Người Vợ Mất Trí Nhớ

Chương 18:




Tại phòng làm viêc của bác sỹ.
Chủ nhiệm Hoàng mở hình ảnh chụp CT trên máy tính ra, chỉ vào một điểm và nói: “Bệnh nhân bị mất trí nhớ là do phần đầu chịu tổn thương từ bên ngoài, cô nhìn đây, có bị chảy một ít máu, máu đọng lại, đè lên thần kinh ký ức, dẫn đến mất trí nhớ”
Mạnh Nghênh nghe kỹ càng hơn cả lúc đi học, cô mở điện thoại ra ghi chép lời của chủ nhiệm Hoàng không sót một chữ và quay đầu báo lại với mẹ Chung Lê.
Hai ông bà nhà họ Chung ngồi cạnh nhau trên sofa, cô cháu gái cuối cùng cũng tỉnh sau cơn hôn mê, nhưng sắc mặt bà Chung lại buồn rầu hơn trước.
Ông Chung từ lúc bước vào đã ủ rũ mặt mày, khe mày lộ ra một rãnh sâu, nghe chủ nhiệm Hoàng nói xong, ông chất vấn bằng giọng điệu không mấy vui vẻ: “Con bé nằm ở bệnh viện các ông lâu như vậy rồi mà bây giờ mới tìm ra được vấn đề, vậy trước đó các ông đã làm gì?”
Nhà họ Chung là một gia đình danh vọng ở Vân Nghi, cũng có một chút tầm ảnh hưởng trong giới chính trị. Bệnh nhân này lại chính là người được ông chủ trẻ tuổi của nhà họ Phó đưa đến ngày hôm đó
Quỹ tài trợ điều trị từ thiện do nhà họ Phó thành lập đều hợp tác với các bệnh viện lớn tại Vân Nghi, hàng năm quyên góp không ít, không chỉ cung cấp tiền để nghiên cứu kĩ thuật y học, mà còn thành lập kênh cuộc sống xanh, chuyên hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo bệnh nan y nhưng không có tiền chữa bệnh.
Bệnh viện của họ cũng nằm trong kênh này, những năm gần đây, chỉ tính riêng số tiền quyên góp qua kênh cuộc sống xanh cũng là một con số vô cùng lớn.
Đây cũng là lí do tại sao phó viện trưởng Tống lại vô cùng chú trọng bệnh tình của bệnh nhân, đến mức điểm danh cũng phải do ông phụ trách.
Chủ nhiệm Hoàng rất hiểu tâm trạng của ông bà Chung, liền giải thích bằng một thái độ khách khí: “Bộ não con người là một kết cấu vô cùng tỉnh vi và phức tạp, vì vậy mất trí nhớ cũng là điều chúng tôi không lường trước được. Vết thương phần đầu của cô Chung cũng không coi là nặng, những bệnh nhân chấn thương mà khoa cấp cứu chúng tôi tiếp nhận hàng ngày, chấn thương nghiêm trọng hơn đều có, nhưng chỉ có số ít xuất hiện triệu chứng mất trí nhớ. Thật sự mà nói, việc cô Chung bị mất trí nhớ cũng là điều chúng tôi không ngờ tới.
Bà Chung hơi lo lăng: “Vậy, có cần làm phẫu thuật không?”
“Không bị mất nhiều máu, nên không cần phẫu thuật, chỉ có điều......”
Chủ nhiệm Hoàng nói đến đây, giọng hơi ngập ngừng: “Trước mắt tình trạng của cô Chung dường như hơi phức tạp.”
Bà Chung vô thức đổ người về phía trước: “Phức tạp ở đâu?”
“Vừa nãy nói chuyện với cô ấy, bà có phát hiện bất thường gì không?”
Bà Chung nghĩ lại, sắc mặt u sầu: “Cái Lê bây giờ không nhận ra ai nữa, đến chúng tôi nó còn không nhận ra, lúc nãy còn gọi thím Trần trong nhà là mẹ. Không chỉ quên chuyện, nó lại còn hay nói lung tung, kể những chuyện khó hiểu, nhưng những chuyện này trước đây đều chưa xảy ra.”
“Giống như trúng tà vậy."
Mạnh Nghênh vừa ghi chép vừa gật đầu lia lịa.
Ma nhập.
Tục gọi là trúng tà.
Chủ nhiệm Hoàng: “Bà có thể nói cụ thể hơn một chút được không?”
Bà Chung liền kể lại cặn kế tình trạng của Chung Lê, nói đến đoạn Chung Lê đổi oan cho mình ngược đãi cô giữa trời mừa đông, giọng bà vô cùng tủi thân.
Chủ nhiệm Hoàng nghe xong liền cau mày lại.
“Trong lâm sàng, rào cản trí nhớ được thể hiện dưới một số hình thức, bao gồm suy giảm trí nhớ mà chúng ta thường thấy, quên hết cũng là một loại mất trí nhớ mà chúng ta thường nhắc đến. Ngoài ra còn có trí nhớ sai lệch và trí nhớ hư cấu.
“Sai lệch thật ra chính là trí nhớ bị sai, người bệnh bị nhầm lẫn những sự việc đã xảy ra, thời gian, địa điểm, nhân vật, vân vân, râu ông nọ cắm cằm bà kia. Hư cấu lại là do một phần trí nhớ của người bệnh mất đi, để lấp đây khoảng trống mất trí nhớ này, họ tự động tưởng tượng hư cấu một số sự việc chưa từng xảy ra, những trường hợp này thường dễ mang sắc thái hoang đường”
“Còn một loại nữa gọi là trí nhớ tiềm ẩn, người bệnh sẽ coi những chuyện người khác trải qua hay nhưng chuyện nghe từ nơi khác là ký ức của mình, hoặc ngược lại, họ coi những chuyện mình trải qua là chuyện của người khác.”
“Căn cứ theo tình trạng mà bà vừa nói, tôi cho rằng những triệu chứng của cô Chung khá khớp với trí nhớ sai lệch và trí nhớ hư cấu. Những triệu chứng này thường xuất hiện trong trường hợp trí nhớ bị chèn ép nghiêm trọng, thường gặp nhiều trong một số rối loạn tinh thân của bộ não.”
Bà Chung nghe hiểu nửa vời, vẫn còn phân vân, nhưng lại vô cùng nhạy cảm với các từ quan trọng, nào là “nghiêm trọng”, nào là “rối loạn tâm thần”......
Nghe đến cuối cùng, người bà run lên.
Mạnh Nghênh cũng nghe rất kỹ, vội vàng đỡ bà Chung lên, lo lắng hỏi: “Nghiêm trọng vậy sao?”
Chủ nhiệm Hoàng chìm đắm trong chuyên môn cũng ý thức được mình có thể sẽ làm người nhà sợ hãi, ông dừng lại một chút, giọng nói có chút xoa dịu: “Đây chỉ là một vài suy đoán của cá nhân tôi, hiện tại vẫn chưa thể kết luận được. Tôi đã sắp xếp cho cô Chung làm kiểm tra chuyên môn toàn diện, bệnh tình cụ thể còn cần đợi có kết quả mới có thể kết luận được.”
Những lời nói này cũng không có tác dụng an ủi. Đôi lông mày của ông Chung trau thành chữ Xuyên, ông im lặng một lúc, nắm chặt tay vợ.
“Còn có tôi ở đây. Cho dù cái Lê nó thành ra thế nào, tôi sẽ nuôi nó cả đời."
Lời này bà Chung rất không muốn nghe, liền quay đầu nhìn ông bằng đôi mắt đỏ, nghẹn ngào nói: “Ông nói gì vậy? Ông thì không sợ, nhưng ông có từng nghĩ đến hạnh phúc của cái Lê không? Nó còn nhỏ, liệu nó có muốn cả đời như vậy không? Nó không muốn khỏe lên à?”
“Hơn nữa, cuộc đời của ông có dài như cuộc đời của cái Lê không? Vài năm nữa ông nằm duỗi hai chân, người mất rồi, đến lúc đó ông muốn cái Lê phải làm sao? Đàn ông các ông chỉ biết ảo tưởng thôi.”
Bà Chung càng nói càng đau khổ, bà lấy tay ra lau nước mắt: “Cái Lê đáng thương của bà......
Chòm râu của ông Chung động đậy một chút, ông võ tay vào mắt, không dám nói lời nào.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.