Ngược Về Thời Lê Sơ (Nam Việt Hải Quốc)

Chương 181: Chạy đua công nghệ, Nam Việt tạm dẫn đầu




Nếu động cơ tuabin hơi nước chế tạo thành công vượt lên 300 mã lực thì tất cả các máy móc, như khoan, tiện, cưa hạng nhỏ đến hạng trung đều có thể tách rời hệ thống đập thủy lực. Nếu vậy đầu tư chế tạo động cơ tuabin hơi nước sẽ kinh tế hơn xây đập rất nhiều, và sự cơ động thì đập thủy lợi càng khó có thể so sánh. Một lợi ích nữa là những động cơ này không hề lo lắng vấn đề mức nước tích trữ trong hồ chứa của Đập thủy lợi.
Quay trở lại với Biển Hoa Đông, Dương Lăng sau khi có được công tượng đóng tàu từ Pháp và các nhà khoa học cùng các dụng cụ đo đạt chuẩn xác của Châu Âu thì hắn cũng bước vào giai đoạn phát triển kinh người. Với mức dân số hơn bốn mươi triệu người của Bắc Minh sức sản xuất của Dương Lăng khá mạnh mẽ. Nếu không có sự kiềm kẹp đến từ chế độ phong kiến của Bắc Minh thì chắc chắn tổng sản lượng công nghiệp chất lượng cao của hắn sẽ ngang bằng hoặc hơn Nam Việt. Nhưng vì thế mạnh của Dương Lăng không phải khoa học chế tạo nên hắn chỉ đưa ra các ý kiến chung chung để các công tượng nghiên cứu. Thế nên về mặt công nghệ xa xa vẫn không thể sánh cùng Nam Việt.
Thế nhưng từ một thợ thủ công chẳng may bịt kín than đá trong quá trình chưng khô đã tạo ra tham cốc với sản lượng nhiều hơn, từ đây Dương Lăng đã có đầy đủ nhiên liệu đốt với nhiệt độ cao. Do đó việc tiến hành nghiên cứu hòa tan các loại khoáng sản để cho ra thép tốt hơn đã dễ dàng hơn nhiều so với trước đây. Các mũi khoan và lưỡi tiện cao cacbon chứa Mangan ra đời giúp cho việc chế tạo vũ khí của Dương Lăng trở nên hiệu quả. Với các linh kiện phức tạp thì giờ đây Bắc Minh cũng đã có thể sản xuất bằng cách đúc và mài tạo hình qua các cỗ máy động cơ gia súc kéo.
Vì không biết chế tạo đất đèn nên Dương Lăng rất bất đắc dĩ không thể chế tạo các linh kiện quá phức tạp. Ngay cả đến một lò nung xi măng mà hắn cũng phải thêm vào đủ loại đai, ốc,ổ khóa mới có thể tạo hình thành công, may mà hắn có số nhân công khổng lồ mới có thể phần nào đuổi kịp Nam Việt.
Bàn về động cơ Xilanh hơi nước lại càng quá xa vời với Dương Lăng thế nhưng Đập thủy lợi thì người hiện đại như hắn lại quá dễ hình dung ra. Vậy nên Bắc Minh cũng đang dầm dộ xây dựng đập chứa nước, trong khi đó vì nghĩ ra động cơ tuabin hơi nước thì số lượng dự án đập nước của Nam Việt lại giảm bớt đi một chút.
Các phe đều không có tiến bộ nhiều về mặt vũ khí quân sự, vì ngay cả khi Dương Lăng có được mũi khoan chất lượng tốt hơn một chút thì với động lực là gia súc không thể giúp hắn khoan pháo lớn. Súng nòng khoan của Dương Lăng đã phát triển số lượng, tầm xa đạt tới 1200m do rãnh xoáy vẫn tạo bằng thủ công nên đường đạn không mấy chuẩn. Dù có khoan nhưng tốc độ chế tạo không nhanh nên Dương Lăng chỉ đủ chế tạo cho các lực lượng tối tinh nhuệ lại súng này.
Đối với Nam Việt thì ngược lại, bọ đang lên kế hoạch tất cả 10 vạn bộ binh và 5 vạn thủy quân đều trang bị loại súng NTL11mm NK nòng khoan tuyệt đối tầm xa từ 1800m đến 2000m, và một số lượng 3 vạn trong đó được trang bị NTL10mm nòng khoan, côn xoay hình hộp, tầm xa 1500m. Phải nói quân Nam Việt tuy ít nhưng chất lượng trang bị khá là vượt trội. Còn về pháo binh thì Nam Việt không theo đuổi quá nhiều uy lực và tầm xa, bởi vì thời này 7km đã không có ống nhòm tốt để quan sát nên có chế xa hơn phỏng chừng cũng chỉ để dọa nhau mà vô tác dụng. Thế nên pháo lớn nhất của họ vẫn là 250mm. So sánh với 280mm và 300mm của Đại Việt và Bắc Minh có vẻ không đủ. Thế nhưng kĩ thuật của họ cực cao nên trọng lượng pháo là quá nhẹ. Một khẩu pháo 250mm bộ binh nặng nhất của họ cũng chỉ có 11,5 tấn thế nhưng của Dương Lăng lên đến 55 tấn, đấy là chất lượng thép của Dương Lăng đã tăng cao và giảm nhiều trọng lượng trước đây khẩu pháo này nặng tới 75 tấn đây.
Mà pháo trên chiến hạm thì bỏ được hết bánh xe, giá di chuyển v.v...của bộ binh thế nên trên chiến Hạm Nam Việt bố trí số lượng pháo thường gấp 3 lần thuyền cùng loại của các nước lâm cận. Đây mới chính là ưu thế tuyệt đối về hải quân của Nam Việt.
Hơn ba tháng nghỉ ngơi các bên chỉ cắm đầu vào phát triển công nghệ của mình, chỉ có Triều Tiên và Nippon là vẫn đang chiến tranh cam go.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.