Soán Đường

Chương 75: Trương tu đà




Đại Nghiệp năm thứ chín tháng tư, Tùy Dạng Đế ở Liêu Đông tiến hành chinh phạt lần thứ hai Cao ly.
Tuy nhiên lúc này Dương Quảng có một kinh nghiệm chinh phạt vô cùng lớn hắn dùng Dương Nghĩa Thần, Vũ Văn Thuật, Vương Nhân Cung ba người chia làm ba hướng đi tiên phong, mà Dương Quảng thì suất lĩnh Thiên Bảo đại tướng quân Vũ Văn Thành Đô cùng với dũng tướng lang tướng phụ tử Bùi Nhân Cơ vây công ba trấn Liêu Đông. Đồng thời còn phái phiêu kỵ tướng quân Lai Hộ Nhi một lần nữa đảm nhiệm chức tổng quản thủy quân theo đường biển chinh phạt công kích Bình Nhưỡng.
Vốn rằng chức tổng quản thủy quân người ban đầu được lựa chọn là Chu Pháp.
Nhưng lúc triệu tập đại quân, thủy quân tổng quản bị bệnh chết ở Đông Lai quận khiến cho cái ghế này bị trống.
Chu Pháp trước khi chết còn viết thư đề nghị Dương Quảng khôi phục chức vụ cho Lai Hộ Nhi.
Mà Lai Hộ Nhi sau khi đi nhận chức đã thay đổi cách làm lần trước điều động tinh binh hãn tướng rửa sạch sỉ nhục lần trước.
Tuy nhiên Dương Quảng không ý thức được lần này hắn chinh phạt Cao Ly đã mang tới hậu quả rất lớn.
Ở Sơn Đông, quần đạo nổi lên như kiến.
Nếu như Đại Nghiệp năm thứ bảy những đạo phỉ này chỉ giới hạn ở từng nhóm quân thì hiện nay các đạo phỉ đã liên hệ cấu kết với nhau tạo thành quy mô liên kết tác chiến.
Hơn mười vạn đạo phỉ xuất hiện khiến cho quan quân nghe nói đã sợ mất mật.
Chỉ trong vòng một tháng, sự nguy hại do đạo phỉ gây ra đã không thể dùng con số bình thường đánh giá.
Cũng may cho dù đạo phỉ Sơn Đông mạnh mẽ nhưng ở Củng huyện mọi thứ vẫn bình yên, tuy nhiên Lý Ngôn Khánh biết rằng sự bình yên này không suy trì được quá lâu.
Cuối tháng tư có Ngõa Cương tặc xâm phạm biên giới, tập kích hương trấn Quản thành.
Huyện úy Quản thành là Từ Thế Tích xuất kích dùng 500 hương dũng đánh bại mấy nghìn Ngõa Cương tặc, thu được toàn thắng. Đầu tháng năm Ngõa Cương tặc lại ngóc đầu trở lại đánh lén Huỳnh Dương, Tư Mã Huỳnh Dương không đề phòng bị bọn chúng phục kích tổn thương thảm trọng, Tư mã Huỳnh Dương chết trận tại chỗ.
Thái Thú Huỳnh Dương liền cho mời Phòng Kiều tiếp nhận chức vụ Tư Mã.
Ngôn Khánh biết được Phòng Huyền Linh tiếp nhận chức vụ tư mã Huỳnh Dương thì đề cử Tạ Khoa và Đậu Hiếu Võ hai người cho Phòng Huyền Linh, Tạ Khoa năm đó là người theo Ngôn Khánh đi chinh chiến Cao Ly, luận binh pháp võ nghệ đều vô cùng phù hợp, mà Đậu Hiếu Võ mấy tháng nay luyện võ với hổ vệ tiến bộ rất nhanh.
Phòng Huyền Linh được hai trợ thủ dĩ nhiên là cao hứng.
Hắn đem Quản thành giao phó lại cho Từ Thế Tích, đêm tối chạy tới Huỳnh Dương, tiếp nhận chức Tư Mã.
- Trương Tu Đà, quận thừa Tề quận sao?
Ngôn Khánh mặc dù ở Củng huyện nhưng đối với tình hình rối loạn ở Sơn Đông rất hiểu rõ, Từ Thế Tích mỗi ngày đều mang chiến báo tới cho hắn, đồng thời cô chất Bùi Thục Anh cũng là người thông tin tức, thậm chí Lạc Dương còn chưa có tin Ngôn Khánh đã biết được kết quả rồi. Lúc này hắn đang cầm một chiến báo, ngồi một mình trong phòng.
Trương Tu Đà đã xuất hiện rồi sao?
Ngôn Khánh nhẹ nhàng vân vê ngón tay, khuôn mặt nở ra nụ cười.
Hùng Khoát Hải ở bên cạnh nhịn không được mà hỏi:
- Đại ca Trương Tu Đà là ai? Hắn lợi hại lắm phải không?
Ngôn Khánh khẽ nói:
- Chỉ là một tên cự nhân mưu toan bọ ngựa đá xe, một tên ngu ngốc, không có chừng mực.
Lý Ngôn Khánh dối với Trương Tu Đà cũng không hiểu rõ lắm.
Kiếp trước hắn chỉ nhớ mang máng người này bị Lý Mật sắp đặt đánh bại, về sau còn chết ở trên chiến trường nghe nói hắn khi còn nhỏ ở trong bình thư vô cùng sùng bái Ngõa Cương anh hùng, cho rằng người nào đối nghịch với Ngõa Cương anh hùng thì chính là tội tác tày trời.
Nhưng theo tuổi lớn lên, Lý Ngôn Khánh dần minh bạch bình thư là bình thư còn lịch sử là lịch sử.
Cái gọi là kết nghĩa anh hùng ở Ngõa Cương trại Lý Ngôn Khánh vô cùng chán ghét, trải qua 300 năm rung chuyển, hai chữ trung nghĩa không còn gì cùng chết cùng năm cùng tháng chỉ là lời nói lừa gạt người khác.
Cho nên sau khi trưởng thành ấn tượng của Lý Ngôn Khánh đối với Ngõa Cương cũng dần phai nhạt đi.
Nếu không có Trương Tu Luân chết bi tráng ở trên chiến trường nếu như không có Tần Thúc Bảo, thần tượng của Lý Ngôn Khánh từng hiệu lực dưới trướng của Trương Tu Đà thì ngay cả Trương Tu Đà là ai Lý Ngôn Khánh cũng không nhớ rõ nổi, từng có người đánh giá nói Trương Tu Đà là một vị danh tướng cuối thời Tùy.
Có lẽ người này đúng là có bản lĩnh.
Từ trong miệng của Từ Thế Tích, Lý Ngôn Khánh bắt đầu chú ý đến Trương Tu Đà, hiện tại hắn muốn chú ý đến người nào thì không phải là một chuyện khó khăn huống chi Trương Tu Đà không phải là một người bình thường.
Trương Tu Đà là người Linh Bảo, là quê của Lý Ngôn Khánh ở kiếp trước, xem ra một nửa là đồng hương.
Tuy nhiên nguyên quán của hắn là Trương thị tộc nhân ở Ngụy Quận, vào năm Khai Hoàng hắn theo Sử Vạn Tuế chinh phạt nam man, lập nhiều chiến công hiển hách, trong năm Đại Nghiệp Trương Tu Đà đảm nhiệm chức quận thừa ở Tề Quận.
Mà danh hào của hắn cũng bởi vậy mà vang dội.
Đại Nghiệp năm thứ sáu chính là năm mà Lý Ngôn Khánh đến đất Thục, Tùy Dạng Đế chưa chinh phạt Liêu Đông cũng là lúc mà nhà Tùy thịnh nhất.
Trương Tu Đà thấy tình huống không ổn liền tiền trảm hậu tấu khai mở lương thực cứu cho nhân dân khiên cho nhiều quan viên lo lắng. Nguyên lai bọn họ tưởng rằng Trương Tu Đà sẽ bị trách phạt ai ngờ Dương Quảng lại hạ chiếu khen ngợi một phen.
Từ chuyện này mà nói Dương Quảng vẫn không tính là hôn quân có thể dùng từ minh quân để gọi.
Đại Nghiệp năm thứ bảy, Vương Bạc tạo phản, ở Tề quận tàn sát bừa bãi, Trương Tu Đà mang binh đi chinh phạt đánh cho Vương Bạc chật vật vô cùng, cuối cùng truy kích bắt được và chém đầu năm nghìn tên phản tặc.
Đại Nghiệp năm thứ chín Vương Bạc liên hợp với Tôn Tuyên Nhãn Quách Hiếu Đức mấy đạo phản quân tới hơn mười vạn người, Trương Tu Đà tự mình dẫn hai vạn đội xuất kích, đem phản quân đánh tan, chém đầu phản loạn vô số kể.
Tùy Dạng Đế ca ngợi Trương Tu Đà phái người vẽ hình Trương Tu Đà mang về Lạc Dương.
Tháng hai phản quân Bùi Trương Tài Thạch Tử Hà suất hai vạn quân công kích Lịch thành Trương Tu Đà không kịp triệu tập binh mã, dùng năm nghìn người xuất chiến, cứ thế mà đem phản quân chặn lại, cho đến khi viện quân tới.
Ngày hai mươi tháng ba, ba vạn quân của Quách Phương Dự liên hợp với phản tặc Tần Quân Hoằng vây công Bắc Hải quận.
Trương Tu Đà xuất binh tấn công phản quân quả nhiên không có phòng bị, Trương Tu Đà lại chém hơn vạn người bắt được 3000 người.
Tư Lệ thích sứ, đường huynh của Bùi Thục Anh là Bùi Thao mang công lao của hắn tới Liêu Đông, Dương Quảng sau khi biết được liền hạ lệnh cho đại thần trong triều khao thưởng điều này cho thấy Dương Quảng rất coi trọng hắn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.