Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 356: Thi Chế khoa




Giữa muôn hoa, đình đài nước chảy, chủ nhân thiết yến tiệc, đầu tóc quần áo đều ngát hương thơm, các kỹ nữ bắt đầu gảy đàn, vừa hát vừa nhảy múa, tiếng ca hát cùng cánh hoa tung bay trong gió, thấm vào tận trong tâm đám sĩ phu.
Trần Khác vẫn chưa bị hoa tươi rượu ngon trước mắt làm cho mê đắm, hắn vẫn chưa quên mục đích mình đến đây, nhưng đối phương ngược lại dường như không có hứng thú nói chuyện nhiều với hắn.
Các tân khách cũng mơ hồ nhận ra Văn Ngạn Bác dường như có chút xa cách với vị khách không mời mà đến này. Trần Khác vài lần muốn bắt chuyện đều bị lão tránh khéo, nếu nhớ lại những bất hòa ngày trước của hai người thì điều này cũng chẳng có gì lạ.
Mới qua ba tuần rượu, gia nhân của Văn Ngạn Bác báo có chuyện trong nha môn, giục tướng công mau chóng trở về.
- Lão sư, chuyện thế tục quấn thân, khó được nửa ngày rảnh rỗi.
Văn Ngạn Bác xin lỗi Long Xương Kỳ nói:
- Học sinh xin được cáo lui trước.
- Mất hứng mất hứng.
Long Xương Kỳ không vui nói.
- Đều là học sinh không phải, ngày khác sẽ nhận lỗi với lão sư.
Nói xong Văn Ngạn Bác giơ chén rượu lên nói với Trần Khác:
- Trọng Phương xin cứ tự nhiên, hết mình tận hưởng.
- Tướng công xin cứ tự nhiên.
Trần Khác cạn xa với lão một ly, sau khi uống hết một chén, Văn Ngạn Bác vội vàng ra đi.
Chính chủ đi rồi, Trần Khác và chúng tân khách trái lại liền thảnh thơi hẳn đi, không khí trong bữa tiệc lại rất hòa hợp. Long Xương Kỳ liên tiếp nâng chén, Văn Ngạn Bác liên tiếp thêm rượu, chư vị sĩ phu liên tiếp kính khách, Trần Khác nhận từng chén rượu mời một cách vô cùng hào sảng, lại liên tiếp đáp lễ cám ơn các chủ nhân, nhất thời chỉ thấy vui vẻ hòa thuận, cảnh vật hiền hòa, thực là say quên cả sầu.
Đại khái tới hoàng hôn tiệc rượu mới chấm dứt, các ca vũ lần lượt tiễn khách, khách và chủ chào nhau, lưu luyến chia tay.
Xe ngựa của Trần Khác chạy qua, Long Xương Kỳ kéo tay hắn, sắc mặt ái ngại nói:
- Trọng Phương, thật xin lỗi.
Lần này lại làm cho ngươi khó chịu, vốn ý ta…
- Ý tốt của lão tiên sinh, vãn sinh vô cùng cảm kích.
Trần Khác cười nói:
- Hơn nữa có thể uống chén rượu cùng với Văn Tướng công, tôi đã hài lòng rồi, không thể tham lam yêu cầu nhiều hơn nữa.
Chỉ có điều, nụ cười của hắn trong mắt mọi người dường như mang đầy chua xót.
- Trọng Phương ở lại thêm vài ngày nữa, để lão phu thu xếp lần nữa.
Long Xương Kỳ chân thành nói.
- Vãn sinh thân gánh vác hoàng minh, không dám ở lâu, sáng sớm mai phải khởi hành rồi.
- Như thế sao…
Sắc mặt Long Xương Kỳ đầy thất vọng nói:
- Vậy chỉ đành để lần sau.
- Được, để lần sau đi.
Trần Khác nắm chặt tay ông ta, nói:
- Lão tiên sinh bảo trọng…
Sáng sớm hôm sau, Trần Khác rời Lạc Dương về kinh. Không ngoài dự đoán của các học sinh, lại là lặng lẽ ra đi, rất ít người đưa tiễn. Không ít người thầm than, ôi, lão sư chuyện này thật phức tạp, cũng thật thảm quá đi.
Dọc đường đi, tâm tình của Trần Khác ngược lại vô cùng tốt, ra roi thúc ngựa, hai ngày đã về đến Biện Kinh.
Ngày hôm sau lên triều, hắn thức dậy hơi trễ, khi đến chầu viện, các quan viên khác phần lớn đều đã đến.
Khi hắn đi vào, đám quan viên đang tập trung lại một chỗ nói ra nói vào, cái gì mà “Mặt nóng dán vào mông lạnh”, “Hiện giờ nước đến chân mới nhảy, cũng không nghĩ tới ban đầu là ai hại người ta thảm như vậy”, “Cho dù không kể đến hiềm khích lúc trước, người thông minh như vậy cũng không thể chôn cùng bọn họ”.
Nhưng vừa thấy hắn tiến vào, câu chuyện lập tức đổi thành “Hôm nay thời tiết thật đẹp”, “Đúng vậy, trở về phải mang chăn ra phơi mới được…”, hồn nhiên mà quên mất bên ngoài trời đang mưa nhỏ.
Trần Khác vẫn tiến vào như không có việc gì, ăn xong hai phần cháo thì có tiếng chuông báo giờ lên triều vang lên.
Cả ban thượng triều phục chỉ, Quan gia nhẹ nhàng khen ngợi một hồi, mệnh cho Hữu Ti ban thưởng rồi cho Trần Khác lui xuống.
Vì Tây Hạ và Ấp La đều yên tĩnh, Hoàng Hà cũng sửa xong, quân thần rất thoải mái nhẹ nhõm, không bao lâu sau buổi tảo triều đã tan.
Ra đến cửa Tuyên Đức, Trần Khác đi đến bên cạnh xe ngựa của mình, vừa định lên xe đã thấy Giáp Đản đến gần, cười nói:
- Cho đệ đi nhờ xe.
- Xe của ta không được chắc chắn lắm.
Trần Khác cười đáp.
- Xe đổ đứt ruột đệ cũng chấp nhận.
Giáp Đản nói xong, liền chui vào xe.
Trần Khác lắc đầu, trong lòng ngược lại cảm thấy có chút cảm động, trong tình hình này còn dám lên xe của mình, đó mới là huynh đệ thật sự.
Ngồi trên xe, nét mặt Giáp Đản không còn mỉm cười nữa, mà đầy phẫn nộ nói:
- Huynh có biết đám khốn kiếp kia lúc nãy đang nói gì không?
- Đại khái là đang nói mấy chuyện thị phi về ta.
Hắn cười cười đáp:
- Nếu không, khi ta vừa vào, bọn họ cần gì phải như ngỗng bị bóp cổ chứ?
- Huynh hiểu được thì tốt.
Giáp Đản nhìn hắn, nói:
- Bọn họ nói huynh khi tuyệt vọng thì cái gì cũng có thể làm. Ở Lạc Dương tìm Thiệu Ung đoán mệnh, còn muốn nối dây với Văn Ngạn Bác thông qua Long Xương Kỳ, kết quả là… mất mặt.
- Tin tức thật nhanh nhạy đấy.
Trần Khác hơi bất ngờ nói:
- Không ngờ còn đến Biện Kinh sớm hơn cả ta.
- Nhất cử nhất động của huynh sớm đã bị bọn chúng để mắt tới rồi.
Giáp Đản thở dài nói:
- Ca, đúng như lời bọn họ nói sao?
- Bọn họ nói đúng đấy.
Trần Khác cười cười trả lời:
- Có thể khiến cho mọi người vui, ta coi như cũng không uổng một chuyến.
- Ca, huynh còn không nhận ra…
Sắc mặt Giáp Đản đầy ưu tư:
- Lòng người, hoàn toàn nghiêng về phía bên kia rồi.
- Tiểu tử ngươi, chuyên tâm làm chuyện thủy lợi của ngươi đi…
Trần Khác cười mắng một tiếng:
- Đừng có cả ngày đi lo chuyện người khác.
- Đệ sẽ đi với huynh đến cùng.
Giáp Đản lại thở dài nói:
- Cũng không phải tất cả đồng niên đều dự tính treo cổ trên một thân cây, huynh phải làm cho an lòng người đi.
- Đệ đã dùng sàng lực thức ăn chưa?
Trần Khác lại thản nhiên đáp lại:
- Nếu đệ không lắc nó thì sẽ không rơi một hạt cát, cho nên náo động nhiều một chút cũng có cái tốt.
- Đến giờ này mà huynh vẫn còn có lòng tin sao?
Sự chú ý của Giáp Đản đều đặt cả vào câu nói đầy tự tin của hắn.
- Không tự tin thì ta vất vả làm gì?
Trần Khác lườm y một cái:
- Hay là đệ thực sự nghĩ rằng ta đang vùng vẫy giãy chết.
- Nhưng huynh cũng thấy đấy, tuyệt đại đa số đại thần cũng không đứng về phía chúng ta.
Ngay cả Giáp Đản là một quan viên kỹ thuật rất không nhạy cảm với triều cục cũng cảm thấy sợ hãi, điều này có thể thấy được sự nghiêm trọng của tình hình.
- Không có gì to tát đâu.
Trần Khác cười nói:
- Dạy đệ một đạo lý tuyệt đối không bao giờ truyền ra ngoài. Trên đời này, mãi mãi là một nửa phần tinh anh, nửa phần bại hoại, chín phần còn lại thì phần lớn không có chủ kiến.
- Là ý gì?
Giáp Đản mở to mắt, điều này hoàn toàn trái với những lời Thánh nhân mà y được học.
- Ý là, không nên bị cục diện trước mắt dọa cho sợ. Nhiều khi lòng người còn quý hơn vàng bạc, nhưng có khi nó lại là thứ không đáng tiền nhất. Bởi vì đại đa số người đều chỉ là gió chiều nào theo chiều ấy, nước chảy bèo trôi thôi.
Trần Khác thản nhiên giải thích:
- Cho nên, quyết định thắng bại vẫn là do một số rất ít, người thắng sẽ được hết thảy, đương nhiên bao gồm cả lòng người.
- Đây là thuật Đế vương sao?
Giáp Đản bị kinh sợ tới mức đổ mồ hôi lạnh.
- Ha ha…
Trần Khác không nhận xét, cười cười, kỳ thật đây là lý luận của Tô Liên Nhân.
- Dường như có vẻ rất lợi hại…
Giáp Đản ngẫm nghĩ một chút, gãi đầu nói:
- Thôi bỏ đi, quả nhiên đệkhông lo được chuyện này, vẫn là nên đi làm công việc thủy lợi của mình thôi.
Dứt lời, y biến sắc nói tiếp:
- Thiếu chút nữa thì quên chính sự, sông Nhị Cổ đã xảy ra vấn đề lớn rồi!
- Không phải chứ!
Trần Khác há hốc miệng:
- Bỏ ra nhiều tiền như vậy, vừa mới sửa lại…
- Nhiều nguyên nhân khác nhau tạo thành.
Giáp Đản cau mày nói:
- Thứ nhất là khi thiết kế, áp dụng theo cách “thúc thủy xung sa” nên đường sông lệch hẹp. Nay mưa xuân nhiều nước, lượng nước còn lớn hơn năm ngoái. Thứ hai là, sau Đông Chí cũng đẩy nhanh tốc độ, kết quả đầu xuân băng tan, trên đê lớn đâu đâu cũng là vết rạn, nơi rộng nhất có thể nhét cả nắm tay vào. Hai điều đó kết hợp với nhau thì cực kỳ nguy hiểm, một khi hạ đến, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng nổi…
Nghe nói nghiêm trọng như vậy, Trần Khác cũng sợ ngây người, trừng mắt hói:
- Sao đệ không nói sớm?
- Lúc ấy cũng không nhìn ra có điểm gì xấu, tới khi xảy ra vấn đề mới tìm được nguyên nhân.
Giáp Đản đau khổ trả lời.
- Việc xảy ra rồi mới nói!
Trần Khác mắng:
- Đệ báo lên trên chưa?
- Chưa báo. Đệ vừa mới đi tuần tra toàn đê về, báo cáo còn chưa viết xong.
Lại dò hỏi thử:
- Huynh sẽ không muốn giấu diếm chứ?
- Ta với đệ có thù oán sao?
Trần Khác mắng tiếp một câu:
- Tấn tình như quân tình, khẩn trương báo cáo!
- Đệ biết rồi!
Giáp Đản gật đầu.
- Còn kịp bổ cứu không?
Trầm tư một lát, Trần Khác lại hỏi.
- Chỉ có thể nghe thiên mệnh.
Giáp Đản khổ sở đáp:
- Nếu ông trời thấy mùa xuân mưa nhiều quá rồi, có thể mùa hè mưa ít hơn một chút thì còn có thể cứu.
- Ừ.
Trần Khác gật đầu.
Lúc này xe ngựa dừng lại, Trần Khác hỏi:
- Ta tới chỗ Trượng nhân gia, đệ đi không?
- Không đi không đi!
Giáp Đản vén rèm xe lên, nhìn thấy Tô Phủ, vội lắc đầu:
- Đệ thực sự sợ Tô lão bá, vẫn là quay về viết báo cáo của đệ thì hơn.
- Đưa Giáp đại nhân về.
Trần Khác dặn một tiếng, bèn đi vào đại môn Tô phủ.
Vào trong cửa này, Trần Khác thật sự hơi nhức đầu, bởi vì nhạc phụ đại nhân của hắn ngày càng khó đoán. Tuy nhiên, ngẫm lại mình chỉ cần nhẫn nhịn một chút, còn huynh đệ Tô gia ngày nào cũng phải chịu đựng, tâm tình của hắn lập tức khá lên nhiều.
Nói lại, từ năm Gia Hựu thứ tư, hai huynh đệ phục khuyết về Kinh, cho đến giờ đã hơn hai năm rồi, huynh đệ Tô gia vẫn ở lại trong kinh, chưa đi làm quan.
Cũng không phải triều đình quên anh em họ. Trên thực tế, hai người vừa hồi kinh, Trần Khác đã thu xếp ổn thỏa cho họ. Tô Thức được phân làm Chủ bộ huyện Phúc Xương, Tô Triệt được bổ nhiệm làm Chủ bộ huyện Thằng Trì, quan không lớn nhưng cũng có thực quyền, so với các đồng niên trước tiên phải kiến tập ba năm đã là rất hạnh phúc rồi.
Nhận được bổ nhiệm, huynh đệ hai người cũng không có ý kiến gì, họ chuẩn bị thu xếp một chút rồi đi nhậm chức. Tô Lão Tuyền lại không vui, lão ngại quan Chủ bộ quá nhỏ, không biết tới năm tháng nào đứa con tài năng của mình mới có thể thăng chức. Kỳ thực chủ yếu là đang so sánh với Trần Khác đấy, lão Tô vẫn cảm thấy con trai mình còn ưu tú hơn con rể, sao con rể còn có thể làm đến Học sĩ, còn con mình chỉ là một Chủ bộ?
Thế là, lão bảo nhị Tô cùng từ chối không nhận, nghĩ ra đủ mọi lý do để ở lại kinh thành. Bởi vì từ chỗ Phú Tướng công, lão xác nhận được một tin: rất có thể trong vòng một hai năm, triều đình sẽ tiến hành thi Chế khoa.
Chế khoa này cũng được gọi là đại khoa, còn quan trọng hơn cả khoa cử. Nếu hai đứa con có thể đạt được thứ hạng tốt, ngày sau tất một bước lên mây.
Tổ tiên của một vị phu nhân của Trần Khác, vị Cuồng nho Liễu Khai kia, năm đó vì nổi danh đã xếp đầy một xe với hơn một ngàn quyển sách mình viết, tới khi thi bèn tự mình đẩy xe vào trường thi, khiến cho tất cả mọi người đều kinh ngạc. Nhưng bất kể thế nào, Liễu Khai kia sau đó cũng đã nổi danh, có thể nói là rất am hiểu nghệ thuật tiếp thị.
Ai biết được, nhà mẹ đẻ của vị phu nhân còn lại cũng là cao thủ trong lĩnh vực này. Vì muốn thay đổi hình tượng tài tử phóng đãng không biết kiềm chế trong quá khứ của con trai, khiến cho y giống Trần Khác, xây dựng hình tượng quốc sĩ, Tô Tuân không cho phép Tô Thức lãng phí tinh hoa ở trong làng chơi. Bản thân cũng lấy cớ thân thể không tốt cáo bệnh, ở nhà ngày đêm đốc thúc, buộc y phải động bút nghiên, viết liền một lúc hai mươi lăm bài “Tiến sách”, hai mươi lăm bài “Tiến luận” tổng cộng năm bài sách luận công chúng.
Năm mươi bài sách luận này Trần Khác đều đã xem rồi, nội dung trong đó khá toàn diện, từ chỉnh đốn quan viên, kế hoạch tài chính lâu dài, trấn an dân chúng, quản lý hộ khẩu, chính sách thuế má, trị an xã hội cho đến cường hóa quân sự,…. cái gì cũng có. Quả thực là thần đồng sinh ra đã biết, toàn trí toàn năng, năm trăm năm, ồ không, tám trăm năm mới có một.
Người trước đó ư? Chính là Gia Cát Lượng đó.
Xét về tổng thể, năm mươi cuốn sách luận của Tô Thức lặp đi lặp lại cũng là một vấn đề - thiên hạ mặc dù đang an, nhưng kỳ thực khắp nơi đều tồn tại mầm họa, một khi gặp chuyện không may liền có nguy hiểm lớn!
Cho nên thế đạo này không thay đổi nhất định không được, hy vọng Quan gia có thể “Phấn kỳ cương kiện chi uy”, tức là “người thông thái nguyện bày mưu này, người dũng vui vẻ thực hiện”, chỉ cần trên dưới một lòng, thiên hạ đại sự không có gì không thể làm.
Đương nhiên ngoại trừ việc hô khẩu hiệu, Tô Thức cũng có chủ trương cụ thể, chính là lăp lại tinh thần nhân ái, dùng đức trị thiên hạ của Nho gia. Tuy y thừa nhận loại tai họa ngầm trước mắt cũng có khuyết điểm của lập pháp, nhưng hơn hết chính là con người tự làm mất. Cái gọi là “mất do con người, chứ không phải do cái sai của lập pháp”, y cũng chủ trương “Pháp giả, mạt dã” (người lập pháp là ngọn), cũng kiên trì “Lễ giả, bản dã” (người dùng lễ, là gốc), chính là lấy lễ trị quốc, dùng đức trị quốc.
Đồng thời y kiên quyết phản đối đám “Hủ nho tiểu sinh” muốn cải cách, công kích bọn họ là mê hoặc thế chủ!
Y lấy ví dụ nói, quốc gia giống như một người bệnh thời kỳ đầu, trước mắt thì ngôn ngữ, ăn uống, sinh hoạt, hành động, không khác gì người thường, nhìn không ra bệnh chứng. Gặp tình huống này, đám lang băm đều vô tri vô giác, nhưng nếu để cho Biển Thước Thương Công (danh y thời chiến quốc) nhìn qua, thì chỉ nhìn thôi cũng thấy sợ.
Cho nên quốc gia chỉ cần có hiền giả tại vị, dùng người không nghi ngờ người, phát huy hết kỳ tài mới thành công thì có thể phòng ngừa chu đáo, ở vào thời kỳ đầu của bệnh liền điều trị để quốc gia khỏe mạnh. Nếu tùy tiện dùng thứ thuốc hổ lang “Biến pháp”, sẽ chỉ khiến cho “thiên hạ không thể trị” thậm chí gây ra “Loạn tượng lập sinh”.
Cho nên quan điểm chính y muốn trình bày là: chỉ cần dùng người thích đáng, sẽ không cần cải cách chính trị!
Vậy dùng người thế nào? Đương nhiên là một cao nhân như ta... đương nhiên lời này phải là lời nói ngầm!
Tuy ngàn năm về sau, tất cả mọi người đều có thể hiểu được chủ trương Nhân trị của Tô Thức căn bản không giải quyết được cố tật quốc gia, nhưng ở thời đại này chủ trương của y vẫn có chỗ đứng.
Bởi vì cho dù kêu gọi biến cách hiện giờ là chủ lưu, nhưng đối với việc cải cách chính trị thế nào, khắp nơi đều không có cái nhìn giống nhau, khẩn thiết hô to cải cách. Phái bảo thủ lại không muốn phá hỏng luật lệ cũ của tổ tông, hy vọng thông qua năng lực và giác ngộ của quân thần, mà giải quyết được nguy cơ quốc gia đang gặp phải trong khuôn khổ nội bộ.
Cho nên bài văn của Tô Thức rất hợp với khẩu vị của các vị lão thần.
Hơn nữa tài văn chương của y thực sự rất cao, mấy cuốn tranh luận đều hùng hồn, nhẹ nhàng cuốn hút. Nghe nói lúc ấy Âu Dương Tu phát sốt, đọc xong mấy cuốn sách luận này của Tô Thức thì mừng đến toát mồ hôi đầy người, xem xong không ngờ hạ sốt luôn.
Âu Dương Tu chẳng qua chỉ là có cùng ý kiến…
Còn có các danh thần Phú Bật, Hàn Kỳ, Bao Chửng, sau khi đọc văn của Tô Thức đều khen không dứt miệng, cho là y chính là kỳ tài không lộ diện. Cái tên Tam Tô vốn là thiên hạ đều biết, hiện giờ người ta lại truyền miệng với tốc độ che trời phủ đất, hiệu quả chấn động mà nó tạo nên đương nhiên vượt xa Liễu Khai năm đó.
Cuối cùng, trong đêm trước cử hành Chế khoa, đại danh của Tô Thức lên như diều gặp gió, chấn phục thiên hạ, ngay cả đại thẩm bán đồ ăn cũng biết.
Tuy nhiên, để Trần Khác ném đi tình cảm riêng mà nhận xét thì, bài văn của Tô Thức cố nhiên khí thế hùng hồn, không hổ là văn hào nổi danh trong tương lai, nhưng về nội dung thì chỉ là nhặt nhạnh trí tuệ của cổ nhân mà thôi. Có thể nói là hết bài này đến bài kia chỉ là lời nói suông. Chuyện này cũng rất bình thường, dù sao cho tới giờ Tô Thức cũng chưa tiếp xúc với bất cứ quốc chính đại lược gì, thậm chí ngay cả những khó nhọc trong dân gian, những việc vặt trong phủ cũng đều không biết. Đứng trên đỉnh núi mà nhìn xuống Trường Giang cũng không thể nhìn hết, một khi đứng từ trên cao nhìn xuống, chỉ có thể là lời nói sáo rỗng, không có ý nghĩa gì.
Lời đầu môi của Tô Đại Cữu tử vẫn thường nói là “Đầu bút ngàn chữ, trong ngực vạn cuốn sách, làm nên Nghiêu Thuấn, có gì mà khó?”. Những sĩ phu mới ra đời, chưa gặp nhieuu62 chuyện đều có suy nghĩ như thế này… Tuy nhiên, bất kể thế nào, dưới sự khổ tâm tạo thế của Tô Tuân, trong đại khoa sắp tới, vị trí của Tô Thức hẳn là nắm chắc rồi.
Mắt thấy cuộc thi sắp tới, Trần Khác đương nhiên muốn quan tâm một chút.
Đối với cảnh ngộ huynh đệ Tô gia, hắn dĩ nhiên có nghe qua, nhưng cũng không giúp được gì, chỉ có thể nhẹ nhàng an ủi thôi.
- Không nói chuyện của ta nữa.
Trần Khác cười với Tô Thức:
- Từ nay trở đi là vào cuộc thi rồi, sao nhìn ngươi không khẩn trương chút nào vậy?
- Ôi!
Tô Tuân không ở nhà, Tô Thức mới dám cười khổ nói:
- Ai hơi đâu mà nghĩ tới nó, nghĩ đến sau khi thi xong sẽ có thể phóng ra ngoài, ta đã thấy thoải mái cả người.
- Ha ha, ca ca bị phụ thân quản giáo thảm rồi.
Tô Triệt he miệng cười nói:
- Chỗ sách luận đó đều là phụ thân nói ý chính trước, sau đó bắt ca ca làm, ca ca chẳng vui thích chút nào.
- Thật muốn đổi chỗ với Tử Do.
Tô Thức buồn bực nói:
- Có ta đứng trước đỡ đòn, nó thoải mái hơn hẳn.
- Lại nói tới,
Trần Khác nhìn Tô Triệt nói:
- Tử Chiêm ta không lo lắng, nhưng Tử Do ngươi có lòng tin không?
- Văn chương của ta so với ca ca không thể nói là xuất sắc.
Tô Triệt hạ giọng nói:
- Nếu muốn trúng tuyển thì… chỉ đành đọ sức một chút.
- Đọ sức như thế nào?
Trần Khác hỏi.
- Nếu đã thi khoa Cực ngôn trực gián.
Tô Triệt hạ giọng nói:
- Ta cũng không ngại can gián một lần.
- Chẳng lẽ ngươi muốn khai đao với Quan Gia?
Trong lòng Trần Khác thót một cái.
- Làm sao ngươi biết?
Tô Triệt đầu tiên là cả kinh, sau đó chợt hiểu ra nói:
- Cái gì cũng không qua mắt được ngươi.
- Ha ha.
Trần Khác cười nói:
- Ta còn không rõ Tô Tử Do ngươi hay sao?
Tiểu Tô là một người kỳ lạ, nói thật, ở bên cạnh ca ca thiên tài của y, một Tô Triệt lặng lẽ cũng dễ khiến cho người ta xem nhẹ. Nhưng nếu luận đến tài năng chính trị, Tiểu Tô còn vượt xa tam ca của mình. Y thà rằng im lặng, không động không nóng nảy, có tố dưỡng chính trị cực kỳ cao, tâm tính cực kỳ kiên nhẫn, có thể khiến cho người khác không chú ý mình.
Nhưng khi cần phát lực, Tô Triệt cũng sẽ không chút do dự, bày ra dã tâm hừng hực của mình. Tuy nhiên Tô Triệt cũng không kích động, bởi vì y biết rõ, cho dù không thể được như ý nguyện, nhưng với quy tắc không giết sĩ phu của triều Tống trăm năm qua, tất cũng không cần lo đến tính mạng. Canh bạc này xác nhận hữu kinh vô hiểm (có kinh hãi nhưng không nguy hiểm).
- Sao? Ngươi cảm thấy có được không?
Tô Triệt chăm chú nhìn Trần Khác, trầm giọng nói:
- Ta thật lòng muốn giúp ngươi một phen, có điều nếu không gây trở ngại vẫn tốt hơn.
- Ừ…
Trần Khác suy nghĩ một lát, gật đầu thật mạnh:
- Không sao.
- Vậy là tốt rồi, vậy là tốt rồi!
Tô Triệt thở phào nhẹ nhõm nói:
- Đúng rồi, Tứ Lang, Đoan Bình, Chương Tử Hậu, Vương Tử Thuần, Lã Cát Phủ cũng muốn tham gia.
- Ta biết.
Trần Khác gật đầu, cười nói
- Ta còn nghe nói, Cát Phủ gần đây cũng rất sôi nổi.
- Nghe đồn có hy vọng nhất khoa này chính là Cát Phủ và ca ca ta.
- Tên tiểu tử Lã Cát Phủ nàykhông thật thà.
Tô Thức có chút khinh thường nói:
- Từ khi vào kinh, y liền chui ngay vào Khánh Lăng Quận Vương phủ, cũng không thèm lui tới với chúng ta, muốn leo cành cao khác.
- Chim khôn chọn cây mà đậu, điều này cũng không có gì đáng trách.
Trần Khác cũng không để tâm, cười cười:
- Cát Phủ cũng có quyền chọn lựa.
Bởi vì hai người sắp tham gia cuộc thi, Trần Khác nói một lát liền cáo từ đi về. Ba ngày sau, Chế khoa khảo thí bắt đầu. Chế khoa là cuộc thi cấp bậc cao nhất của triều đình, trên danh nghĩa không hạn chế thân phận, bất cứ kẻ nào cũng có thể tham gia, nhằm thể hiện thái độ trọng dụng duy tài, duy hiền của thiên tử. Nhưng muốn đứng trên điện Sùng Chính, được đích thân Hoàng đế khảo thí, tuyệt đối khó như lên trời.
Điều kiện tiên quyết là, ngươi nhất định phải nhận được sự tiến cửu của hai trọng thần triều đình trở lên mới có tư cách báo danh tham gia thi. Sau đó, còn phải qua ba cửa nữa: Đầu tiên là trình sách luận của mình lên lưỡng chế, tức là Hàn Lâm Học Sĩ, Tri Chế Cáo của chưởng nội chế và ngoại chế, dâng lên sách luận tổng cộng năm mươi bài, do lưỡng chế lựa chọn ra người được tham gia thi. Đây cũng là nguyên nhân Tô Tuân buộc Tô Thức nước tới chân mới nhảy, ai bảo tiểu tử này bình thường chỉ biết điền từ làm thơ tặng các hoa khôi nương tử, một chút vốn trong tay cũng không có.
Sau khi qua được cửa lưỡng chế này, tiếp theo là thi lục luận Bí các (thi mật); cuối cùng mới có thể tham gia Ngự thí của Hoàng đế.
Từ điều này, mọi người đều hiểu được, vì sao ba trăm năm lưỡng Tống cũng chỉ có hơn hai mươi người trúng Chế khoa. Thật sự là quá khó khăn.
Nhưng vì như thế mới tìm được kỳ trân hiếm có, có thể thi đậu Chế khoa chính là giấc mộng của mỗi quan viên…. Dù bài văn của người không phải là tiến sĩ làm tốt tới mức nào cũng không thể thông qua cửa lưỡng chế kia, cho nên Chế khoa được xưng là “Duy tài thị cử” (chỉ có tài mới được trọng dụng) thực ra đã sớm đổi thành độc quyền của đám tiến sĩ rồi.
Đến ngày hết hạn, lưỡng chế tổng cộng thu được một ngàn năm trăm bài sách luận của hơn ba trăm người. Hàn Lâm Học Sĩ hiện nay thừa chỉ là Lưu Sưởng, Tri Chế Cáo là Vương An Thạch. Hai người tăng giờ làm việc, dùng thời gian năm ngày chọn ra từ trong số đó năm mươi người có văn từ nổi bật xuất sắc để tiến vào vòng thi Bí các sau đó.
Khi công bố, Trần Khác phát hiện, Tống Đoan Bình, Vương Thiều, Tằng Bố, Giáp Đản đều không có tên trên bảng… Có thể thấy nơi này thực sự tàn khốc.
Đương nhiên cũng không có tên của hắn, có điều đó không phải vì văn của hắn không hợp nhãn lưỡng chế, mà là hắn được bổ nhiệm làm Trực Bí Các, làm trợ thủ cho đám người Tham tri Chính sự Vương Khuê, Âu Dương Tu, là Đồng tri của vòng thi Bí các.
Trần Khác được bổ nhiệm cũng vô cùng bất ngờ. Chính là một ngày trước cuộc thi, vì có công đẩy lui Tây Hạ nên hắn được tấn thăng làm chính ngũ phẩm Triều Phụng Đại Phu, Trực Bí Các, Phán Hoàng gia võ học viện.
Lần bổ nhiệm này khiến cho cả triều phải sợ hãi, bởi vì từ nay về sau, Trần Khác sẽ có thể tham dự bàn bạc giải quyết chuyện quân cơ, hơn nữa viện Võ học được gây dựng càng ngày hưng thịnh vẫn còn nằm trong tay hắn.
Không phải nói Trần Khác bị ghẻ lạnh không được dùng sao? Nếu đây được coi là bị ghẻ lạnh không được dùng, thì chín phần quan viên còn lại chẳng phải đều thành rác rưởi cả sao?
Tuy nhiên rất nhanh, sự chú ý của mọi người đều bị cuốn đi, bởi vì lại có một loạt cấp quan trọng được bổ nhiệm – Nhằm tăng cường biên phòng, Tham tri Chính sự Tống Tường ra phòng thủ Lân Châu, Tri phủ Khai Phong Âu Dương Tu làm Tham Tri Chính sự. Xu Mật phó sứ Tôn Biện quản lý trong coi việc của phủ Đại Danh, nguyên Tri Đại Danh phủ sự Lý Chiêu Lượng tuổi già về hưu, Ti Sử Bao Chửng chuyển làm Xu Mật Phó sứ.
Một chuỗi bổ nhiệm quan trọng này sớm không đến muộn không tới, cố tình hạ xuống đúng ngày diễn ra Chế khoa khảo thí. Rõ ràng là Quan gia hy vọng giảm bớt sự chú ý cũng như lực cản. Bởi vì hai vị trọng thần rời kinh lần này đều là người kiên định ủng hộ Triệu Tông Thực, Lý Chiêu Lượng nghe nói cũng đã rất thân thiết với y, mà người mới gia nhập vào trung tâm triều đình là Âu Dương Tu và Bao Chửng lại có giao tình với Trần Khác không ít, từ trước đến nay vẫn không cùng một bầu trời với Triệu Tông Thực.
Lại liên tưởng đến lời đồn khi Triệu Tông Tích hồi kinh sẽ được phong Vương, khiến cho người ta rất khó mà không nhìn ra, Quan Gia đang chèn ép Triệu Tông Thực, bồi dưỡng phe Triệu Tông Tích.
Nhưng tại sao lại như vậy? Rõ ràng khi diễn ra khoa cử vẫn còn để cho Khánh Lăng Quận Vương làm quan tổng tài thi đình, bồi dưỡng y tư thế kế vị, vậy mà tại sao khi kỳ thi đình vừa qua một cái đã bắt đầu rút củi dưới đáy nồi?
Không riêng gì đám triều thần không hiểu, mà ngay cả Triệu Tông Thực cũng mơ hồ.
Sau khi biết được những bổ nhiệm quan trọng này, y ngồi ngây ra một hồi lâu, mới hỏi mưu sĩ Mạnh Dương của mình:
- Thế này là ý gì?
- Điện hạ, có phải người đã đắc tội chỗ nào với Hoàng thượng?
- Không có.
Triệu Tông Thực có chút bực bội trả lời:
- Mỗi ngày sớm chiều thỉnh an, theo đúng khuôn phép, ngay cả thở cũng không dám lớn tiếng.
- Thế mới lạ.
Triệu Tông Hữu líu lưỡi nói:
- Tại sao Quan Gia lại làm như thế? Không hợp lý! Hay thật sự vì muốn tăng cường biên phòng?
- Không thể nào!
Mạnh Dương quả quyết lắc đầu nói:
- Tôn Biện và Tống Tường là người của chúng ta. Âu Dương Tu và Bao Chửng đều nổi danh là vừa thối vừa cứng, vả lại từ trước tới nay đều không dính dáng chút nào với điện hạ. Trung tâm triều đình hai vào hai ra, chúng ta hiện tại đã rơi vào hoàn cảnh xấu rồi.
- Không phải chứ?
Triệu Tông Hữu kinh ngạc nói.
- Thật sự là thế.
Mạnh Dương thở dài nói:
- Hiện tại hai phủ tám công, chúng ta có ba người là Hàn tướng công và Vương Xu tướng, còn có Ngô Khuê Ngô Phó Xu, năm người còn lại, tất cả đều không phải người của chúng ta…
- Nhưng cũng không phải người của tiểu tử Triệu Tông Tích kia chứ?
Triệu Tông Hữu không phục nói.
- Nói thế nào nhỉ? Như có như không.
Mạnh Dương nói đầy khổ sở:
- Thanh danh của năm người này đều rất tốt, dường như là công bằng không thiên vị, là những quần thần chỉ nghe theo lệnh của Hoàng thượng. Nhưng bọn họ không thể nào không có thiên vị… Âu Dương Tu là thầy của Trần Khác, Vương Khuê là đồng hương của Trần Khác, Tằng Công Lượng là người giám định và ủng hộ cải cách võ học của Trần Khác, Bao Chửng cũng rất khen ngợi Trần Khác và Triệu Tông Tích, từng nhiều lần lên tiếng vì bọn họ… Tên cáo già Phú Bật này sẽ không dễ dàng tỏ thái độ, nhưng một khi Quan Gia có khuynh hướng nào đó, lão sẽ thuận nước đẩy thuyền.
- Cho nên chúng ta là ba so với bốn, thậm chí là ba so với năm sao?
Triệu Tông Hữu sợ ngây người. Không phải nói đại cục đã định sao, sao trong nháy mắt đã thay đổi rồi?
- Có mối nguy này.
Mạnh Dương nghiêm mặt nói:
- Cho nên chúng ta nhất định phải biết rốt cuộc đã có chuyện gì xảy ra mà Quan Gia lại hạ độc thủ!
- Cái đó….
Triệu Tông Thực cuối cùng cũng nói thật:
- Có phải chuyện ta câu thông trong kỳ thi đình đã bị phát hiện rồi không?
- Hả?
Mạnh Dương và Triệu Tông Hữu cùng trợn tròn mắt hỏi:
- Không phải ngươi đã nói kiên quyết không tiếp nhận bất cứ nhờ vả nào sao?
- Ôi…
Triệu Tông Thực buồn bực nói:
- Nói là một chuyện, làm thì mới
khó. Sở sĩ mọi người ủng hộ ta , đơn giản là vì ta nhân nghĩa, đi theo ta tương lai sau này sẽ có lợi. Ta nghĩ thi đình chẳng qua cũng chỉ là xếp thứ tự, lại không truất phế, huống chi người từ chối không được cũng không nhiều, nên chuyển tên của mười mấy người lên trên, nhưng chỉ là tiện tay chuyển thôi, không ảnh hưởng tới toàn cục. Hà cớ gì động vào oán niệm của bọn họ chứ?
- Lời này cũng không sai.
Mạnh Dương nói:
- Có phải để lộ phong thanh gì mà bị người khác nắm được điểm yếu rồi không?
- Không thể nào.
Triệu Tông Thực lắc đầu nói:
- Chuyện như thế này một khi tiết lộ ra ngoài, đời này con cháu của nhà bọn họ đều bị hủy hết, ai dám tiết lộ chứ?
- Nếu Quan gia thực sự nhận thấy được cái gì, trực tiếp đánh rớt bọn họ khỏi tam giáp, hoặc tìm lý do cho bọn họ loại kém thì đều có thể đấy.
Mạnh Dương chậm rãi nói:
- Sau khi yết bảng, nếu bọn họ đều đứng đầu danh sách, thì có thể thấy được hẳn là không để lộ điều gì.
- Đó mới là lạ…
Triệu Tông Hữu không tìm được đầu mối:
- Hay là Quan Gia đang muốn chơi chúng ta?
- Vì sao quan gia lại muốn chơi ta?
Triệu Tông Thực căm tức nói:
- Ta còn phải làm thế nào nữa thì người mới vừa lòng?
Vương phủ của y có thể nói là nhà chỉ có bốn bức tường, số lượng cung nữ nội thị chỉ bằng một phần ba quy chế, đồ ăn mỗi ngày quá ít thức ăn mặn, cho dù là bữa chính cũng chỉ có ba mặn một canh, bốn mùa quần áo chỉ sáu bộ thay giặt, chưa từng dư thừa.
Trong phủ y không nuôi ca kỹ, thậm chí không có thiếp thất, y không có bất kỳ đam mê xấu nào, duy chỉ thích đọc sách, hơn nửa phần bổng lộc đều biến thành thư tịch.
Từ khi phụng mệnh giải quyết công việc chính trị ở Tây phủ, mỗi ngày y xem duyệt hơn một ngàn kiện công văn, hết ngày dài lại đêm thâu, chưa từng lười biếng… Khiến cho quan viên Xu Mật Viện vừa thẹn vừa xấu hổ, không ngờ hiệu suất làm việc tăng cao gấp đôi.
Từng lời ca tụng của mọi người sau lưng y đều là những áp bức tàn khốc đối với y. Đường đường Vương gia Đại Tống lại tự làm khổ mình như thế, đương nhiên chỉ vì tính toán một việc. Một khi cố gắng của mình không được nhìn nhận, khó tránh khỏi sinh ra cảm xúc buồn bực căm hận…
- Điện hạ bớt giận, hỏi ý Hàn tướng công trước đi.
Mạnh Dương vội vàng an ủi:
- Nói không chừng lại có thâm ý khác.
- Ừ…
Triệu Tông Thực nặng nhọc thở dài...
Có người tức giận thì cũng có người vui mừng.
Biết được Âu Dương Tu và Bao Chửng đều gia nhập vào trung tâm triều đình, Trần Khác cũng được tham dự việc quân cơ, Vương Bàng không kìm nổi sự hưng phấn, đặc biệt đi đến quý phủ của Trần Khác.
- Hiện giờ xem ra…
Trên khuôn mặt tuấn tú của y hiện rõ sự sảng khoái:
- Lo lắng của ngươi đúng là dư thừa !
- Ha ha….
Trần Khác cười cười, không nhận xét gì.
Kỳ thực không trách được bọn Triệu Tông Thực không hiểu gì, bởi vì lần này vốn là một lần hãm hại. Không biết tại sao Vương Bàng biết được một số chuyện câu thông của Triệu Tông Thực, cũng chẳng sao, đã gọi là vu oan, thì cũng mặc kệ ngươi có làm sai hay không.
Phương pháp của Vương Bàng đơn giản đến khiến người ta líu lưỡi, tâm cơ sâu đến mức khiến người ta sởn tóc gáy.
Bản thân hắn chính là Quốc Tử Giám sinh, lại thêm trong tay có người đảng Tân Học chỉ đường, đương nhiên biết rõ như lòng bàn tay Vương Tuấn Dân là người có danh tiếng cao nhất khoa này. Y biết đối phương và công tử Hàn Tướng công quan hệ không ít, từng đọc sách ở nhà Hàn Kỳ lão gia, cũng chấp lễ đệ tử.
Có thể được Hàn Kỳ coi trọng, học thức nhân tài của Vương Tuấn Dân cũng tự nhiên nổi tiếng. Tất cả mọi người đều xem gã thành Lưu Kỷ thứ hai… Cũng chính là Lưu Huy sau này, cho rằng gã là quán quân không có người thứ hai.
Vương Bàng và Chương Đôn quan hệ rất tốt, từ đó mới biết, năm đó Lưu Huy đậu Trạng Nguyên, nguyên nhân lớn nhất bởi vì gã là người được Triệu Tông Thực coi trọng.
Hiện giờ Vương Tuấn Dân là người được Hàn tướng công coi trọng, trong mắt chúng nhân, đậu Trạng Nguyên gần như rất thuận lợi.
Bởi vậy Vương Bàng đoán, nếu Vương Tuấn Dân đậu Trạng Nguyên cũng không có gì dị nghị, Hàn tướng công kia sẽ không để rớt chức Trạng Nguyên kia.
Một chuyện thuận lý thành chương như thế, lại bị Vương Bàng thấy được cơ hội, chính là do tin tức trong ngoài không ăn khớp.
Mặc dù Quan gia cả đời sống ở Biện Kinh, nhưng kỳ thực mắt không thể tự nhìn, tai không thể tự nghe, tất cả những gì người biết đều là từ người bên cạnh nói. Các đại thần và nội thị nói cho người cái gì thì người biết cái ấy, không nói cho người biết thì người cũng không biết.
Đương nhiên Triệu Trinh biết nghe một tai thì không công bằng, trước giờ vẫn nghe nhiều chiều, xác minh lẫn nhau, tránh bị đại thần lừa gạt. Nhưng mấy năm gần đây thân thể tinh lực của người cũng không bằng lúc trước, quân quốc đại sự cũng khiến cho thân thể mệt mỏi, sớm không chú ý đến chút chuyện nguy cấp này.
Từ chỗ Lý Hiến, Vương Bàng nghe ngóng được, như là chuyện danh tiếng của Vương Tuấn Dân cao nhất, nhưng trước khoa cử Quan Gia lại không hề nghe thấy. Một kế sách liền xuất hiện trong đầu y, y bảo Lý Hiến sau khi bắt đầu thi thì bẩm báo việc này lên Quan Gia. Nhưng chỉ nói sáu tiếng “Vương Tuấn Dân làm Trạng Nguyên” – còn lại một mực không nói gì hết.
Triệu Trinh không biết nguyên nhân, đột nhiên nghe nói kỳ thi đình còn chưa bắt đầu thì Trạng Nguyên đã được dự báo, dĩ nhiên giận dữ cho rằng đại lễ tuyển tài của mình lại bị đám giám khảo biến thành bữa tiệc để lấy lòng đại thần, giành tư lợi.
Nếu đổi thành một vị Hoàng đế khác, có thể sẽ lập tức nổi giận lôi đình, hạ lệnh tra rõ việc này. Nhưng tính tình Triệu Trinh lại âm nhu, vả lại tâm cơ thâm trầm, sau một cơn giận ngắn ngủi, ông ta muốn lợi dụng cơ hội này nhìn cho kỹ sắc mặt của đám người đó.
Vì thế ông phá lệ bổ nhiệm Triệu Tông Thực làm quan Tổng tài hội thi Đình. Lần phá lệ này được cho là một sự bổ nhiệm có ý nghĩa đặc thù, nhưng thật ra là sự khảo nghiệm quan trọng mà Triệu Trinh dành cho Triệu Tông Thực – nhìn xem việc mình ân cần nghiêm khắc dạy bảo có được Tông Thực tuân theo hay không, dù chỉ là một chút tác dụng, xem xem y có cái gan nói không với các đại thần hay không!
Vương Bàng đoán chắc, chỉ cần cuối cùng Vương Tuấn Dân thật sự đỗ Trạng Nguyên, đám người Triệu Tông Thực này coi như đã rơi xuống vũng bùn rồi, nói cũng không nói rõ. Cho dù không phải thì cũng quấy nhiễu được mộng Trạng Nguyên của đối phương, thế nào cũng không thiệt.
Nhưng người tính không bằng trời tính, tuy Triệu Tông Thực chẳng biết gì, nhưng y cũng từng có cơ hội giải vây. Chính là lúc Dương Nhạc Đạo tranh với Vương An Thạch. Dương Nhạc Đạo hết sức quen thuộc với văn của Vương Tuấn Dân, chọn luôn làm Trạng Nguyên, nhưng Vương An Thạch lại không chịu, kiên trì phải chọn một vị khác.
Ai cũng biết, Vương An Thạch là một người không có tư tâm, hơn nữa học thức hơn xa Dương Nhạc Đạo, lựa chọn của y đương nhiên là càng công bằng.
Nếu Triệu Tông Thực chọn ủng hộ Vương An Thạch, cho dù duy trì trung lập, cuối cùng Trạng Nguyên cũng không rơi vào tay Vương Tuấn Dân.
Đáng tiếc, Triệu Tông Thực chỉ biết Dương Nhạc Đạo là người Hàn Kỳ chọn, đương nhiên muốn ủng hộ y vô điều kiện.
Kết quả lại sa vào hố của Vương Bàng rồi…
Chiêu này của Vương Bàng phải nói là cực kỳ gọn đẹp. Kế này, ngoại trừ Lí Hiến thì không còn ai tham gia, khiến nguy hiểm có thể xảy ra giảm xuống mức thấp nhất.
Nhưng nếu không muốn ai biết, trừ khi mình đừng làm, tất cả vẫn không giấu được Văn Ngạn Bác ở Lạc Dương. Ban đầu, Trần Khác nghĩ rằng bên cạnh Vương Bàng có gián điệp của Văn Ngạn Bác, nhưng nghĩ lại tính tình Vương Bàng khá kín đáo, tuyệt đối không để người bên cạnh biết rõ việc này. Hơn nữa, khả năng Văn Ngạn Bác giấu tai mắt cạnh một người mới mười bảy mười tám tuổi không lớn.
Tai mắt hẳn ở bên cạnh hoàng đế.
Mà việc Văn Ngạn Bác biết làm, chỉ sợ Hàn Kỳ cũng biết, nếu Văn Ngạn Bác biết chuyện gì đó, không lý nào Hàn tướng công không biết . . .
Khi Trần Khác nói chuyện này cho Vương Bàng thì y hoảng sợ không nói ra lời.
Trần Khác cũng không nói mấy câu nhảm nhí đại loại như ‘lúc trước ta đã khuyên ngươi, thế này không được’,... mà tỉnh táo nói:
- Cũng may bọn họ không nắm giữ điểm yếu của ngươi, không cần lo lắng bọn họ nói huyên thuyên trước mặt Quan gia. Vì thế chúng ta thắng ván này, hơn nữa là toàn thắng.
- Ừm. . .
Vương Bàng chầm chậm gật đầu, thở dài nói:
- Nhưng Hàn tướng công biết rồi. . .
- Đã đi đến bước này, cũng không sợ bọn họ biết. Không lẽ bọn họ vì chúng ta đặt ra kế hoạch mà đặt kế hoạch với chúng ta?
- Cũng phải, trung tâm triều đình hai vào hai ra, bọn họ khẳng định sợ choáng váng.
Lúc này, vẻ mặt Vương Bàng mới chuyển biến tốt hơn, gật đầu nói:
- Khi đã tỉnh táo lại, tất nhiên phải phản công mạnh mẽ.
- Đúng vậy.
Sắc mặt Trần Khác ngưng trọng, nói:
- Quan gia đã hứa năm nay sẽ chọn ra thái tử, bước tiếp theo tất nhiên sẽ là không chết không thôi.
- Ai sợ ai.
Trên mặt Vương Bàng hiện ra nét kiêu ngạo quen thuộc, nói:
- Bây giờ chúng ta đã không còn là Ngô Hạ A Mông (ý bảo đã giỏi hơn trước nhiều, không thua kém người khác)!
- Ha ha. . .
Trần Khác cũng cười rộ lên, nhưng trong lòng hắn tuyệt đối không thoải mái. Hắn thật sự không biết đội quân hỗn tạp do đảng Tân Học, phái Tại Dã và Gia Hữu Học Xã liên hợp lại có thể đối kháng với quân chính quy của Triệu Tông Thực hay không... Đấu tranh chưa biết khi nào bắt đầu, cuộc thi Bí Các lại trong tình trạng cấp bách.
Thi Bí Các sáu luận là giai đoạn quan trọng nhất trong thi Chế Khoa, quyết định tư cách tham gia cuộc thi cuối cùng ở điện Sùng Chính, đồng thời cũng là phần thi khó khăn nhất. Phạm vi ra đề của thi Các sáu luận cực kỳ rộng. Lấy Cửu Kinh, Kiêm Kinh, Chính Sử làm chủ, bàn đến Thất Thư Vũ Kinh, Quốc Ngữ và Chư Tử. Ngoài chính văn ra, các kinh cũng kiêm luôn chú giải.
Điều này không chỉ yêu cầu thí sinh có hiểu biết rộng rãi, khái quát mà còn phải thuộc nằm lòng những kiến thức đó, chưa kể câu văn phải tốt mới có thể vượt qua. Người thời này đều xem Bí Các sáu luận là khó khăn nhất, gọi thi Các là ‘Qua Các’. Thi Các phức tạp và khó, đây cũng là nguyên nhân khiến Trung Quốc có rất ít người thi đậu.
Vì đối phó cuộc thi Các khó khăn phức tạp, đã thế chỗ nào cũng hỏi, anh em Tô Thức mới hoãn nhậm chức để chuyên tâm chuẩn bị.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.