Nhớ Mãi Không Quên - Thiên Tại Thủy

Chương 8: Chủ động




"Những ngày gần đây, chị ấy không muốn nói chuyện... cũng không muốn ở bên cạnh em nữa..."
"Em cứ tưởng chị ấy chán ghét em, không thích em nữa, nhưng em cảm thấy dường như chị ấy không muốn đến gần ai nữa..."
"Trước đây chị ấy không như vậy. Chị ấy rất vui vẻ, thích nói chuyện, thích chọc em cười và thích cãi nhau ầm ĩ với các bạn cùng lớp..."
"Em hỏi chị ấy rằng có phải gần đây chị ấy đã xảy ra chuyện gì hay không, nhưng chị ấy không muốn nói với em. Chị ấy tiếp tục khóc và nói rằng chị ấy muốn chết."
"Em đang băn khoăn không biết chị ấy có bị bệnh không, em muốn đưa chị ấy đi khám bác sĩ, nhưng em đã gặp qua một vài bác sĩ, họ đều cảm thấy rằng em và chị ấy ở bên nhau là sai trái, họ nói đồng tính là bệnh h.oạn, chúng em chỉ nên làm bạn với nhau là được rồi."
"Em thích chị ấy và muốn ở bên chị ấy. Chuyện này không phải là bệnh, em đều biết hết."
Cô gái có tính tình nhút nhát và dè dặt, giọng nói run rẩy, nhưng khi nói ra câu "thích" lại trở nên rất kiên định.
Nguyễn Trinh yên lặng lắng nghe.
"Em đã tiêu hết tiền tiêu vặt để tham khảo ý kiến ​​của rất nhiều bác sĩ tâm lý trên mạng. Một số cho rằng thích người đồng giới là bệnh ho.ạn....nhưng có một số người cũng giống như chị vậy, họ nói với em rằng em không bệnh ho.ạn..."
"Nhưng các bác sĩ trên mạng dường như không giúp được gì cho em. Em vẫn không biết phải làm như thế nào mới có thể khiến bạn gái em vui vẻ trở lại."
" Em liền nói với bố mẹ rằng em có vẻ như thích người đồng giới và yêu cầu họ đưa em đi khám bác sĩ. Bọn họ mắng em một trận rồi đưa em đến vài bệnh viện. Em muốn tìm một bác sĩ cho rằng thích người đồng giới không phải là bệnh, nhưng những bác sĩ mà em gặp trước đây đều nói rằng em bị bệnh và muốn giúp em điều trị cho bình thường lại. Duy chỉ có bác sĩ ở bệnh viện chị nói đồng tính không phải là bệnh và không cần trị liệu."
Nguyễn Trinh nghịch chuông xe đạp và hỏi: " Cho nên em đến tìm chị là muốn chị khám bệnh giúp cô bạn gái nhỏ của em à?"
Cô bé ôm chặt cặp sách, nhìn Nguyễn Trinh và gật gật đầu.
Nguyễn Trinh suy nghĩ một lúc và thảo luận vấn đề một cách bình tĩnh:" Chị rất vui vì em đã tin tưởng chị như vậy, nhưng chị sẽ nói với em ba điều —— Điều đầu tiên, đừng mù quáng tin vào những cuộc tư vấn tâm lý có tính phí trên Internet, chị khuyên em nên trao đổi với giáo viên và bố mẹ em ấy trước."
Nói một cách chính xác, không có "bác sĩ tâm thần" trong các cơ sở y tế tâm thần. Tuy nhiên, công chúng nhìn chung có một số định kiến ​​và hiểu lầm về bác sĩ tâm thần, vì vậy trong bối cảnh phổ biến, bác sĩ tâm thần đôi khi được gọi là bác sĩ tâm lý.
Ngành tư vấn tâm lý trong nước rất hỗn tạp, cũng giống như một số kẻ có ý đồ xấu sẽ lợi dụng chiêu bài trung y để lừa gạt người khác.
Trên Internet, nếu có những "nhà chuyên môn" tự xưng là "nhà tâm lý học", thực hiện công việc chẩn đoán và điều trị có tính phí thì không còn nghi ngờ gì nữa, chín phần mười đều là kẻ lừa đảo.
"Điều thứ hai, bác sĩ cần gặp trực tiếp bạn gái của em và nói chuyện với em ấy trước khi đưa ra phán đoán. Điều thứ ba, nếu tâm trạng của bạn gái em dạo gần đây thực sự tệ thì chị vẫn khuyên em nên đến các phòng khám tâm lý để được tư vấn. Bác sĩ tâm lý tại phòng khám miễn phí thứ sáu tuần này là đối tác mà chị thường làm việc, các em có thể tìm cô ấy để nói chuyện."
Nguyễn Trinh đã có chứng chỉ liên quan về tư vấn tâm lý và có kiến ​​thức nền tảng nhất định về đào tạo tư vấn tâm lý, nhưng kể từ khi hành nghề, hầu hết các liệu pháp tiếp xúc đều ảnh hưởng đến chức năng thể chất. Ngay cả một bệnh nhân tâm thần mắc bệnh hữu cơ, cô cũng không dành bốn mươi hay năm mươi phút để nói chuyện trị liệu và tư vấn tâm lý, cô không đặc biệt giỏi về việc này.
Những lời này giống như một lời từ chối lịch sự.
Cô bé đang ôm cặp sách im lặng một lúc rồi nói: "Bố mẹ chị ấy đang ở nước ngoài và họ hiếm khi liên lạc với chị ấy..."
Nguyễn Trinh lại nghịch chuông xe đạp và hỏi:" Ở trường em có giáo viên nào đáng tin cậy không?"
Cô bé nói: "Cô giáo dạy Ngữ văn của bọn em rất tốt. Bạn gái em là đại biểu của lớp Ngữ văn, cô giáo rất thích chị ấy."
Nguyễn Trinh dịu dàng nói:" Vậy em có thể tâm sự với giáo viên Ngữ văn của em trước. Nếu giáo viên của em cũng nghĩ rằng bạn em cần tư vấn tâm lý, bệnh viện của bọn chị có các phòng khám miễn phí vào Chủ nhật và chị cũng có ca trực Chủ nhật này. Em có thể tìm chị ở khoa tâm thần thứ hai của tòa nhà nội trú, chị sẽ đưa bạn em đến gặp chuyên gia tư vấn tâm lý. Em thấy việc này có được không?"
*
Sau khi mời cô bé trốn học ăn tối và đưa cô bé lên xe buýt trở lại trường, Nguyễn Trinh đẩy xe, đứng ở trạm xe buýt vẫy tay chào tạm biệt cô bé.
Năm nhất cao trung, vẫn còn tiết tự học vào buổi tối.
Nguyễn Trinh đã thêm thông tin liên lạc của cô bé và dặn dò cô bé gửi ảnh chụp báo bình an cho cô sau khi trở về trường học.
Cô bé cũng chỉ là đứa trẻ chưa trải sự đời nên mới dám mù quáng tin tưởng một người mới chỉ vừa gặp một hai lần như vậy.
Cũng may cô không phải người xấu.
Cũng thích quan tâm đến "chuyện bao đồng".
Nguyễn Trinh cười tự giễu rồi nhìn chiếc xe buýt đã chạy xa, âm thầm nhớ về Tống Nhĩ Giai khi nàng mười sáu, mười bảy tuổi.
Đứa trẻ kia, còn đáng lo hơn cả cô bé trốn học này...
Âm báo tin nhắn Wechat vang lên, Nguyễn Trinh không có thói quen vừa đi đường vừa sử dụng điện thoại. Đột nhiên cô nhớ về chuyện đứa nhỏ kia vẫn luôn trò chuyện và gửi tin nhắn cho mình vào ngày hôm nay.
Sau khi do dự một giây, Nguyễn Trinh lấy điện thoại ra xem.
Tống Nhĩ Giai đã gửi một bức ảnh của nàng cho cô.
Lối trang điểm nhẹ nhàng hòa cùng vẻ đẹp thanh xuân và nụ cười rạng rỡ.
Tống Nhĩ Giai đang tạo đủ loại tư thế bên hồ, bạn học cầm điện thoại di động thò đầu ra hỏi:" Nhĩ Giai, có thể đi rồi, cậu chụp đủ rồi đấy."
Tống Nhĩ Giai bật cười: "Đủ rồi đủ rồi, đi nào, chúng ta đi đến quán nướng ở cửa ra vào làm vài xiên thịt đi."
Không trông đợi gì vào việc Nguyễn Trinh sẽ trả lời tin nhắn ngay, Tống Nhĩ Giai gửi cho cô ảnh chụp tự sướng của mình, sau đó ném điện thoại vào ba lô và mời bạn học đến quán thịt nướng ven đường để ăn vài xiên.
Ngồi ở quán nướng ven đường, nghe tiếng thịt nướng xèo xèo và ngửi thấy mùi thơm nồng của thịt, Tống Nhĩ Giai chợt nhớ về khoảng thời gian cấp ba của mình.
Khi còn học cấp ba, nàng thường xuyên cúp tiết cuối và trốn học phụ đạo để đi ăn thịt nướng ven đường và uống bia với một số bạn bè quen biết ngoài xã hội.
Gia sư của nàng chưa bao giờ kiên trì với nàng quá ba tuần.
Mẹ nàng đã từng tốn rất nhiều thời gian để tìm một giáo sư đã về hưu có uy tín cao để dạy kèm cho nàng, nhưng vị giáo sư già đã chỉ thẳng vào mũi và mắng mỏ nàng: Bùn loãng không thể trát tường*!
(*bùn loãng gần giống nước, khi trát lên tường sẽ tuột xuống: Ngữ cảnh này nói Tống Nhĩ Giai cứng đầu, ngu dốt thể không làm nên chuyện gì.)
Lần đầu tiên Nguyễn Trinh đến làm gia sư cho nàng, Tống Nhĩ Giai không hề nể việc cô xinh đẹp mà chừa mặt mũi cho cô. Nàng trực tiếp bỏ chạy, ra ngoài lêu lổng cùng bạn bè.
Nguyễn Trinh gọi điện báo cho mẹ Tống Nhĩ Giai, mẹ Tống Nhĩ Giai liền gọi điện đến mắng Tống Nhĩ Giai một trận. Tống Nhĩ Giai trực tiếp tắt máy, tiếp tục đua xe cùng với nhóm bạn của mình.
Khi Tống Nhĩ Giai trở về nhà, Nguyễn Trinh đã rời đi, trên bàn có ghi chép môn sinh học rất gọn gàng.
Nét chữ đẹp và nghiêm túc, Tống Nhĩ Giai liếc mắt nhìn rồi ném xuống gầm giường.
Đến buổi học gia sư thứ hai, Tống Nhĩ Giai vẫn không nể mặt Nguyễn Trinh mà trốn như thường lệ. Trước khi đi, nàng còn nhét một con rắn giả vào cuốn sách sinh học, rất ấu trĩ, cố gắng hù dọa người gia sư trông có vẻ xa cách và lạnh lùng kia.
Lần đó, thay vì nhờ mẹ của nàng giúp đỡ, Nguyễn Trinh đã đạp xe đến quầy thịt nướng nghi ngút khói, xuất hiện trước mặt nàng và giật lấy lon bia trên tay nàng.
Nhìn thấy gương mặt xinh xắn của Nguyễn Trinh, đám bạn bè xấu của nàng liền vui vẻ cười cợt và huýt sáo.
Nguyễn Trinh giả mù giả điếc, lấy điện thoại ra chụp thẳng mặt Tống Nhĩ Giai rồi không hề kiêng kỵ gì mà nói vào mặt nàng:" Kỹ thuật trang điểm của em thực sự rất tệ. " Cô còn cho nàng xem bức ảnh: " Em nhìn xem, em bị khói của quán thịt nướng này làm cho chảy lớp trang điểm rồi."
Tống Nhĩ Giai nhìn khuôn mặt lốm đốm trên màn hình điện thoại di động, nhất thời thẹn quá hóa giận, chuẩn bị rống lên:" Tôi mướn chị xen vào chuyện của tôi à."
Nguyễn Trinh đặt tay lên vai nàng và dịu dàng nói:" Về nhà cùng chị đi, chị sẽ dạy em cách trang điểm đẹp hơn. Con gái ra ngoài chơi nhất định phải xinh đẹp."
Gió đêm nhẹ thổi, vẻ mặt Nguyễn Trinh lạnh lùng, biểu tình nhàn nhạt, nhưng giọng điệu lại dịu dàng và kiềm chế.
Lúc đó, khi Tống Nhĩ Giai nghe thấy giọng nói dịu dàng của Nguyễn Trinh, tim nàng lập tức đập loạn một nhịp, ma xui quỷ khiến theo cô trở về nhà.
Về đến nhà, lớp trang điểm lộn xộn trên mặt Tống Nhĩ Giai cũng trôi hết. Nguyễn Trinh liếc nhìn bàn trang điểm của Tống Nhĩ Giai, sau đó kéo Tống Nhĩ Giai đến trung tâm mua sắm.
"Ở độ tuổi của em, chỉ cần cấp nước và dưỡng ẩm là đủ, không nên sử dụng quá nhiều sản phẩm chăm sóc da phức tạp khác."
"Màu son và chì kẻ mày ở nhà thật sự không hợp với em. Chị sẽ chọn cho em một loại phù hợp hơn."
"Nếu em muốn lớp trang điểm của mình lâu trôi, em cần một ít phấn phủ. Nếu em có làn da khô, em có thể sử dụng xịt khoáng."
...
Ở độ tuổi đó, Tống Nhĩ Giai chỉ mới tiếp xúc với các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm, lối trang điểm của nàng rất vụng về non nớt, không thể phân biệt được đâu là phấn phủ và bình xịt trang điểm.
Nàng đã lắng nghe bài giảng của Nguyễn Trinh và nhìn Nguyễn Trinh chọn rất nhiều sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm phù hợp với mình. Cuối cùng, nàng sẵn lòng nói chuyện nhiều hơn với Nguyễn Trinh——
"Chị gái, năm nay chị bao nhiêu tuổi rồi?"
Nguyễn Trinh: "22."
Tống Nhĩ Giai: "À, hơn em năm tuổi. Có bạn trai chưa?"
Nguyễn Trinh: "Không có."
Tống Nhĩ Giai: " Tại sao lại không có bạn trai? Bọn em không thể có bạn trai lúc học trung học, nhưng giáo viên nói bọn em được quyền có bạn trai khi học đại học."
Nguyễn Trinh: "Không có hứng thú."
Tống Nhĩ Giai: "Ồ, tại sao chị lại đăng ký chuyên ngành tâm thần học? Các bạn sinh viên y khoa không thích đăng ký chuyên ngành này cho lắm."
Nguyễn Trinh: "Cảm thấy hứng thú."
Bác sĩ tâm thần nghe có vẻ không cao như các bác sĩ khác, và người ngoài cũng có nhiều định kiến ​​về họ. Hầu hết bệnh nhân khi tiếp xúc với họ đều khó có thể giao tiếp bình thường, lương cũng không cao. Từ trước đến nay, đây luôn là chuyên ngành mà sinh viên y lâm sàng né tránh.
Vào thời điểm đó, hầu hết các nghiên cứu sinh cao học dưới thời của mẹ Tống Nhĩ Giai đều là những người không đủ điểm trong kỳ thi tuyển sinh sau đại học và bị chuyển đi.
Còn Nguyễn Trinh là sinh viên đại học và sau đại học "5 + 3" lâm sàng, không cần phải thi đầu vào sau đại học. Trong năm năm đầu đại học, điểm của cô thuộc loại xuất sắc nhất, cô có thể chọn những ngành học khác có triển vọng tốt hơn, nhưng cô lại cố tình tránh né lớp kính của mọi người và chọn ngành tâm thần học.
Cô cũng sử dụng hai chữ "hứng thú" để làm lý do.
Tống Nhĩ Giai tặng cô ngón tay cái.
Sau đó, khi về đến nhà, Nguyễn Trinh không nhắc đến việc học mà chỉ dạy Tống Nhĩ Giai cách tỉa lông mày, chuốt lông mi, trang điểm nền và trang điểm nhẹ suốt đêm...
Tống Nhĩ Giai vẫn còn nhớ hình ảnh Nguyễn Trinh dưới ánh đèn khi đó, cô vừa tỉa lông mày giúp nàng, vừa dịu dàng nói:" Con gái mê làm đẹp là chuyện bình thường, khi vào đại học, em không chỉ có thể yêu đương mà còn có thể tự làm đẹp cho bản thân mình."
Bây giờ nhìn lại, lịch sử dạy kèm và dạy thêm cho nàng của Nguyễn Trinh là một lịch sử sống động về sự thay đổi của một cô gái hư.
Tống Nhĩ Giai và các bạn học đã ăn xong món thịt nướng ở cổng trường. Nàng véo véo bụng, lấy điện thoại ra đọc tin nhắn trả lời của Nguyễn Trinh.
Nguyễn Trinh nhắn lại bốn chữ.
【 Không tồi, rất đẹp. 】
Câu trả lời có phần kiềm chế và bình tĩnh.
Tống Nhĩ Giai đã quen với điều này nên nàng lại chủ động gửi một tin nhắn qua—
【Nguyễn lão sư, chị tập gym ở phòng tập nào vậy? Em cũng muốn giảm cân. 】
Sau khi tan tầm, Nguyễn Trinh thường xem tin nhắn và trả lời rất nhanh.
【Em rất gầy, không cần phải cố tình giảm cân nữa. Em có thể cân nhắc tập một số bài tập rèn luyện sức bền để đo tỷ lệ phần trăm chất béo của mình. 】
Rèn luyện sức bền......
Tống Nhĩ Giai nhớ đến bả vai tuyệt đẹp và đường gân cánh tay mịn màng của Nguyễn Trinh trong khách sạn đêm qua, còn có, hình ảnh chung chăn gối sau khi say...
Không kiềm chế được sự tò mò, nàng cúi đầu nhấp một ngụm bia, kìm nén sự ngại ngùng lại, hỏi Nguyễn Trinh: 【 Mà này... đêm hôm qua, chúng ta... là ai chủ động trước vậy? 】
- --
Tác giả có lời muốn nói:
Tống Nhĩ Giai (thẹn thùng, che mặt): Nói mới nhớ, đêm qua trong khách sạn là ai chủ động trước thế?
Nguyễn Trinh (? Chỉ xem sinh hoạt công dân): Cái đầu nhỏ của em đang nghĩ gì vậy?
- -------
Lời editor: Các bạn đọc xong vui lòng ủng hộ mình bằng nút VOTE, xin chân thành cảm ơn các bạn rất nhiều.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.