Một Thai Ba Bảo: Con Thiên Tài Giúp Bố Cưa Đổ Mẹ

Chương 944: Thoát nghèo




Anh rất kiệm lời, quý trọng lời nói như vàng.
Người làng hỏi anh:”Tên anh là gì?”
Anh nhàn nhạt nói: “Quên rồi, mọi người gọi tôi là A Nguyệt đi!”
Những người đàn ông trong làng, đều tên đại loại như A Bình, A Khánh, khi gọi cảm thấy vừa giản dị vừa thân thiện.
“Vậy anh sẽ làm gì?”
Người đàn ông lắc đầu, “Tôi không biết.”
Dân làng tỏ vẻ khinh thường với anh.
“Thư sinh vô dụng” Có người nhổ nước bọt tới chỗ anh.
Đôi mắt nghiêm nghị của anh lướt qua, người đàn ông đó liền co người lại vì sợ hãi.
Sau khi ngồi xe lửa hai ngày một đêm, cuối cùng họ cũng đến thủ đô.
Dân làng không thích nói chuyện với anh, vì vậy sau khi xuống tàu liền vứt anh lại ở trạm tàu, để anh tự sinh tự diệt.
Anh nhìn thành phố phồn hoa này, đám đông nhộn nhịp và xe cộ qua lại, tất cả những cảnh tượng này giống như có loại cảm giác vô cùng quen thuộc.
Lúc này một người dân làng tốt bụng quay lại. Anh ta nắm lấy tay anh, nói:”A.
Nguyệt, mau đi thôi, đừng bị mấy người Trương Hữu Tài vất lại, đợi đến lúc đó không tìm được đường sống chỉ có thể làm ăn mày thôi.”
Anh đi theo người dân làng, đi đường rất lâu, mới đến một căn lều ở công trường bẩn thíu.
Nhìn thấy mặt đất bẩn thỉu, anh đứng yên bên ngoài không muốn vào. Cảm giác buồn nôn trong lòng không thể kiềm chế mà phun ra ngoài Cuối cùng anh lựa chọn đứng ở cửa, vẻ mặt chán ghét nhìn dân làng bên trong.
Trương Hữu Tài bắt đầu phân công công việc cho mọi người/’Tôi năn nỉ ông chủ của chúng ta rất lâu. Ông ấy mới đồng ý giữ lại mọi người. Mọi người có nhìn thấy bao cát phía đối diện không? Nhiệm vụ hàng ngày của mọi người là dỡ bao cát ra khỏi xe. Tiền công mỗi ngày là 420 nghìn”
Những người khác thì im lặng đếm tiền lương, “Một tháng là có 12 triệu 6, cái nà kiếm tiền nhiều hơn nhiều so với với đánh cá.”
Trương Hữu Tài ngạo nghễ nhìn A Nguyệt”Này, còn anh thì sao? Có muốn làm không?”
A Nguyệt nhìn vào những bao cát trên công trường, và có một số bụi màu xám rỉ ra từ những chiếc bao. Khiêng vác cả một ngày, trên người anh chắc chắn là sẽ vô cùng bẩn.
A Nguyệt cau mày.
Trương Hữu Tài không vui nói: “Không làm được thì mau chóng đi đi. Ông đây ghét nhất là loại công tử bột yếu đuối vô dụng như anh”
A Nguyệt phát cáu, “Làm”
Cứ như vậy, A Nguyệt và dân làng sống trong lầu tạm Vốn dĩ tưởng rằng anh có thể thích nghi với môi trường bẩn thỉu này, nhưng sau vài ngày, bệnh dạ dày của anh ngày càng trở nên trầm trọng Trương Hữu Tài sợ anh sẽ chết trên công trường, đơn giản móc mấy triệu đưa cho anh “Bỏ đi, tôi thấy anh làm được mấy việc nặng nhọc bẩn thỉu này đâu. Tôi đưa anh lộ phí, anh lên đường về nhà đi, đừng có bán mạng ở đây, tôi không đền được đâu”
A Nguyệt không lấy tiền của anh ta, lết cơ thể ốm yếu của mình ra khỏi lều tạm.
Anh tính cách bướng bỉnh, nếu như không được tiền sẽ không trở về.
Đêm đó, anh không có chỗ ở, ngồi trên chiếc ghế gỗ trong công viên cả đêm. Cơn đói, cơn đau dạ dày cùng lúc tấn công anh.
Cuối cùng, người dân làng tốt bụng Cửu Đồng đã tìm thấy anh, đưa cho anh một chiếc bánh bao. Tận tình khuyên bảo nói;A.
Nguyệt, đừng cố chấp nữa, tôi nghe ngóng rõ rồi. Công trường mà Trương Hữu Tài đưa chúng ta đến vô cùng lớn, phải làm rất nhiều năm, chỉ cần chúng ta làm mấy năm, là có thể thoát nghèo rồi. Trong làng anh với tôi là nghèo nhất, đợi khi tôi thoát nghèo là có thể lấy vợ rồi, anh thoát nghèo là có thể có tiên cho Hổ Tử đi học rồi”
A Nguyệt nhìn vào chiếc bánh bao còn dấu vân tay, xé lớp vỏ của chiếc bánh bao ra, sau đó tao nhã ăn lớp bên bánh bên trong, Cửu Đồng sửng sốt, “Anh ăn bánh bao đi, không ăn vỏ sao?”
A Nguyệt liếc anh ta một cái, muốn nói anh ta chú ý giữ vệ sinh. Nhưng anh không muốn đánh vào lòng tự trọng của Cửu Đồng nên không nói gì

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.