Soán Đường

Chương 6: Trúc lâm




Trịnh Thế An trong lòng không vui:
- Phòng ở tốt như vậy, bỏ đi không phải là đáng tiếc?
- Ha ha, không có ruộng đồng thì lấy cái phòng ở này có tác dụng gì chứ? Hơn nữa ở đây gần đường lớn, hàng ngày người lui tới ầm ĩ vô cùng, gia gia con muốn đọc sách thì ở đây làm sao mà tĩnh tâm được?
Trịnh Ngôn Khánh nghĩ nghĩ rồi nói:
- Con nhớ ở chân núi Long Môn có một khu rừng trúc, trên danh nghĩa cũng thuộc về Trịnh gia chúng ta.
Mảnh đất kia không ai chú ý, cũng không quá mắc, đọc sách ở trong rừng trúc nhà tranh chẳng phải là tao nhã sao?Còn nữa, như vậy chúng ta có thể nói rõ với công tử, đem thổ địa và phòng xá đổi thành chân kim bạch ngân, con nghe nói một mãu ruộng tốt theo tiêu chuẩn là hai mươi con, một trăm mẫu ruộng tốt tổng cộng là một nghìn quan.
Đừng quên, trong một trăm mẫu ruộng này có ba mươi mẫu là lộ điền, theo đạo lý mà nói, những ruộng đồng này phải trả cho quan phủ, chỉ là bên trong gian lận, biến thành nghiệp điền vĩnh viễn cũng không quá khó khăn, một nghìn quan là một con số hợp lý.
Không quá nhiều để người nhà họ Trịnh không vui, cũng không quá ít để xây dựng sản nghiệp Trịnh gia.
Trịnh Thế An hơi đau lòng, nhịn không được mà gãi gãi đầu, trầm tư không nói gì.
- Gia gia, chúng ta bỏ căn phòng này, đổi lấy khu rừng trúc ở nhà tranh, đại công tử cũng không có cảm giác chịu thiệt.
- Ngôn Khánh, chuyện trước kia con nói với gai gia, thật sự có thể thành công sao?
Trịnh Ngôn Khánh gật gật đầu:
- Gia gia, chuyện này con có tám thành nắm chắc.
- Vậy chúng ta làm thế nào?
Trịnh Ngôn Khánh cười hì hì, trải rộng trang giấy lên trên thư án, sau đó dùng thể chữ Nhan viết lên một câu tuyệt cú:
Bích ngọc trang thành nhất thụ cao,
Vạn điều thùy hạ lục ti thao.
Bất tri tế diệp thùy tài xuất,
Nhị nguyệt xuân phong tự tiễn đao.
Dịch nghĩa
Ngọc biếc trang điểm thành một cây cao,
Vạn nhành rủ xuống những sợi tơ biếc.
Chẳng biết những lá mảnh mai đã bị ai cắt mất,
Gió xuân tháng hai tựa chiếc kéo.
Dịch thơ
Trang hoàng ngọc bích một nhành cao
Rủ sợi muôn tơ ánh biếc màu
Lá mảnh nào hay ai cắt xén
Xuân thời ngọn gió bén như dao
- Đại Chuy Tử gia gia không phải làm một trăm chiếc kéo sao?
Gia gia mượn năm trăm quan để làm trang trí, dùng một cái hộp tốt bằng gỗ lim, bên trong trải nhung đắt tiền nhất, cái hộp trang nãnh, sau đó đem bài thơ này đính lên... ông nói, một cái kéo bán được bao nhiêu tiền?
Trịnh Thế An há hốc mồm:
- Dù thế nào cũng phải mười quan.
- Mười quan đó là thành phẩm, còn cái hộp kéo phải đáng giá hai mươi quan.
- Khoan đã, khoan đã, cái gì gọi là thành phẩm?
Loại từ ngữ này là của người đời sau, đối với Trịnh Thế An mà nói nó thâm ảo khó lường, Ngôn Khánh cũng không thể đem kinh tế đời sau mang ra giải thích nên liền nói:
- Thành phẩm này chính là hao phí lớn nhất, ví dụ như Đại Chuy gia gia làm ra một cái kéo, cần phải tốn tài liệu, thời gian, nhân thủ các loại cộng lại.
- Gia gia, ông đừng cảm thấy mắc, người có thể bỏ ra mười quan mua một cái kéo thì sẽ không để ý tới con số mười quan này.
Nghe như vậy đúng là có chút đạo lý.
- Nhưng có bao nhiêu người có thể mua nổi chứ?
- Gia gia, trước kia chúng ta không có tiền vốn dĩ nhiên là làm cho tầng lớp thấp nhất, hiện tại chúng ta có tiền rồi, dĩ nhiên phải làm cho những người cao tầng. Đến lúc đó, cái kéo này phân làm tam đẳng, đắt tiền nhất bán cho hoàng gia, tiếp theo bán cho tầng lớp hạ đẳng và trung đẳng.
Vẫn là câu nói đó, hà nào không cần kéo, ngay cả hoàng thượng cũng phải dùng, gia gia nhất định sẽ phát đạt.
Trịnh Thế An bị Ngôn Khánh làm cho choáng váng.
- Đúng thế, ngay cả hoàng thượng cũng phải dùng kéo của ta, thì ai có thể không cần?
Ngôn Khánh thở phào ra một cái, khẽ day huyệt thái dương cảu mình.
- Điều mà hắn cố kỵ nhất chính là chuyện này, bây giờ phải nghĩ biện pháp để gia gia lạnh nhạt với Trịnh gia.
Đương nhiên chuyện này không phải một sớm một chiều có thể làm được.
Nhưng muốn khơi mào được lòng tự tin của gia gia, Ngôn Khánh đã đem hoàng đế ra làm cờ hiệu, không thể thừa nhận, hoàng đế chính là cờ hiệu tốt nhất.
Chỉ là không biết, người nhà họ Trịnh sẽ phản ứng thế nào đây?
Đỗ Như Hối trước giờ hợi đã mang theo hành lý tới trụ sở của Trịnh Ngôn Khánh.
- Đỗ đại ca huynh định ở đây bao lâu?
Ngôn Khánh đang chuẩn bị ghi chép lại bài văn tế mà Bùi Thế Củ mang tới, nhìn thấy bộ dạng của Đỗ Như Hối thì như tiến vào trong mộng.
- Hắc hắc, ta chuẩn bị ở đây một thời gian.
GIa phụ nói cho ta biết có được một mối hôn sự, bất quá ta lấy cớ không có công danh nên mới thôi, gia tổ ta nói ta ở lại Lạc Dương cần phải đọc sách cho tốt, ta nói với gia tổ muốn đọc sách với Ngỗng công tử đại danh đỉnh đỉnh, vừa vặn có thể học được Vịnh Ngỗng thể kia... ha ha gia tổ không nói nhiều, lập tức đồng ý.
Trịnh Ngôn Khánh thiếu chút nữa thì chết sặc.
- Đỗ đại ca, gai gia của huynh cũng không khỏi để mắt đến đệ quá.
- Chuyện này không có biện pháp, ai bảo đệ danh khí lớn như vậy... Gia tổ nói, muốn ganh đua, ngỗng công tử nhỏ tuổi như vậy mà đã có tài hoa như vậy, đi theo đệ nhất định sẽ có lợi.
Hóa ra công danh có công dụng từ chối hôn sự.
Đỗ Như Hối nói chuyện, sắc mặt bỗng nhiên biến chuyển:
- Chỉ là gia tổ vụng trộm nói cho ta biết gia gia đệ đừng định cư ở đây.
- Sao?
- Ông ấy còn nói cho ta biết, thừa dịp bán cái phòng xá này đi, dù ở trong thành cũng hơn ở đây.
Nghe giống như không có gì đặc biệt.
Nhưng gia gia của Đỗ Như Hối là người nào, chính là công bộ thượng thư của triều đình.
Nếu như Trịnh Ngôn Khánh không biết chuyện tu sửa Lạc Dương thì có thể cho rằng đó là do Đỗ Công lo lắng hắn ở nơi hoang vắng, kêu hắn vào trong thành ở, nhưng hiện tại Ngôn Khánh đã nhận được tin tức tu trì Lạc Dương dĩ nhiên đối với chuyện này có kiến giải khác.
Triều đình muốn lấy ruộng đồng của Trịnh gia.
Mà bây giờ những lão thành Lạc Dương không có cải biến lớn.
Đỗ Như Hối nói:
- Chuyện này ta cũng không hiểu tại sao gia tổ lại nói như vậy, chỉ là đệ cũng nên cân nhắc một chút.
- Chuyện này... Đỗ đại ca, đệ vừa rồi còn nói với gia tổ về chuyện này.
- Đệ cũng cảm thấy ở đây quá mức ầm ĩ, muốn chuyển đi, chỉ là đệ không muốn dọn tới nội thành mà muốn tới Long Môn sơn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.