Ngược Về Thời Lê Sơ (Nam Việt Hải Quốc)

Chương 214: Công nghệ đột phá




̣ đột phá.
Cuộc sống thảnh thơi của gia đình trẻ của Vương Gia Nam Việt cũng chả thảnh thơi được lâu. Đầu tháng riêng năm Giáp Thân 1404 một sự kiện làm thay đổi cả bố cục chiến trường. Sau khi ăn trái đắng với mìn bộ binh của Nam Việt nhiều lần cuối cùng quân Trung Hoa đã thành công gỡ được mìn nguyên vẹn của Nam Việt. Và từ đoa Dương Lăng đã nghiên cứu ra được mìn bộ binh của chính mình, chính vì thế chiến trường Bán đảo Triều Tiên trở nên cực kì khốc liệt với những bãi mìn vô hình.
Cũng may Nguyên Hãn đã lường trước việc này thế nên hắn không hề chế mìn nổ lõm, hay mìn định hướng. Vì nếu Dương Lăng thu được hắn sẽ dễ dàng liên tưởng đến loại đạn pháo nổ lõm, hay đạn xuyên giáp AP. Sau khi Dương Lăng đã chế được mìn thì Nam Việt lập tức bán công nghệ chế mìn cho tất cả các quốc gia đồng minh và chiếm được một khoản kha khá.
Chiến trường các mặt trận giờ đây trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, những cái chết vô hình luôn rình dập binh sĩ, kể cả Nam Việt binh cũng không ngoại lệ. Nam Việt Thủy quân lục chiến tại bán đảo Triều Tiên được lệnh án binh bất động chờ đối sách từ Bộ tham mưu. Các chiến trường khác cũng không khác biệt lắm. Kể từ khi công nghệ mìn được phổ cập thì hàng chục vạn quả mìn được chôn khắp nơi, kể cả quân đồng minh lẫn phe phát xít Dương Lăng đều không thể tiến quân. Chiến trường lục địa trở nên yên ổn một cách thần kì.
Giờ đây tất cả ánh mắt tập trung vào hải chiến, mà lực lượng hải quân đồng minh thì rõ ràng chỉ có Nam Việt mà thôi. Công nghệ tua bin hơi Nam Việt không hề truyền ra kể cả với đồng Mịn thân cận nhất đó là Đại Việt.
Dự án phát điện của Nam Việt đã đi vào giai đoạn cuối cùng rồi, chỉ cần nó thành công sẽ tạo thành cú huých mạnh mẽ cho sự tiến bộ của ngành công nghiệp Nam Việt. Khi đó tất cả các nguồn động lực cho máy móc của các công ty tư nhân đều có thể được cung cấp bằng dòng điện chứ không phải dùng sức kép gia súc như lúc này. Sở dĩ không cho phép các côn ty tư nhân dùng động cơ tuabin hơi vì đây vẫn là bí mật quân sự hạng nhất của Nam Minh. Trừ khi Dương Lăng nghiên cứu được nó thì Nguyên Hãn mới cho phép phổ cập đại trà công nghệ này.
Quay lại với tình hình chiến trường trên vùng biển hoa đông, với 3 khu trục hạm, 27 hộ tống hạm, 15 ngư lôi hạm ( mới bổ xung 10 ngư lôi hạm) 100% là thép, thêm vào đó là gần 100 tuần dương hạm( do phúc thuyền phương Đông cải tạo thành) Nam Việt là bá chủ của hải dương. Thế nhưng họ cũng chỉ có thể phong tỏa mà không thể tấn công vào cảng Thiên Tân được, lý do là các pháo đài dày đặc tạo cho quân cảng Thiên Tân và Đại Liên trở nên tường đồng vách sắt. Nam Việt cần một đột phá quân công nghệ thực sự mới có thể công phá các quân cảng này. Và tất cả những thứ ấy đều liên quan đến điện. Vậy nên dự án máy phát điện trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, Nguyên Hãn có rất nhiều mưu tính mang tính kết luận nhưng không có điện thì tất cả đều vô nghĩa.
Thế nhưng sự chờ đợi cũng không phải là vô hạn, sau hơn 7 tháng nghiên cứu, nhóm khoa học gia tham gia dự án máy phát điện đã hoàn thành một nhà máy phát điện công suất chỉ có 500 MW, nếu so với hiện đại thì quá bèo và lãng phí năng lượng, vì với một con đập lớn tương đương, và có 4 tổ máy tuabin như vậy thì công suất phải ít nhất phải là 4000MW trở lên. Nhưng Nguyên Hãn đành chịu rồi, thứ nhất đây không phải là tuabin phát điện ba pha, hắn chưa đủ công nghệ làm việc đó. 4 tuabin phát điện xoay chiều này đều là dùng nam châm vĩnh cửu khai thác được tại mỏ Niken ở Luzong. Thứ hai công nghệ dây đồng của Nam Việt cũng là tới hạn rồi, không thể làm chất lượng hơn, thế nên chất lượng rotor của máy phát điện rất hạn chế. Dù như vậy Nam Việt chơi kiểu lấy chất lượng đè số lượng nên với 4 tuabin khá khổng lồ đã cho được đong điện công suất 500MW. Tất nhiên nếu để mấy ông điện lực hiện đại nhìn thấy thì sẽ bin cười cho thối mũi. Thế nhưng đối với cả Nam Việt là một thành công siêu siêu việt.
Nhà máy thủy điện 500MW này đủ cung cấp điện cho 2 lò hồ quang 800 vôn với cường độ dòng điện 40 ngàn Ampe, công suất có thể nung 50 tấn thép trong 70 phút đồng hồ, đây là con số mà lò cao không bao giờ có thể mơ ước tới.
Thật ra từ 3 tháng trước thì 4 tuabin phát điện khổng lồ đã hoàn thành và đưa vào chạy thử thế nhưng đến tận bây giờ mới có thể đưa vào ứng dụng vì biến áp chuyển dòng điện thành ba pha đến giờ mới thành công. Cơ chế của biến áp không hề phức tạp theo cơ chế cảm ứng điện từ cuả Faradayt mà Nguyên Hãn đã giảng qua cho các nhà khoa học. Thế nhưng để tính toán ra đường kính và số vòng của dây đồng thứ cấp và dây đồng sơ cấp là cả một vấn đề hóc búa. Không biết bao nhiêu chiếc máy biến áp quá tải mà nổ tung rồi. Đến tận ngày hôm nay họ mới thành công chế tạo được cỗ máy biến áp phù hợp để chuyển thành dòng điện ba pha dẫn đến hai nhà máy luyện thép lò hồ quang cỡ trung công suất 30 tấn một giờ, và một nhà máy luyện thép cỡ nhỏ tầm 5 tấn 1 giờ, nhà máy này không dùng để luyện thép mà dùng để luyện các kim loại hiếm như Volfram, Molypden, Crom, Niken và đặc biệt là luyện Silic từ Silicat tinh khiết mà Nam Việt có được ( Silicat thạch anh cao cấp). Còn lại lượng điện thì họ cung cấp cho một nhà máy nung đất đèn với sản lượng lên đến 10 tấn 1 giờ. Đến đây thì nền công nghiệp của Nam Việt đã bước sang một trang mới hoàn toàn. Chỉ với ba thanh than chì khổng lồ và cách ngắt mạch, chuyển mạch thủ công thì các chuyên gia khoa học Nam Việt đã biến dòng diện thành những tia lửa điện nhiệt độ lên tới 3500 độ C. Với nhiệt độ cao và không pha tạp chất, lò hồ quang đã giúp cho thép của Nam Việt chất lượng thăng tiến khủng bố, tỉ lệ các kim loại khác nhau trong hợp kim được tính toán quá dễ dàng và chuẩn xác hơn so với trước kia.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.