Luật Công Bằng

Chương 1:




1.
Sau khi ba tôi cấp cứu thất bại, mẹ mới gọi điện thoại cho tôi. Tình cảm cha con lạnh nhạt nên không được gặp ông lần cuối, tôi cũng không ân hận.
Năm đó khi cãi nhau, tôi nói với ông những lời tàn nhẫn, “Sống không nuôi, chết không chôn.” Nhưng cuối cùng tôi cũng nuốt lời. Không chỉ về nhà tham dự tang lễ mà còn đồng ý gánh vác 100.000 tệ tiền phí mai táng. (Tầm 340 triệu VNĐ)
Năm năm tôi không về, ngôi nhà này đã rất xa lạ. Nhất là trong phòng khách nhỏ hẹp còn hai ba người thân đang giúp thu xếp việc tang lễ, càng cảm thấy chật chội hơn.
Nhìn mẹ với hai bên thái dương lấm tấm hoa râm, hốc mắt tôi cay cay. Nhưng tầm mắt xẹt qua một loạt vỏ chai rượu rỗng trên tủ, tôi lại cau mày. Ba tôi mang đủ thứ bệnh mãn tính, ông thức đêm chơi mạt chược, đột ngột qua đời vì nhồi máu cơ tim.
“Con nhớ bác sĩ yêu cầu ba uống ít rượu.”
Mọi người chưa kịp trả lời, một cô gái trẻ từ cửa phòng khách bước ra. Váy đen, áo đen, gương mặt nhỏ nhắn tái nhợt, đôi mắt sưng đỏ đong đầy nước mắt, nhìn thấy mà thương. Cô nói bằng giọng mũi: “Ba không có sở thích gì, chỉ thích uống mấy hớp rượu. Bao năm chị không về, về nhà một lần thì chỉ quản này quản kia? Chưa kể người chết là lớn nhất, cho dù ba có gì không đúng thì chị đừng chỉ trích ông…”
Không hổ là em gái tôi, Hứa Hân Duyệt. (Hân Duyệt 欣悦 đều có nghĩa vui mừng, vui vẻ) Nói mấy câu là có thể khơi lửa giận trong tôi.
Nếu khi còn nhỏ, tôi sẽ nổi giận đùng đùng, chất vấn Hứa Hân Duyệt, lời này của cô ta có ý gì. Chắc chắn cô ta “lời chưa nói nước mắt đã rơi”. Sau đó ba mẹ và họ hàng sẽ trách móc tôi.
“Sao con lại chọc em khóc?”
“Không có ra dáng chị tí nào.”
Bao năm trôi qua, tình hình chúng tôi cũng không hề thay đổi.
Em gái vừa dứt lời, mẹ tôi đã lo lắng nhìn qua, những họ hàng đang giúp đỡ ngồi trong phòng khách cũng lộ vẻ khinh miệt. Tựa như ngay sau đó tôi sẽ ăn tươi nuốt sống Hứa Hân Duyệt.
Tôi xua xua tay, dường như hoàn toàn không hiểu ý ở ngoài lời của em gái: “Chị không ở nhà, em và mẹ chăm sóc lo cho ba cơm ăn áo mặc hàng ngày đã đủ vất vả. Chị chỉ cảm kích chứ không dám nói lời nào. Nhưng mà chị muốn đính chính. Em gái à, mỗi tháng chị gửi về nhà 3000, đó là tiền sinh hoạt trong nhà, em đừng quên chứ.” (Tầm 10 triệu VNĐ)
Lần này, ánh mắt họ hàng lập tức dịu đi rất nhiều. Ở huyện thành cấp 18 này, tiền lương bình quân rất thấp, người trẻ tuổi có thể trợ cấp cho gia đình thực sự hiếm có.
Hứa Hân Duyệt sững sờ một lúc.
Có lẽ cô ta đang thắc mắc, sao người chị thẳng tính kia đột nhiên như “trong bông có kim”?
Không chỉ cô ta thắc mắc. Trong lòng tôi cũng thầm cảm thấy buồn cười.
Mấy năm gian khổ nơi công sở có thể thấy không phải vô ích. Thật ra dùng bản lĩnh cướp khách hàng để đối phó với người nhà thì quá lạnh lùng. Nhưng không còn cách nào khác. Ai bảo trong nhà này tôi lại là một người không được chào đón nhất chi?
Nếu không thể nói tình cảm, vậy thôi làm việc chính đi.
Tôi ngồi xuống cạnh bác, lấy ra một tấm thẻ.
“Số tiền lo đám tang cho ba, mẹ cháu nói, cháu với em cháu chia đều. Bên trong này có 50.000, ngày hôm qua cháu đã chuyển cho mẹ 50.000, tổng cộng 100.00. Đây là phần của cháu.”
Bác chúng tôi là người trưởng tộc, mọi việc ma chay cưới hỏi ở quê đều do ông lo liệu. Ông cầm tấm thẻ, chần chừ, nhìn sang mẹ tôi.
Mẹ tôi hơi mất tự nhiên: “Được được, bác cả, bác viết đi.”
Vì thế bác mở quyển sổ trong tay, ghi thêm mấy chữ. Tôi thấy trên sổ ghi tên Hứa Hân Duyệt, con số phía sau còn bỏ trống.
Tôi mơ hồ cảm thấy không đúng. Ngày mốt đã đưa tang, tại sao em gái vẫn chưa đưa tiền?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.