Thiên Tống

Chương 160.1: Tiểu hài (1)




Triệu Ngọc nói:
"Nói rất hay. Hơn nữa họ cũng rất kiêng nể Đại Tống ta. Cho dù bọn họ có tiêu diệt được Liêu quốc thì cũng sẽ phải đối mắt với hỏa khí tốt nhất từ phía Đại Tống ta. Mục đích thực sự của đoàn sứ giả Kim quốc khi đến đây lần này là muốn lập một hiệp ước đồng minh với chúng ta, cho dù là quy phục họ cũng đồng ý. Một khi mục đích này của họ đạt được, thì dân tộc Nữ Chân sẽ là một mũi tên mà bắn trúng ba con nhạn, một là có thể phá vỡ quan hệ Tống - Liêu, hai là giảm thiểu uy lực từ hỏa khí trong chiến tranh với Liêu quốc, ba là có thể có được sự viện trợ của Đại Tống ta. Trên thực tế thì sứ giả Kim quốc cũng đã nói cách nghĩ này của họ đối với Lễ Bộ, mà Lễ Bộ Thượng Thư cùng với vài quan đại thần cũng đã dâng tấu chương, nói cái gì mà Trinh Quán* thịnh trị vạn quốc vi phiên, đây là cảnh tượng của thiên triều."
*Trinh Quán (niên hiệu Vua Đường Thái Tông, Lý Thế Dân, 627-649).
"Bậm Bệ hạ, khi hỏa khí còn chưa xuất hiện, người Tây Hạ bọn họ coi chúng ta là Thiên triều sao? Không biết Bệ hạ đã nghe qua câu chuyện người nông dân và con rắn chưa?"
Âu Dương thấy Triệu Ngọc lắc đầu liền kể:
"Có một lão nông dân rất hiền lành và lương thiện. Vào một ngày mùa đông, lão lên núi nhặt củi về nhóm lửa, kết quả là thấy một con rắn sắp bị chết cóng. Lão nghĩ ông trời vốn có đức hiếu sinh, lại cảm thấy người tốt sẽ được báo đáp, nên đã bỏ con rắn vào trong lòng của mình. Nhưng kết quả thì sao? Sau khi con rắn tỉnh dậy trong sự che chở đầy ấm áp của lão nông dân, nó đã cắn lão nông dân một phát khiến lão ấy lìa đời. Cho nên vi thần nghĩ rằng, cho dù chúng ta có muốn cứu con rắn ấy, thì cũng phải rút hết nọc độc ở trong người nó ra cái đã."
"Trẫm hiểu ý của khanh."
Triệu Ngọc nói:
"Nếu giờ chúng ta giúp Kim quốc đánh bại Liêu quốc, tương lai chưa chắc Kim quốc sẽ vì món nợ ân tình này mà dù tức đỏ mắt trước sự phát triển phồn thịnh của Trung Nguyên cũng không ra tay xâm lược. Mà phía Liêu quốc thì đang trong tình trạng mâu thuẫn nội bộ trầm trọng, triều đình**, căn bản là không đủ để tạo nên sự uy hiếp với chúng ta. Lão tướng quân Xung Sư Trung đã dâng sớ cho trẫm, nói mười vạn binh của Liêu quốc chưa chắc đã là đối thủ của ba vạn binh Tây Hạ, mà ba vạn binh Tây Hạ chưa chắc đã là đối thủ của năm nghìn binh dân tộc Nữ Chân. Lão tướng quân vẫn chủ trương trợ Liêu ngự Kim."
Âu Dương nói:
"Vi thần có điểm nhìn không thuận mắt, không biết có nên nói hay không."
Triệu Ngọc mặt không còn chút máu liếc xéo Âu Dương, đã là lúc nào rồi còn làm bộ làm tịch, vội phất tay:
"Khanh nói đi."
"Nếu Liêu quốc nguyện ý trả lại cho chúng ta mười sáu châu Yên Vân, thì chúng ta có thể men theo đường biển tấn công đường lui binh của Kim quốc, tạo nên thế gọng kìm. Đồng thời có thể mượn thành của Cao Ly đóng quân, tấn công theo hướng đường bộ. Người không cần đông, vi thần đã nghĩ rồi, nếu như dân tộc Nữ Chân nguyện ý tặng Tô Châu cho chúng ta, thì chúng ta cứ nhận. Sau đó sẽ thiết lập một cứ điểm quân sự ở đây, rồi mở rộng quy mô của hạm đội Hàng Châu, lấy Đăng Châu của Đại Tống làm đầu mối, binh sĩ ở Tô Châu có thể nhận tiếp viện từ các đồn điền và trên biển, hẳn là đủ để tự cung tự cấp được. Nếu như Kim quốc muốn đoạt lại Tô Châu, thi mỗi chiến thuyền sẽ mang theo ba mươi quả pháo, một trăm chiến thuyền sẽ là ba nghìn quả pháo, từ đường duyên hãi mà nã pháo vào binh lính Kim quốc, lại phối hợp với sự phòng ngự của Tô Châu, đến bao nhiêu thì sẽ chết bấy nhiêu. Hạm đội còn có thể thẳng đường khiến cho Bắc Thượng, Khai Châu, Thần Châu đều ở trong phạm vi tấn công. Một khi ba châu này bị kiểm soát, phủ Liêu Dương của Kim quốc sẽ lâm vào cục diện nguy hiểm. Vi thần sẽ lệnh cho xưởng quân sự dốc toàn lực để tiến hành nghiên cứu đại pháo, chia ra làm ba loại là pháo hành tẩu, pháo đài và thuyền pháo. Pháo hành tẩu sẽ lợi dụng sức kéo của súc vật, nhưng thể tích tấn công khá nhỏ. Pháo đài có thể bắn ra đạn lửa với mục tiêu ở cự ly dự đoán là trên năm dặm, lựu đạn vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, bây giờ cho dù có dùng thiếc để chế tạo thân pháo cũng không đủ chắc chắn, mấy lần nổ đều rỗng, nên bắt buộc phải nâng cao chất lượng của thiếc cái đã. Hiện nay, thuyền pháo có tầm bắn vào khoảng một dặm, đạn lửa sẽ ít hơn một chút, tạm thời chỉ có thể ứng phó với thuyền chiến và tấn công đầu mối. Mục tiêu là sẽ nâng tầm bắn của nó lên tối thiểu là ba dặm, như vậy mới có thể tấn công đất liền từ trên biển được."
"........."
Triệu Ngọc trầm mặc một lúc rồi nói:
"Không ít các đại thần lo trẫm có ý hiếu chiến nên đặc biệt dâng sớ, binh, hung dã. Là trọng khí của quốc gia, không phải không thể khinh dụng. Trị quốc dùng nhân đức, đối ngoại dùng khoan dung."
Âu Dương nói:
"Vi thần luôn cho rằng, tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu*, không thể người ta đã chuẩn bị ổn thỏa mọi thứ cả rồi mà mình vẫn cứ ca múa mừng cảnh thanh bình. Cho dù chúng ta không liên Liêu diệt Kim, cũng cần phải có sự chuẩn bị cho chu toàn. Hạm đội Hàng Châu nhất thiết phải được mở rộng thêm về quy mô.
*Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu: Một nửa câu nói của Phạm Trọng Yêm: "tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc". Nghĩa là lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ. Trăm thuyền, vạn binh chính là tiêu chuẩn thấp nhất. Bệ hạ nhìn đi, cho dù chúng ta không muốn đánh người khác, Bệ hạ có nghĩ tới việc người khác có kỹ thuật tạo thuyền giống Đại Tống ta thì sẽ tiến đánh chúng ta không? Nếu như Kim quốc có trăm chiến thuyền, bọn họ cũng sẽ men theo bờ Nam, thẳng đường xâm lược nước ta, chúng ta bố trí phòng bị ở khắp mọi nơi, nhưng khắp nơi đều không thể phòng ngự được thì chúng ta sẽ bị xâm lược toàn bộ đấy."
".........."
Triệu Ngọc lặng im suy nghĩ
Trương Huyền Minh nói:
"Vi thần cũng không tán thành với việc chúng ta liên Liêu đánh Kim của Âu đại nhân, nhưng lời Âu đại nhân nói về việc mở rộng quy mô hạm đội Hàng Châu thì vi thần thấy không phải không có lý."
Âu Dương dẫn dụ:
"Bệ hạ nghĩ xem, ở trên bờ mà nhìn, cảnh tượng vạn thuyền lao nhanh trên biển thì nước nào dám không khuất phục chứ? Ai lại không sợ uy vũ của thiên triều?"
Lời Âu Dương nói khiến Triệu Ngọc khí huyết sục sôi, dưới ánh nắng của chiều tà, uy vũ của một vạn chiến thuyền chiếm cả một vùng biển rộng mênh mông hiện ra trước mắt.... Sau khi cân nhắc, Triệu Ngọc nói:
"Trẫm chuẩn cho việc mở rộng hạm đội ở Hàng Châu, Dương Châu, Đăng Châu, Phúc Châu. Lấy thủy quân Phúc Châu làm trung điểm để nối liền hạm lộ với Hàng Châu. Con đường này sẽ có một vị Chư Vệ Tướng Quân tứ phẩm chịu trách nhiệm quản lí ba vạn người, bảo vệ vùng biển Đại Tống ta. Chỉ có điều, không biết để ai đảm nhiệm chức vị chủ soái này thì thỏa đáng đây?"
"Chi bằng để Lưu Quang Thế thử xem sao?"
Trương Huyền Minh nói:
"Người này không tranh chút lợi nhỏ, làm việc gì cũng lấy công làm trọng, khí phách phi phàm."

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.