Thiên Tống

Chương 168.2: Công lao áp đảo Hán Vũ Đế (2)




Tô lão gia gật đầu:
"Ta vừa nhận được tin, hôm trước Trần Đông đã dâng sớ lên triều đình, liệt kê mười tật xấu của việc vừa làm quan vừa làm thương gia, khẩn cầu Hoàng Thượng ra lệnh cấm không cho quan viên bản đị tham gia vào việc buôn bán."
"Các đại thần và Hoàng Thượng nghĩ thế nào?"
"Đại nhân cũng biết rồi đấy, nào có quan viên nào ở kinh thành mà không có quan hệ không thể nói rõ với các thương nhân. Hắn bị các đại thần có mặt ở trong triều mắng té tát, mong Hoàng Thượng giáng tội Trần Đông. Nhưng điều khiến người ta thắc mắc là Hoàng Thượng lại thấy hai bên đều có lí cả, nên mọi chuyện cứ như vậy mà bị gác lại."
Sau một hồi trầm ngâm, Âu Dương nói:
"Tô lão gia nghi ngờ Trần Tông đang làm theo sự sai bảo của Hoàng Thượng? Mà triều đình lại đang muốn làm cái quái quỷ gì vậy?"
"Vâng, theo tin tức đưa về, tiền giấy Tống sắp sửa được mang ra lưu thông trong thị trường."
Tô lão gia nói:
"Đại nhân cũng biết rồi đấy, tiền của triều đình không phải không thể lưu hành, nhưng triều đình thì có bao nhiêu tiền mặt chứ?"
Uhm, đây là sự chuẩn bị liên quan đến tiền. Tiền mặt mà triều đình chuẩn bị càng ít, thì Tống tệ sẽ càng bị mất giá. Triệu Ngọc nếu muốn tay không giết giặc, thì tổn thất của các thương nhân sẽ không phải là nhỏ, phiền phức nhất là tổn thất ở phía ngân hàng. Vốn dĩ ngươi gửi tiết kiệm một quan tiền, nay một quan tiền chỉ có thể mua được vật dụng có giá nửa quan tiền thì ngươi lỗ chắc. Lão bá tách đương nhiên sẽ không chịu gửi nữa. Mà tiền bạc của các thương nhân có tài sản nhiều nhất cũng sẽ bị co lại trên diện rộng. Nếu triều đình thu một trăm quan tiền, một trăm quan bằng tiền giấy, thì căn bản không có gì khác biệt, nếu như thu một trăm, hai trăm, vậy thì vấn đề trở nên nghiêm trọng rồi.
Tấu chương mà Âu Dương dâng lên cho Triệu Ngọc là xin phát hành công trái. Hoặc là tiến hành với biện pháp khá ôn hòa: thu một trăm lưu hành một trăm hai. Hoặc là ủy thác cho ngân hàng tư nhân Dương Bình phát hành tiền giấy, thu tiền đồng, sau cùng sẽ dùng vàng để làm tiêu chuẩn đánh giá.
Tô lão gia nói:
"Điều quan trọng nhất trong tấu chương mà Trần Đông dâng lên cho Hoàng Thượng là thương nhân có thể là chủ đạo của nền kinh tế nước Tống. Mà việc phát hành tiền giấy lại khống chế được chuyện này phát sinh. Lão cũng không đồng ý với việc triều đình từ bỏ tiền giấy, nhưng bây giờ thực tiền thực chất có bao nhiêu lão cũng không biết, nên có chút chột dạ. Nói xúi quẩy, ngân hàng tư nhân Dương Bình có khả năng sẽ bị đóng cửa."
Âu Dương khẽ cau mày, việc phát hành tiền tệ ở quốc gia này vốn dĩ đã không công bằng rồi, phát hành ra nhiều tiền thì cần lão bá tánh dùng chúng. Dưới sự tăng trưởng kinh tế thì có thể có sự gia tăng thích hợp. Nhưng Âu Dương không nghĩ là Triệu Ngọc muốn có sự gia tăng hợp lý. Nếu không nàng ta nhất định sẽ nói chuyện này với mình, dù sao thì mình cũng sẽ tán thành rồi. Âu Dương đề xuất lấy thuế lợi làm tiêu chuẩn, ví dụ như năm ngoái quốc khố thu vào một trăm quan, năm này thu vào một trăm hai ươi quan, vậy thì có thể phát hành tiền giấy ba mươi quan trở lại là hợp lý. Nhưng nếu ngươi muốn phát hành hai trăm thì sẽ trở thành lạm phát. Tuy rằng nước Tống không có khái niệm về lạm phát, nhưng người của Hộ Bộ cũng không phải là không biết đến ảnh hưởng của nó.
Quốc khố không có bao nhiêu tiền, điều này Âu Dương biết rõ. Tây Bắc có chiến tranh, mua quân hỏa, Tây Nam giảm thuế ruộng, trấn an Tây Bắc, chiến thuyền cho hạm đội Hàng Châu, bến tàu, phí xây dựng quân doanh. Còn có.... Nếu như vậy á thì... Âu Dương nói:
"Tô lão, Hoàng Thượng hình như có chút chỉ để ý đến cái lợi trước mắt."
"Vâng, lão cũng cảm thấy thế."
Hoàng Thượng cần tiền, đương nhiên sẽ có để dùng. Làm thông con đường tơ lụa, có thể giúp cho công trạng của nàng ấy được ghi chép trong lịch sử lại tăng thêm một bậc. Nhưng đả thông con đường này không phải là chuyện ngày một ngày hai. Muốn biến nó thành đường phòng bị, không biết cần phải tiêu tốn bao nhiêu tiền mới đủ. Lần này phong thiện Thái Sơn, Triệu Ngọc miễn cưỡng cũng có chút tư cách, nhưng căn cứ vào tính toán của Âu Dương lúc nhàm chán, thì phí dùng cho tùy tùng của các Phiên Vương*, phí xây dựng các tuyến đường, vv, ít nhất cũng không nhỏ hơn hai nghìn vạn quan tiền, cái này còn chưa tính đến tổn thất của bách tính.
*Phiên Vương: Chư hầu.
Hoặc cũng có thể là... Âu Dương kinh hãi:. Truyện Mỹ Thực
"Lẽ nào Hoàng Thượng muốn liên Liêu đối Kim, hoặc là liên Kim đối Liêu?"
Đối Kim, đến hình thức sơ khai của hạm đội còn chưa có, đối Liêu thì càng vớ vẩn hơn, lưỡng bại câu thương, người Kim được lợi. Nhưng chỉ có cách giải thích này là hợp lí nhất, cũng là kiến giải có khả năng nhất để giải thích cho việc vì sao Triệu Ngọc bỗng nhiên lại có thái độ mổ gà lấy trứng. Âu Dương vội gọi người:
"Người đâu, mau tìm Huệ Lan đến đây."
...
Huệ Lan vừa nói một cái thì Âu Dương đã biết lần này rắc rối to rồi. Hoàn Nhan A Cốt Tá phái con trai dâng sơ đến Đông Kinh, hơn nữa còn lấy thân phận Phiên Vương tiếp nhận sắc phong của Triệu Ngọc, tôn Tống lên làm phụ quốc. Đồng thời nói rằng sẽ dâng cống phẩm làm lễ vào mỗi năm.
Tô lão gia ngược lại vẫn chưa phát giác ra vấn đề gì, lão chỉ nói:
"Đại nhân, lúc nãy người nói Hoàng Thượng chỉ màng đến cái lợi trước mắt. Nhưng nếu người làm vậy mà có thể biến một Kim quốc lớn mạnh trở thành phiên thuộc của Đại Tống, tương đương với việc đem Kim quốc sáp nhập vào Đại Tống ta thì đây sẽ là chiến công lẫy lừng."
"Tô lão gia không biết đấy chứ, Kim quốc này."
Huệ Lan cười và nói:
"Đại nhân, nếu chỉ là chuyện này thì Huệ Lan nhất định sẽ phái người nhanh chóng thông báo. Chỉ có điều vẫn còn một chuyện khác nữa. Triều đình phái Hộ Bộ Thượng Thư làm khâm sai đến phủ Lâm Hoàng của Liêu quốc để thương nghị về việc mua lại Tân Châu, Vũ Châu, Ứng Châu và Mạc Châu của mười sáu châu Yến Vân."
Âu Dương buồn bực hỏi:
"Là ý gì?"
"Là hạm đội Hàng Châu. Hoàng Thượng dốc sức xây dựng hạm đội Hàng Châu, đồng thời công khai tổ chức cuộc thi võ cử để chọn ra các tướng lĩnh cho hạm đội vào tháng năm. Đoàn sứ giả Liêu quốc nói đồng ý cùng với Liêu quốc xây dựng lại hiệp ước đồng minh, hai nước cùng nhau chống Kim. Kim quốc nhận được tin tức này thì vô cùng hoảng sợ, một khi hạm đội Tống triều liên minh với Liêu quốc, thì người Tống có thể men theo đường biển mà chặn đường lui của người Kim, người Kim coi như thất bại. Cho nên mới dâng thư thần phục."
"Ừ."
Âu Dương yên tâm hẳn. Triệu Ngọc này đúng là có chút nóng vội, muốn mau chóng lấy lại mười sáu châu Yến Vân. Nhưng mà trong muôn vàn biện pháp lại chọn một cách rất giống thương nhân.
Huệ Lan nói:
"Đại nhân có thể còn có điều chưa rõ, sau khi Tây Bắc đại thắng, Hoàng Thượng đã đặc biệt tuyển chọn mười mấy người để tiến hành nghiên cứu. Hoàng Thượng rất rõ thứ mà Đại Tống không thiếu nhất lúc này chính là tiền. Chỉ cần có thể dùng tiền để giải quyết vấn đề thì nó không còn là vấn đề gì nữa."
Cũng giống như lời mình đã nói với Triệu Ngọc, dùng cách lợi dụng việc tiền tệ bị mất giá mà cướp lấy tài nguyên từ người Liêu. Uhm... Triệu Ngọc cho phát hành tiền giấy cũng có lý. Tin rằng kế hoạch này sẽ đem lại tổn thất nặng nề cho người Liêu. Một khi mười sáu châu Yến Vân được lấy lại, thì công đức có thể ngang hàng với Hán Vũ Đế. Nếu như không đánh mà có thể lấy lại được mười sáu châu Yến Vân thì công lao sẽ áp đảo Hán Vũ Đế.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.