm ổn, nhưng nếu kéo dài thêm vài năm công nhân về hưu nhiều lên đó sẽ là gánh nặng đối với nhà máy.
Ngoài ra là mấy nhà máy như giấy, nhựa thì năm nay kém hơn năm trước, cũng là nhà máy gây ô nhiễm môi trường lớn. Ví dụ nhà máy giấy ở gần nội thành, vấn đề xử lý nước thải là ác mộng. Nếu như đóng cửa nhà máy này thì sợ rằng gần 200 công nhân sẽ đến vây quanh cửa chính quyền Thị xã, hoặc là đến trụ sở Quận ủy, Ủy ban quận mà ngồi. Cho nên nhiều năm qua Thị xã, Tây Giang chỉ có thể mắt nhắm mắt mở kéo dài.
Mấy nhà máy thương nghiệp thì tốt hơn đôi chút, số lượng công nhân không nhiều, hơn nữa cũng có địa điểm tốt nên chỉ riêng tiền cho thuê mặt bằng cũng miễn cưỡng duy trì tiền sinh hoạt cho nhân viên. Chỉ là mấy khu đất của nhà máy nằm trong quy hoạch giải tỏa của Thị xã. Mấy trăm công nhân của các nhà máy này cũng là vấn đề khó khăn.
Hoắc Vân Đạt định lợi dụng việc khai thác khu thương mại này mà bồi thường và bố trí cho hơn trăm công nhân, người gần đến tuổi sẽ do chính quyền trực tiếp trả lương hưu, tuổi chưa tới thì có thể theo yêu cầu của mọi người là đưa vào công ty, nhà máy khác làm, hoặc là nhận tiền một cục, hoặc do chính quyền trả lương hàng tháng đủ đảm bảo sinh hoạt.
Chỉ là cách này có chút khó khăn, công nhân đã quen nhận tiền cho thuê rồi phát lương tất nhiên không hài lòng với tiền lương hàng tháng chỉ được một phần nhỏ so với trước, đòi giá cao hơn. Theo bọn họ thấy khu đất là thứ để sống, thuộc về bọn họ, bọn họ không thèm để ý đây vốn là tài sản quốc gia.
- Vân Đạt, anh có nắm chắc không?
Triệu Quốc Đống rất kiên nhẫn nghe Hoắc Vân Đạt giới thiệu. Hắn biết cả tháng nay Hoắc Vân Đạt gần như không nghỉ.
Mấy lãnh đạo nhà máy, công nhân bình thường đều quen với vị Phó chủ tịch Tây Giang phụ trách mảng công nghiệp, thương mại này. Từ sáng đến chiều, Hoắc Vân Đạt gần như ngâm mình trong các nhà máy. Ngoài việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của các nhà máy, còn hỏi suy nghĩ của công nhân, đồng thời cũng cẩn thận nói ý đồ của chính quyền với công nhân, muốn để bọn họ hiểu cải cách là không thể thay đổi. Bây giờ không tiến hành thì sau này càng thêm khó khăn.
- Bí thư Triệu, tình hình nhà máy vừa ủng hộ, lại có mâu thuẫn. Chẳng qua tôi cảm thấy vấn đề đã đưa ra và để cán bộ, công nhân từ từ thích ứng. Đương nhiên muốn mọi người đều hài lòng là không thể, nhất định có người kiên quyết phản đối, nói không chừng sẽ đến trụ sở chính quyền giương oai, việc này quận phải chuẩn bị tâm lý.
Hoắc Vân Đạt cười nói:
- Tôi thực ra lo lắng thái độ trên Thị xã và quận. Tôi nghe đồn rằng Thị xã có ý kiến khác với việc Tây Giang đẩy mạnh cải cách.
- Anh nghe ai nói?
- Là một người quen ở Ủy ban kinh tế Thị xã, nói Tây Giang là người đầu tiên đi ăn cua, cẩn thận bị cua kẹp chết.
Hoắc Vân Đạt cười nói.
- Bị cua kẹp thì chúng ta sớm chuẩn bị tư tưởng, cải cách không có mâu thuẫn mới lạ.
- Y còn nói Thị xã có ý kiến với việc Tây Giang tiến hành với quy mô lớn như vậy, có thể cảm thấy cách làm của chúng ta không thỏa đáng.
- Thị xã có cái nhìn?
Triệu Quốc Đống nhíu mày. Lại là Nghiêm Lập Dân? Nhưng hắn nghĩ thì chắc là không phải. Nghiêm Lập Dân nhất định không lộ thái độ vào lúc này, vậy là ai?
- Tôi thấy Thị trưởng Chu có thể không hiểu kế hoạch cải cách của Tây Giang chúng ta. Nhất là nhà máy Ngũ Kim và nhà máy Tiêu kiện, y cảm thấy đây là hai nhà máy hàng đầu của Thị xã, hiệu quả kinh doanh cũng tốt, sao lại đưa vào đội ngũ cải cách.
Hoắc Vân Đạt suy nghĩ một chút rồi nói:
- Bây giờ cải cách đang tiến hành ở giai đoạn đầu trong cả nước, các nơi đều không nhất trí, nhưng có một điểm rõ ràng, ai cải cách trước sẽ chiếm thời cơ, càng kéo dài áp lực càng lớn.
- Thị trưởng Chu lo lắng tài sản quốc gia tổn thất sao? Hay là cảm thấy không cần cải cách?
Triệu Quốc Đống nhú mày. Hắn không ngờ Chu Xuân Tú lại nhảy ra đâm hắn? Cuối năm trước hắn đã trao đổi với Chu Xuân Tú về việc cải cách, tên này cũng cho rằng đây là đường ra duy nhất, sao bây giờ lại có thái độ?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.