Nữ Nhi Hồng– Nhất Hộc Hoa Điêu Túy

Chương 2: Túy công tử




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Khi thiếu gia gõ cửa, thì ta đang chuẩn bị đưa thuốc ra phơi, va phải trước cửa thuốc văng đầy đất.
Một chiếc bánh tro nho nhỏ đưa tới trước mặt ta, mùi thuốc đầy đất cũng không át được mùi thơm gạo nếp. Ta nhặt dược liệu ném vào trong khay đan, đầu vẫn cúi như mọi khi, “Cảm ơn thiếu gia, ta không ăn.”
Bánh troBánh tro
“Nếm thử xem.” Bánh tro vẫn nằm trước mặt ta, bướng bỉnh tựa như chủ nhân của nó. Tám năm qua, thiếu gia đã từ một con ma bệnh ôm thuốc trở thành một người vui vẻ hoạt bát, nhưng trước mặt mọi người vẫn vờ ra vẻ ốm yếu, khiến cho một nhà già trẻ lo lắng sốt ruột.
“Gạo được đặc biệt ngâm trong rượu Hoa Điêu, dùng thịt mặn làm nhân, không hề có dầu mỡ, rất ngon.”
“Thiếu gia nhường đường một chút.” Ta trả lời rồi bưng khay đan ra giữa sân, chia chia nhặt nhặt thuốc đem phơi, sau đó quay vào phòng khóa cửa lại.
Không nhớ rõ đã từng xem qua quyển sách nào đó, Đoan Ngọ (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch) là ngày hái thuốc phơi thuốc. Tiêu Phóng có rất nhiều sách, phần lớn đều liên quan đến y thuật, nhưng chàng lại chưa bao giờ động đến, mỗi khi ta lục lọi nhặt một quyển lên xem, chàng im lặng ngồi bên bàn, không hề liếc mắt một cái.
Theo phong tục ta treo lá ngải cứu, xương bồ trước cửa sổ để trừ độc đuổi tà, trộn vỏ bưởi, vỏ cam, trương thuật, bạch chỉ đốt lên xông trong phòng một lượt, lại chọn ít xương bồ, lá ngải cứu, đại lực vương, rễ cỏ mao, lá trầu, lá bưởi, lá hoàng bì, lá sơn trà, lộ biên thanh, điền cơ hoàng, cổ bình nấu thành một nồi lớn, chờ Tiêu Phóng quay về sẽ tắm rửa.
Nghe nói thứ này có thể phòng bệnh trị bệnh, ta hỏi Tiêu Phóng có thật có công dụng này không, chàng xuy cười một tiếng. Năm nào cũng thế, đều chỉ cười một tiếng, rồi như lệ thường đóng cửa đi vào tắm, không phản bác cũng không dạy ta rốt cuộc thế nào mới đúng.
Thiếu gia giả bệnh trong phủ trở thành môn sinh của chàng, có việc hay không có việc đều chạy qua đây học một chút, ta chẳng thấy thiếu gia dụng tâm học tập, cũng chẳng thấy Tiêu Phóng nghiêm túc dạy, có chăng chỉ là cái danh thầy trò.
Ta muốn học, chàng không dạy.
Thiếu gia từng hỏi Tiêu Phóng, vì sao lại không dạy cho ta, Tiêu Phóng chẳng hề giải thích, trực tiếp mời hắn ra khỏi phòng khóa cửa lại. Ta đứng trong sân nhìn vạt áo trắng biến mất sau khe cửa, nghe tiếng cười quá không đứng đắn của thiếu gia, “Muốn gọi ngươi một tiếng sư muội cũng thật khó, nếu không ngươi hãy học với ta, những gì sư phụ đã giảng ta sẽ dạy lại hết cho ngươi.”
Ta lười đáp lại, để hắn đứng chỏng chơ trong sân còn mình quay vào phòng, khóa cửa lại.
Hắn biết ta là nữ, hắn từng vui vẻ chạy vào tiểu viện chúng ta, đập cửa thình thình. Ta bước từ thùng gỗ ra trượt chân ngã trên mặt đất, bị hắn xô cửa vào nhìn thấy rõ.
Chuyện này vốn không có gì xấu hổ, đó chẳng qua chỉ là một đứa bé choai choai mà thôi, cũng không tính là quen biết gì, cho dù ta trần truồng quỳ rạp trên mặt đất cũng không cảm thấy uất ức khó chịu, thế nhưng lúc đó Tiêu Phóng lại đến đây. Chàng đứng trước cửa phòng ta, ngược sáng che khuất ta với người trước mặt, tiếng nói trầm thấp không cảm xúc, thiếu gia nói thất lễ rồi chạy ra ngoài, chàng bước vào tiến đến dừng bên cạnh khuỷu tay ta.
Chàng không nhìn ta, ta cúi đầu chôn chặt trong cánh tay.
Bất ngờ một bộ nam trang phủ lên người ta, ngay cả một câu nói cũng không có, chàng ra ngoài đóng cửa lại. Tiếng khép cửa rất nhẹ, nhưng gõ vào tận lòng ta gõ ra một lỗ hổng, thiếu một góc.
Bên bệ cửa sổ đặt một bình thuốc mỡ, ta bôi lên khuỷu tay, đầu gối và cả mắt cá chân, chưa đến hai ngày đã hết sưng.
Sau đó thiếu gia không còn chơi đùa với ta như với một cậu con trai nữa, nhưng lại thường xuyên đến, mỗi khi đến, sẽ gõ cửa, sẽ đưa thức ăn, sẽ đưa ta một món đồ chơi mới mẻ, thậm chí không biết lấy trâm ngọc trang sức từ đâu, vừa tinh xảo vừa đẹp đẽ, nhưng những thứ này ta không cần dùng. Ta đứng trong phòng, nhìn hắn sau cánh cửa kia, cửa luôn đóng kín, không một động tĩnh.
Trong sân truyền đến tiếng chạy bình bịch, ta ngồi bên cửa sổ lật sách, không cần nhìn cũng biết là thiếu gia phú quý nhàn rỗi, dẫn theo chú chó nhỏ quay trở về. Có lẽ hắn thích viện này, bởi ở đây hắn không cần phải giả vờ giả vịt muốn sống muốn chết, không cần đối mặt với những người nhà người ở lúc nào cũng nhắc đi nhắc lại bắt hắn nghỉ ngơi thật tốt, không cần mặc cho người định đoạt.
Ta không thích ở đây, thế nhưng đã ở tám năm.
“Hoa Điêu, đi tắm nắng đi.”
“Hoa Điêu, đi ăn cái gì đi.”
“Hoa Điêu, đi xem con chó nào.”
“Hoa Điêu, đi…”
Cuộc sống mỗi ngày đều như thế, mỗi một ngày. Hắn đứng dưới ánh mặt trời gọi tên ta, ta không trả lời hắn vẫn gọi, dường như đó là chuyện thường tình.
Hai tai vờ như không nghe tiếng gọi ngoài cửa sổ, chỉ chú tâm đọc sách của chàng.
Trong những cuốn sách này thoang thoảng một mùi thuốc, chàng không thích, chàng bảo ta đặt dược liệu ra xa một chút, rồi bảo ta đưa sách ra phơi, chàng không biết rằng ta lại thích. Nhưng mỗi khi chàng phối dược liệu lại rất chuyên chú, vẻ mặt đó chưa hề xuất hiện trên sự vật nào khác ngoài dược liệu, thậm chí là người, ngay cả trước đây khi tiêu tiền tìm nữ nhân.
Ngoài cửa sổ truyền đến tiếng chó sủa, tiếng gầm gừ tức giận, ta cầm sách đến gần trước cửa sổ.
Tiếng chó sủa ngoài cửa nhỏ dần, biết là tiêu lang* tới.
*Tiêu lang: ý chỉ tình lang hay vợ chồng đôi lứa
—Ai nói dâm từ diễm khúc? Chí ít câu này là thật.
Vị thiếu gia không ngừng gọi ta kia nói liên tục, mà sư phụ một tiếng cũng không trả lời.
Ta lại nghe thấy tiếng gọi Hoa Điêu, vẫn là thiếu gia, chỉ có điều không phải là gọi ta ra ngoài, trời nổ một tiếng sấm, ta cả kinh một tay nắm chặt sách một tay vịn cửa sổ, run rẩy đến mức tim cũng xoắn lại.
Lão gia phu nhân muốn hắn cưới vợ, mười tám tuổi, cũng nên thế rồi. Hắn nói đó không phải xung hỉ*, hắn nói thân thể hắn khỏe mạnh bệnh sớm khỏi rồi, chỉ cầu sư phụ gả ta cho hắn.
*Xung hỉ: là một tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, người bệnh lâu không khỏi sẽ kết hôn, lấy ‘Hỉ sự’ (việc vui) này để ‘Xung’ (xua đuổi) vận khí không tốt, giúp việc chữa trị bệnh hiệu quả. Thỉnh thoảng cũng có con cái kết hôn để xung hỉ cho cha mẹ bị bệnh.
Ta không biết bây giờ với lúc ta tỉnh mộng đã cách bao nhiêu năm, kiến thức lịch sử của ta cũng không tốt, nhưng cũng biết phong tục từ Thịnh Đường* đến Hậu Tống thuần phác, kết quả của quá trình đại khai đại hợp chính là mức độ ràng buộc đối với phái nữ rất cao, cho dù đám văn nhân mặc khách vẫn phong lưu khoái hoạt xa hoa dâm đãng như xưa.
*Thịnh Đường: một triều đại trong truyền thuyết, do Vua Nghiêu lập nên.
Có điều, ta không nhất thiết bởi vì bị hắn nhìn thấy cơ thể mà phải gả cho hắn, hắn – một thiếu gia phú quý càng không cần phải chịu trách nhiệm lấy ta. Thậm chí, ta ngay cả chân cũng không hề bó*, thật may là không, có lẽ bởi vì chết trẻ. Ta như vậy, sao có thể tiến vào nhà phú quý.
*Tục bó chân: một tập tục áp dụng cho phụ nữ, tồn tại ở Trung Quốc trong khoảng thời gian dài hàng nghìn năm, trải qua nhiều triều đại phong kiến. Người xưa quan niệm rằng những bàn chân nhỏ xíu bị bó chặt của phụ nữ là biểu tượng của sự sang trọng và quý phái.
Ta nên yên tâm, nhưng lại không kìm được dựa vào bên cửa sổ lắng nghe.
Liệu Tiêu Phóng có đồng ý với hắn không?
Ta không nghe được, một chút thanh âm cũng không, im lặng tựa như mặt trời đột nhiên lặn.
Suốt đêm chàng vẫn chưa trở về, ta ngồi ôm gối trong sân nhìn cánh cửa kia, đoán rằng chàng vẫn ở bên trong, không hề ra ngoài.
Gió đêm vẫn ấm, bầu không khí tĩnh mịch, không ai gọi Hoa Điêu, cũng không ai quấn quít lấy ta nói không ngừng, ta một thân một mình ngồi trong sân vắng. Cố gắng hồi tưởng lại mười năm qua, chàng đã từng gọi tên ta hay chăng, ngoại trừ chớp mắt nói cho ta biết tên ta là Hoa Điêu.
Còn lại, tựa hồ, không có.
Cửa viện bị đẩy ra, một tiếng cạch rất nhẹ. Tiêu Phóng lảo đảo đi vào, trong tay cầm một bầu rượu, thấy ta thì dừng một chút, xoay người đi về phía cánh cửa mà ta đã nhìn chằm chằm non nửa đêm.
“Tiêu Phóng.”
Đúng vậy, ta gọi chàng là Tiêu Phóng, luôn luôn thế. Chàng không bảo ta phải gọi khác, nên ta vẫn gọi chàng như vậy.
Ban đầu, thiếu gia nghe thấy thế luôn cười, sau lại biến thành cau mày, hắn không hiểu vì sao ta lại gọi thẳng kỳ danh của chàng như vậy, mà ta thì không cần hắn hiểu. Tựa như ta gọi hắn là thiếu gia, đã sớm thành thói quen.
Tiêu Phóng dừng ngoài cửa, tay áo nhẹ phấp phới trong gió đêm cuốn lên một màu trắng bạc trong bóng tối, xen lẫn trong mùi thuốc mùi rượu nồng nặc còn có chút mùi son phấn dường như đã từng quen thuộc, như mây lại tựa như khói. Có lẽ càng như bầu rượu kia, có lẽ là hương rượu tinh khiết trong bầu đang không ngừng đong đưa trên tay chàng.
“Bệnh của hắn đã lành, có thể rời đi được rồi.”
“Ta đi thu dọn hành trang.”
“Không cần, lúc đến không có gì, lúc đi cũng sẽ không.”
“Vậy đến đi đều tay không, ngày mai chúng ta đi ngay.”
“Ta đi, ngươi… ở lại.”
“Người say.”
“Đã từng thấy ta say sao?” Tiếng cười nhạo quen thuộc, nhưng không phải vì những cây thảo dược bị ta vân vê dày vò, nước lá hôm nay chàng vẫn chưa tắm. Quay người lại dựa trên cửa, chính là dáng vẻ phóng túng bất kham hồi mới gặp năm đó, kéo cổ áo nghiêng đầu nhìn ta, như cười như không, “Nhiều năm như vậy vẫn không thấy ngươi thông minh lên, cũng may là không ngu ngốc, cuối cùng cũng biết suy nghĩ cho tương lai sau này.”
Ta không hiểu chàng nói gì, cũng không muốn nghe nữa.
“Tám năm, lúc đến ta vẫn không rõ vì sao phải ở lại chỗ này, thì ra… là vì ngươi. Vì ngươi chữa bệnh cho hắn, vì ngươi tìm một lang quân như ý, vì ngươi đến nơi này, đưa ngươi đến nơi đây, ở tại chỗ này. Không cần cảm ơn ta, ngươi theo ta nhiều năm như vậy, đây cũng coi như là có chút gì đó. Ta cũng chán rồi, nên sớm tìm một nơi khác thôi.”
Bước nhanh trở về trong phòng, đóng cánh cửa sau lưng, đứng không vững trượt ngồi trên đất.
Những năm qua chúng ta chưa từng nói với nhau nhiều lời như vậy, lúc này ta chỉ coi như chàng say.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.