Phản Xuyên Vào Showbiz, Ta Cầm Nhầm Kịch Bản ''Hay Ra Vẻ''

Chương 382:




“May máy và thêu thủ công khác mà ạ.” Tang Tiếu rất có tự giác của một người thích ra vẻ, đưa đôi tay trắng nõn mũm mĩm đến trước mắt bà Long, vừa tỏ vẻ kiêu ngạo: “Như đồ con tự may sao có thể giống với đồ thêu bằng máy được chứ ạ?”
Vì hình ảnh phát sóng trực tiếp được cắt chuyển qua cảnh của hai nhóm khách mời khác nên cư dân mạng không thấy bộ mặt “ra vẻ” của Tang Tiếu, nhưng Tang Tiếu vẫn lấy được một điểm ra vẻ.
[Chỉ số ra vẻ: 5401/9999]
Vì sáng nay đạo diễn Hướng vừa mới kết thù vụ mì cải với Tang Tiếu, nghe vậy thì lẩm bẩm đáp trả: “Dĩ nhiên khác rồi, thêu bằng máy chất lượng hơn hàng cô thêu chứ sao.”
Tang Tiếu nghiêm túc “tự kỷ”: “Làm ơn đừng sử dụng ánh mắt phàm tục của anh để chất vấn tay nghề của một cô tiên nữa.”
Đạo diễn Hướng:...
Lần đầu tiên anh ta thấy có người có thể tự khen mình là cô tiên mà không biết đỏ mặt đấy.
[Chỉ số ra vẻ: 5402/9999]
Tang Tiếu nhìn đạo diễn Hướng đang không ngừng ban phát điểm ra vẻ, như thể gặp được Kim Bảo trước kia, dẫn đến mắt lóe sáng. Dù đạo diễn Hướng mà ê-kíp chương trình cử tới hơi ăn xén đôi chút nhưng chỉ cần có thể cho điểm ra vẻ, thì tính ra anh ta là một đạo diễn ổn phết đấy chứ!
Bà Long phì cười trước câu nói của Tang Tiếu: “Hàng thêu tay và thêu máy tựu trung lại là không giống nhau, nhưng bây giờ rất nhiều người không quan tâm chuyện đó lắm đâu, trừ những người cực kỳ coi trọng chất vải thôi.”
Nghe vậy, Tang Tiếu mới sâu sắc hiểu ra. Tựa như lễ phục mà tứ sư tỷ thiết kế, tất cả đường thêu và ngọc trai được đính trên vải đều do thợ may tay từng đường kim mũi chỉ, bởi vậy giá thành cũng rất đắt đỏ.
Tang Tiếu từng thấy hình phượng hoàng hay thạch lựu… trên áo gối và chăn bông do bà Long làm tinh xảo hơn hẳn, thanh nhã và tinh tế, không thua gì hoa văn trên lễ phục cả.
Nếu phải nói khác ở đâu, chắc là màu sắc hơi đơn điệu, không biết tứ sư tỷ có thích không nữa.
Tang Tiếu còn nhớ lúc ăn sủi cảo hồi giao thừa, tứ sư tỷ từng nói thiết kế tiếp theo chị đang tính đến là lồng ghép yếu tố sứ thanh hoa vào lễ phục, nhuộm phong hương có thể sẽ được vinh dự vẽ trên vải sứ thanh hoa, biết đâu tứ sư tỷ thật sự hứng thú thì sao.
“Bà ơi, vào buổi chợ chiều, bà có phiền để con lấy sản phẩm nhuộm phong hương ra bán không ạ?” Tang Tiếu thử hỏi: “Con bảo đảm sẽ bán với giá cao ạ!”
Một khi bán được giá cao, khi về cô mới có lý do thuyết phục tứ sư tỷ và xin tứ sư tỷ giúp đỡ đó mà!
Tịch Ngôn Vãn chọc nhẹ vào đầu Tang Tiếu: “Ê-kíp chương trình có quy định, bán đồ ở chợ không thể show mặt.”
“Không show đâu ạ.” Tang Tiếu nói xong, khẽ gãi đầu: “Chưa kể hai chị em mình đeo khẩu trang rồi. Em thiết nghĩ dù em không đeo khẩu trang thì có lẽ ở chợ không có ai nhận ra em đâu.”
Bà Long nghe vậy, cười: “Được, để bà tìm khăn cho con, nó không lớn, khoảng 3000, bán không được thì con đừng khó chịu nhé, bình thường ở huyện ấy mà.”
Lúc bà Long vào nhà lấy khăn, đạo diễn Hướng thì thầm khoác lác với Tang Tiếu và Tịch Ngôn Vãn: “Tôi nói cho hai cô biết nè, trong tay bà Ba có một đôi nhuộm hương phong được tiệc bàn đào của thiên đình truyền xuống đó, dài tám thước rộng một thước, hồi xưa có người ra giá một trăm nghìn mà bà Ba cũng không chịu bán.” Nhưng những món hàng thủ công thế này, định giá vốn đã khó khăn rồi, với một số người một trăm nghìn là đắt, một số khác thì chỉ một nghìn cũng đủ đắt rồi. “Một trăm nghìn?” Tang Tiếu khó tin, dẫu cho cô sớm đoán được nhuộm nhựa phong thủ công đắt nhưng lại không nghĩ nó lại đắt đỏ đến vậy!
Tang Tiếu vừa hỏi ngược lại, chợt hoàn hồn, bấy giờ mới thu lại vẻ mặt rồi cười tự tin: “Nếu để tôi tự tay làm, chưa nói một trăm nghìn, đoán chừng một triệu người ta cũng mua đấy!” Là một người hay ra vẻ đúng chuẩn, sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng nhất định phải gắn mác ra vẻ mới phù hợp!
Đạo diễn Hướng:...
Cư dân mạng vừa được chuyển cảnh về lại:...
Cô đúng là ví dụ hoàn hảo của nói khoác không biết ngượng.
[Chỉ số ra vẻ: 5403/9999]
[Chỉ số ra vẻ: 5404/9999]
Chẳng bao lâu, bà Long đã lấy khăn ra. Bà rất trân trọng, trải nó ra cho Tang Tiếu và Tịch Ngôn Vãn ngắm, trong khi mắt ánh lên niềm yêu thích: “Tác phẩm mấy năm trước đó.”
Tang Tiếu nhìn hình vẽ bên trên, tò mò hỏi: “Hỉ thước và hoa mai ạ?”
Bà Long mỉm cười: “Ngụ ý, hỉ thượng mi sao [2].”
[2] Khi diễn tả một người đang hoan hỉ, người Trung Hoa dùng thành ngữ hỉ thượng mi sao (喜上眉梢: niềm vui ở trên đỉnh lông mày) và thể hiện điều đó bằng hình ảnh những con chim hỉ thước (喜鹊: chim ác là) đậu trên ngọn cây mai (梅梢). Hình ảnh này hàm ý “chúc niềm vui đến ngay trước mắt”.
Hai giờ chiều, Tang Tiếu, Tịch Ngôn Vãn và hai ông bà lão thu dọn đồ đạc rồi chuẩn bị ra chợ. Tang Tiếu những nghĩ đoàn người sẽ đi bộ, dẫu sao từ đây đến chợ khoảng hai mươi phút. Kết quả, đợi họ ra tới cửa, Tang Tiếu và Tịch Ngôn Vãn bỗng giật mình trước chiếc xe ba bánh điện trước mắt.
Ông Ba ngồi đằng trước, quay lại cười toe toét: “Mấy đứa lên xe đi, trong thùng xe đằng sau có đệm, không bị cấn đâu.”
Tang Tiếu và Tịch Ngôn Vãn dìu bà Long lên xe, nhìn tấm đệm dày êm ái ở giữa, sau đó lại nhìn đệm ngồi cùng loại ở hai bên, tâm linh tương thông liếc nhìn nhau, họ mỉm cười để bà Long– trông vẻ mặt không thoải mái cho lắm – ngồi chính giữa.
Xe điện chạy rất ổn, trên đường đi gặp những người quen trong thôn đều cười nói vài câu với họ.
Tang Tiếu ôm đầu gối ngồi một bên, lẳng lặng nhìn hai ông bà trên xe, ngắm gương mặt tươi cười của họ, nghe họ cãi vả. Trong khoảnh khắc ấy, Tang Tiếu nghĩ hình như cô hơi hiểu từ thích mà trên mạng nói là gì rồi.
“Ở chợ phần lớn là các tiệm bán đồ ăn thôn quê, xa hơn thì có người bán đồ thủ công mỹ nghệ, dụng cụ lâu đời… thỉnh thoảng còn có đồ mỹ nghệ chạm khắc hoa và trải nghiệm làm đồ gốm.” Sau khi bà Long xuống xe, trước tiên bảo bạn già dọn dẹp chuẩn bị buôn bán, còn bà nhẹ nhàng giới thiệu khái quát bố cục trên chợ cho Tang Tiếu và Tịch Ngôn Vãn.
Thấy thế, những người biết bà Long kinh ngạc không thôi, chẳng ai ngờ bà Long luôn nghiêm túc và không mấy tốt tính này có một ngày lại vô cùng kiên nhẫn với hai cô gái trẻ nọ.
Bà Long lấy nhuộm phong hương từ trong nhà ra, đưa tượng gỗ cho Tang Tiếu và Tịch Ngôn Vãn: “Bà và ông già bán đồ ăn ở chợ trước, rồi mua thêm chút đồ gia dụng, hai đứa ra chợ sau bán đồ đi, ở đó bán đồ gỗ không ít, hai đứa bày bán cho vui là được, không cần chú trọng kiếm tiền đâu.”
Trước khi ba nhóm nghệ sĩ tìm các cụ thế hệ trước để học nghề, ê-kíp chương trình đã xác định sẵn lịch trình khoảng mười ngày tới với ba cụ, bao gồm cả việc cho các nghệ sĩ bán đồ ở chợ, còn những thứ cần bán sẽ do các cụ quyết định.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.