Thành Thủy Tinh

Chương 7: Đồng hồ Dây cót:Ý của Tuý Ông không phải ở rượu




Vào một buổi trưa trời đầy nắng, cánh cửa sổ mở toang nhưng phòng học vẫn oi bức nóng nực không có gió, trên lan can hành lang ngoài cửa sổ có mấy chú chim sẻ đậu xuống hót ríu rít.
Tháng mười năm nay ở thủ đô có “nắng gắt cuối thu” đến muộn, sự nóng nực oi bức khiến con người ta không thể nào tỉnh táo nổi. Đặc biệt là tiết đầu tiên sau giờ nghỉ trưa, rất dễ thấy uể oải mệt mỏi.
Giáo viên chính trị dùng miếng lau bảng gõ nhẹ lên bàn trên bục giảng, cao giọng nói: “Các em tỉnh táo lên, kiên trì thêm chút nữa, bạn nào thấy buồn ngủ thì có thể uống miếng nước, hoặc là tự giác đứng dậy cho tỉnh táo, nội dung sau đây sẽ giảng mới là trọng điểm.”
Lâm Vĩ Nam bừng tỉnh, cậu ấy ngồi bật dậy, bên trán có một vết hằn đỏ.
Trong lớp học có mấy bạn đứng dậy, sợ chắn tầm nhìn của mấy bạn phía sau nên tự giác đi xuống cuối lớp đứng.
Thật ra Tống Hi không thấy buồn ngủ, nhưng nghe thấy giáo viên chính trị nói vậy cô cũng thấy sợ theo.
Lấy lại tinh thần mới phát hiện, cô lại vô thức viết chữ “Bùi” ra phía sau câu “mâu thuẫn chính trong xã hội” trong vở ghi chính trị.
Cô hoảng hốt quay đầu lại, nhìn thấy mặt bàn bên cạnh trống trơn cô mới nhớ ra Lý Cẩn Du xin nghỉ học không đến.
Thấy đại đa số học sinh đều đã tỉnh táo, giáo viên chính trị bắt đầu giảng nội dung trọng điểm. Tống Hi vội vàng dùng bút bi gạch chữ kia đi, buộc bản thân phải nghiêm túc nghe giảng.
Cô chịu đựng cho đến khi tan học rồi mới mặc kệ bản thân suy nghĩ miên man.
Khi đó mới khai giảng hơn một tháng, Trương Thiến không yên tâm để cô đi học một mình, tình cờ hai trường lại đi cùng đường nhau nên bà ấy hay lái xe đi đưa đón Tống Hi và Tống Tư Phàm.
Nhưng Tống Tư Phàm có kế hoạch của riêng mình nên chỉ có sáng sớm là cậu ta đi cùng hai người họ. Buổi tối tan học cậu ta vứt cặp sách lên xe rồi chạy mất dạng không thấy tăm hơi đâu, cậu ta nói cậu ta tự trượt ván về.
Tống Hi ngồi trong xe, nhìn logo trường quốc tế trên cặp sách của Tống Tư Phàm, lại hơi ngẩn ngơ.
Có khả năng bình thường đi học cậu ta đói bụng ăn cặp sách nên một bên cặp sách bị sờn khá nhiều, cảm giác như sắp sửa rách ra. Khóa cặp cũng không kéo cẩn thận, trong cặp sách xẹp lép lộ ra một góc sách, hình như là sách ngoại khoá bằng tiếng Anh.
Sách giáo khoa ở thủ đô không giống sách giáo khoa ở quê cô lắm, có vẻ như là ở trường quốc tế lại càng khác hơn.
Bình thường suốt đoạn đường đi học tan học, Tống Hi sẽ thân thiện nói chuyện với Trương Thiến, nhưng chủ đề hôm nay nhắc đến thật ra lại là “Ý của Tuý Ông không phải ở rượu”.
Bỗng dưng cô thấy căng thẳng, tim đập thình thịch giống như lúc tự dưng bị gọi tên trong tiết tiếng Anh: “Dì Trương, sách giáo khoa của Tống Tư Phàm không giống bọn cháu ạ?”
“À, không giống đâu. Có rất nhiều chương trình học của thằng bé không có sách giáo khoa, giáo viên nước ngoài lại giảng bài như vậy, đến một bài mới là lại in mấy tờ nội dung giảng cho thằng bé.”
Nhắc đến chuyện này, Trương Thiến lại nhớ đến kinh nghiệm lúc trước chọn trường cho Tống Tư Phàm: “Có một số trường quốc tế khá tốt, lúc đấy bọn dì đã suy nghĩ khá lâu. Trường bây giờ thằng bé học cũng không tệ...”
Bởi vì vấn đề tính cách của Tống Tư Phàm, Tống Hi đến thủ đô lâu thế rồi mà chưa bao giờ có một cuộc nói chuyện thật sự đúng nghĩa nào với cậu ta.
Trong lúc ăn cơm Tống Tư Phàm cũng không thích nói chuyện, cũng có thể là cậu ta không thích nói chuyện với mấy người Tống Hi. Mặc dù cùng sống chung dưới một mái hiên, nhưng đây là lần đầu tiên Tống Hi biết đến cuộc sống học tập của cậu ta.
Trong thâm tâm cô cũng đang tò mò cuộc sống học tập của một người khác qua Tống Tư Phàm.
Trương Thiến nói trường tiểu học quốc tế giảng bài bằng song ngữ, ban đầu là tiếng Anh chiếm hai mươi phần trăm, tiếng Trung chiếm tám mươi phần trăm, bắt đầu từ năm thứ ba thì hai ngôn ngữ chiếm năm mươi phần trăm.
“Lớp của Tống Tư Phàm có hai mươi học sinh, có hai chủ nhiệm lớp, một người chịu trách nhiệm môn ngữ văn, chủ đề liên quan đến toán học và ngữ văn, người còn lại chịu trách nhiệm môn tiếng Anh, chủ đề toán học tư duy và tiếng Anh.”
“Tiên tiến thế ạ, thị trấn ở quê không có trường song ngữ, chỉ có tỉnh thành mới có.”
“Trường học thì tốt thật, nhưng học phí quá cao. Thật ra thì mấy năm thằng bé học trường mầm non song ngữ, bọn dì đã cảm thấy rất áp lực. Khi đó chuyện làm ăn của dì với chú Tống chưa được tốt như bây giờ đâu. Vốn dĩ bọn dì đã nghĩ học trường tiểu học bình thường là được rồi.”
Trương Thiến mỉm cười để lộ ra những nếp nhăn dịu dàng ở khoé mắt: “Sau đấy bảo mẫu nói ở trường mầm non có rất nhiều phụ huynh chọn trường quốc tế, hơn nữa tiếng Anh của Tư Phàm cũng khá tốt. Dì với chú Tống cũng lo âu một thời gian, sau đấy lại nghĩ, bản thân mệt mỏi vất vả thêm chút nữa cũng không sao, nhưng mặt giáo dục không thể để con cái thiệt được.”
Lần đó hai người Trương Thiến mở rộng quy mô nhà xưởng, bận tối mày tối mặt.
Nhưng lại thường xuyên nhận được tin nhắn, giữa phụ huynh bạn bè sẽ hỏi nhau trường tiểu học sau này của con cái.
“Cũng may là hai năm sau bọn dì kiếm được rất nhiều lợi nhuận. May mà đã chọn trường quốc tế, trường quốc tế có rất nhiều hoạt động câu lạc bộ, hình như có ba trăm lựa chọn.”
“Hơn ba trăm loại? Nhiều vậy sao ạ?”
“Ừ, có rất nhiều cái đặc biệt. Dì nhớ có điêu khắc, nhạc cụ dân gian, đấu kiếm, cách cưỡi ngựa, hình như còn có mấy loại như thiên văn học, mô hình máy bay và tàu thuyền nữa.”
Dù sao cũng là một người mẹ, con mình có thể nào cũng có thể có chỗ khiến mẹ thấy kiêu ngạo.
Trong khi chờ đèn đỏ, Trương Thiến cười quay đầu lại, đôi mắt bà ấy sáng lấp lánh: “Cháu đừng có thấy bây giờ em Tư Phàm khó chịu, hồi lớp một lớp hai thằng bé còn từng học đàn tranh với đàn tỳ bà đấy. Có lẽ là không đàn hay được như các bạn khác, nhưng cũng có thể đàn được một đoạn ngắn. Thằng bé đàn một đoạn cho dì mà dì cảm động khóc luôn, dì chỉ hối hận không mua DV để quay lại.” Bản dịch đã được up full tại web luvevaland chấm co. Mọi người có thể vào web hoặc theo dõi fanpage của nhóm dịch là Sắc - Cấm Thành để biết thêm chi tiết và đọc thêm nhiều bộ truyện khác nữa nhé.
Cuộc sống ở trường quốc tế khiến cô ngạc nhiên cảm thán, Tống Tư Phàm biết đàn đàn tranh với đàn tỳ bà cũng khiến cô thấy rất bất ngờ: “Là do em ấy tự chọn ạ?”
“Không phải, lớp một học đàn tranh, lớp hai học đàn tỳ bà, hai môn này là hai môn bắt buộc, nhất định phải học, hình như còn có thư pháp nữa.”
Đó là cuộc sống học tập hoàn toàn so với cô.
Tống Hi thử tưởng tượng xây dựng cảnh tượng ấy trong đầu, cũng có rất nhiều cái cô không thể tưởng tượng được. Bỗng dưng cô nhớ đến quyển vở hoá học được ghi bằng tiếng Anh kia: “Dì Trương, vậy... Tống Tư Phàm cũng chép bài bằng tiếng Anh ạ?”
“Có lẽ là có.”
Có thể là do nói chuyện trên xe khiến Trương Thiến nhớ đến dáng vẻ con trai chơi nhạc cụ khi còn nhỏ, bỗng nhiên khiến bà ấy mang theo cái nhìn của người mẹ.
Khi Tống Tư Phàm cởi giày đi vào nhà, Trương Thiến gọi cậu ta cực kỳ dịu dàng: “Tư Phàm về rồi đấy à?”
Kết quả Tống Tư Phàm lại phụ lòng sự dịu dàng này, đột nhiên cậu ta đề nghị muốn được nuôi chó.
Không đồng ý thì cậu ta sẽ không ăn cơm, cậu ta ngồi bên cạnh bàn ăn cố cứng cổ già mồm: “Con nuôi chó thì sao chứ? Nhà Bert còn nuôi thằn lằn với rắn, nhà Vương Yên có chín con mèo đấy!”
Cuộc cãi vã sau đấy thì Tống Hi không nghe tiếp, cô dùng điện thoại bàn gọi điện cho bạn cùng bàn, hỏi thăm tình hình bệnh tật của Lý Cẩn Du, nói cho cô ấy biết bài tập của từng môn, sau đó cô về gác mái làm bài tập.
Có rất nhiều bài tập, hơn nữa sau khi nghe kể rất nhiều chuyện liên quan đến trường quốc tế, bỗng nhiên khiến Tống Hi cảm thấy cuộc sống nào đó, người nào đó, thật sự xa xôi không thể với tới như vậy.
Cô rất muốn chộp lấy một thứ gì đó để tạo cho mình cảm giác an toàn nên chỉ biết thắp sáng màn đêm trên căn gác mái và lấp đầy tâm trí bằng những kiến ​​thức thầy cô truyền đạt.
Sau đó cô nghe mẹ kể lại, Tống Tư Phàm làm ầm ĩ đến mức chú Tống không thể không về nhà một chuyến.
Bị quậy đến hết cách, hai vợ chồng hỏi hai mẹ con Tống Hi có sợ chó không trước, sau khi nhận được đáp án phủ định, bọn họ lại gọi điện thoại cho bác sĩ mẹ và bé với bệnh viện thú cưng nhờ tư vấn, cuối cùng quyết định nuôi một con chó loại nhỏ có tính cách ngoan ngoãn chút.
Mấy ngày sau, Tống Tư Phàm được như mong muốn, mua được một con chó Bichon khoẻ mạnh ở cửa hàng thú cưng về nhà.
Khi Bichon về đến nhà, Tống Hi đừng từ xa nhìn, trái tim cũng mềm nhũn theo.
Nó quá đáng yêu, bộ lông bông xù giống như một cây kẹo bông gòn màu trắng, đôi mắt to vô tội nhìn mọi người, thật sự rất đáng yêu.
Tống Tư Phàm đặt tên cho nó là “Siêu Nhân”, cũng ôm nó yêu thích không buông tay.
Nhưng cái thích của cậu ta lại có hơi vô trách nhiệm. Cậu ta chỉ xuất hiện khi cậu ta muốn chơi với Siêu Nhân, bình thường cậu ta chẳng quan tâm gì đến cho chó ăn với dắt chó đi dạo. Bản dịch đã được up full tại web luvevaland chấm co. Mọi người có thể vào web hoặc theo dõi fanpage của nhóm dịch là Sắc - Cấm Thành để biết thêm chi tiết và đọc thêm nhiều bộ truyện khác nữa nhé.
Trương Thiến đang trong thời gian mang thai, mẹ Tống Hi phải làm việc nhà nấu cơm, hai người đàn ông lại bận rộn. truyện kiếm hiệp hay
Tống Hi chủ động nhận công việc dắt chó đi dạo, tối hôm nào cô cũng cầm theo tài liệu học tập rồi dắt theo “Siêu Nhân” đi ra ngoài, dành chút thời gian để đọc lại bài, học từ đơn hoặc công thức quan trọng.
Cũng chỉ có một lần rất rất ngẫu nhiên cô mới gặp Bùi Vị Trữ.
Bốn năm người bọn họ cùng nhau đạp xe đạp, đạp lướt ngang qua cô.
Ban đầu Tống Hi cũng không nhận ra trong số những người đó có anh, cô còn đang tập trung nhìn xem “Siêu Nhân” có đi vệ sinh không, cô cầm túi giấy để chuẩn bị bất cứ lúc nào cũng có thể làm sen hót phân.
Là một cô gái trong số đám người đi lướt qua kia, khi đi ngang qua thuận miệng khen một câu “em chó đáng yêu quá”, thu hút ánh mắt của Tống Hi.
Trong bầu trời mờ ảo lúc hoàng hôn, cô lập tức nhận ra người đó là Bùi Vị Trữ.
Tống Hi nhớ dì Trương từng nhắc đến, trường của Tống Tư Phàm có thể chọn học nội trú, nhưng có gần một nửa số học sinh đều sống ở khu biệt thự này, gần trường nên cũng không cần phải ở trong trường học.
Bùi Vị Trữ cũng sống ở khu dân cư này sao?
Bảo sao lúc ấy cô lạc đường lại gặp được anh.
Lúc trước khi Tống Hi dắt “Siêu Nhân” ra ngoài đều đi theo một tuyến đường cố định, đi về phía đông dọc theo hồ nhân tạo, đi đến cổng vườn hoa của khu dân cư, đi một vòng rồi quay về.
Sau ngày hôm đó, bỗng dưng cô lại đổi đường dắt chó đi dạo, cô dắt “Siêu Nhân” đi về phía mấy người Bùi Vị Trữ đạp xe qua.
Bên khu dân cư kia là khu biệt thự độc lập, có khoảng sân vườn rộng rãi với bể bơi.
Đi đến trước cửa nhà ai đấy, bỗng dưng “Siêu Nhân” kéo dây xích muốn đi sang đấy, Tống Hi vừa mới không để ý cái đã bị “Siêu Nhân” kéo đi đến trước cửa nhà người ta.
Nhìn động tác của nó là biết ngay, nó định đi tiểu đánh dấu lãnh thổ cạnh cửa nhà người ta.
Tống Hi rất xấu hổ, cô đang định dắt “Siêu Nhân” đi, bỗng dưng trong sân có tiếng chó sủa, nghe tiếng đã biết là loại chó to.
Con Bichon nhỏ sợ đến mức liên tục lùi ra sau, căng thẳng liên tục sủa về phía cổng.
Cửa sân vườn được làm bằng sắt, có thể nhìn thấy khung cảnh bên trong, trong sân vườn sạch sẽ có một con Samoyed trắng như tuyết. Bản dịch đã được up full tại web luvevaland chấm co. Mọi người có thể vào web hoặc theo dõi fanpage của nhóm dịch là Sắc - Cấm Thành để biết thêm chi tiết và đọc thêm nhiều bộ truyện khác nữa nhé.
Tống Hi chạy đến ôm lấy “Siêu Nhân”, vuốt lông an ủi nó: “Đừng sợ đừng sợ, nó không ra ngoài được đâu.”
Trong sân vang lên tiếng quát lớn: “Bóng Tuyết, quay lại đây!”
Tống Hi ngẩn ra, cô nhìn sang…
Trong sân có một người đàn ông trung niên xấp xỉ tuổi ba mẹ cô đang đứng, cầm một quyển sách rất dày, đeo mắt kính, trên người toát lên vẻ tri thức.
Ông ấy dắt con Samoyed, cười xin lỗi với Tống Hi: “Cháu sợ lắm đúng không?”
“Không có không có, xin lỗi, là tại “Siêu Nhân” trước ạ.”
“Nó tên “Siêu Nhân” à? Tên cũng hay đấy.” Người đàn ông trung niên cười cười rồi dắt con Samoyed về nhà.
Tống Hi bế “Siêu Nhân” chuẩn bị rời đi, nhưng cô thoáng nhìn thấy một chiếc xe đạp đỗ bên bụi hoa trong sân vườn, bỗng dưng cô lại dừng bước.
Trên khung xe đạp màu đen có in một hàng chữ màu vàng, trên tay lái có treo một túi bóng rổ.
Cô chưa từng nhìn thấy chiếc xe này, mà chủ nhân của chiếc xe này là Bùi Vị Trữ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.