Triệu Công Tử Rất Đáng Ghét!

Chương 5: Đánh giá dùng thử




Biên tậpNey
Mới đây tôi có trúng thưởng, cửa hàng bách hoá tặng tôi một chiếc cặp táp. Cặp có kiểu dáng mới, bằng da thật, nghe nói rất được người nước ngoài ưa chuộng.
Nhưng Triệu công tử lại cố tình gây sự: “Đồ anh tặng em còn ít à? Sao không thấy ngày nào em cũng mang theo chúng nó đi khắp nơi?”
Tôi định giải thích rõ với gã, giơ đồng hồ đeo tay ra: “Em có mang mà.”. Đam Mỹ Trọng Sinh
Triệu công tử vẫn cắn không nhả: “Còn mũ đâu?”
Dù rằng tôi rất ghét Triệu công tử, nhưng không liên quan chuyện không đội mũ của gã tặng mấy, vì hễ là người thì đều sẽ không thích mình bị “đội mũ xanh” mà. Thôi được rồi, ngoại trừ Triệu công tử lập dị ra…
Ý của cưng là chồng cưng méo phải người à? =))))))
Tôi đã nói khéo chuyện “đội mũ xanh” này với Triệu công tử, mà gã lại còn chê ngược lại tư tưởng tôi không cởi mở: “Em học trường Tây, làm ở hãng buôn nước ngoài, mặc đồ Tây, đọc sách nước ngoài cả rồi, mà sao nhắc chuyện này lại cứ như đám bố anh vậy.”
Nhưng gã nói ngay hàng thẳng lối thế thôi, chứ cốt chỉ để bảo vệ được cái quyền đội mũ xanh của gã. Bởi vì gã biết tôi căm tủ quần áo của gã lâu nay rồi. Chẳng hiểu sao gã lại thích xanh lá đến vậy không biết. 
Tôi thì thích màu đỏ. Vì màu đỏ nhìn vui. 
Tôi với gã đúng là trời sinh không hợp thật sự.
Triệu công tử lại hỏi: “Vậy còn những thứ khác anh tặng em sao, đâu thấy ngày nào em cũng mang theo tụi nó?”
Tôi hỏi: “Anh ví dụ xem là cái nào?”
Triệu công tử nói: “Xe đạp anh tặng em.”
Tôi bảo: “Chỉ cần em không đi làm muộn thì toàn tự đạp xe hết.”
Triệu công tử nói: “Ồ, sao anh không biết em dậy sớm như thế nhỉ.”
Tôi nói: “Đúng thế, với em về cũng rất sớm nữa đấy. Lúc ấy Triệu công tử hãy còn đang ở phòng khiêu vũ[0] mà.”
[0] Phòng khiêu vũ 舞厅 ( phòng nhảy, sàn nhảy, vũ trường): Những năm dân quốc khoảng 1930s ở TQ thì đây là nơi ăn chơi nhảy (+ khiêu vũ) múa cho giới giàu =)). Có rượu, có nhạc, có trai xinh gái đẹp =))) 
Triệu công tử nói: “Ăn nói cho cẩn thận, anh bàn chuyện làm ăn đó chứ.”
Chuyện làm ăn không đàng hoàng thì mới đến phòng khiêu vũ để bàn! Kim Tiên Nhi bảo với tôi rồi, cậu ta bảo việc làm ăn của Triệu công tử toàn không đoàng hoàng. Mà Triệu công tử cũng có đàng hoàng gì đâu, gã cứ dẫn Kim Tiên Nhi đi theo suốt. 
…Thật ra, tôi cũng bắt đầu băn khoăn không biết đến cùng Kim Tiên Nhi muốn làm gì.
Nhưng tôi sẽ không nói ra. Tôi cũng sẽ không nói cho Kim Tiên Nhi biết, rằng từ nhỏ tôi đã biết tỏng Triệu công tử cả đời này chỉ e cũng sẽ không phải người đàng hoàng gì. Song vậy cũng có sao, người dưới thời loạn như cây lục bình, nhà họ Triệu còn nuôi tôi nhiều năm như vậy, tôi cũng không thể vong ân phụ nghĩa được. Nên đành cứ phải sống tàm tạm như thế.
Triệu công tử lại hỏi: “Sách anh tặng em đã đọc chưa? 
Tôi đáp: “Đọc rồi.”
Từ trước khi gã tặng tôi mười hai bản sách giống nhau y như đúc đó, thì tôi đã đọc rồi. 
Triệu công tử nói: “Em nói dối anh, em thậm chí còn chưa đọc nó.”
Tôi bảo: “Đọc rồi.”
Triệu công tử không lừa được tôi nói ra nên hậm hực: “Vậy còn cốc uống nước nữa.”
Tôi nói: “Anh cũng có thể bảo anh tặng cả căn nhà này luôn mà.”
Triệu công tử thẹn quá hóa giận quát tôi: “Anh đâu có bảo vậy!”
Đương nhiên gã không thể nói vậy rồi, căn nhà này tôi thuê mà.
Hôm nay Triệu công tử lại thất bại trong việc cố tình gây sự. Gã tức giận ngồi trên sofa nghe chương trình phát thanh.
Tôi ngồi cạnh bàn ăn viết đánh giá dùng thử. Cặp táp không phải tặng không cho tôi. Mà là cửa hàng bách hoá mới nhập một đám cặp táp kiểu mới, bởi vì giá thành đắt đỏ, kiểu dáng lại quá mới với độc đáo, nên hàng cặp táp vốn dĩ thỉnh thoảng mới bán được giờ thành ra ế. Quản lý bèn nghĩ ra cách quảng cáo độc đáo mới, đó là viết đánh giá dùng thử. Quả nhiên rất nhiều người trong thành phố đọc được tin trên báo, tích cực tham gia ngay. Cuối cùng, chọn ra được chín người dùng thử. Trong khoảng thời gian quy định, những người này phải viết được đánh giá dùng thử. Khi ấy, tôi thấy hay hay nên mới tham gia.
Quản lý là bạn cùng lớp với tôi ở trường Tây, quan hệ giữa chúng tôi rất tốt. Có lẽ vì thế mà Triệu công tử mới ghen.
Gã đâu cần phải vậy nhỉ? Không có bạn học tôi thì tôi cũng vẫn ghét gã y vậy thôi.
Triệu công tử nghe chương trình phát thanh một lát, gào lên với tôi: “Anh khát, rót sữa cho anh.”
Tôi bảo: “Nghe anh nói thế em mới phát hiện em cũng khát rồi, chi bằng anh đi ra ngoài mua ít sữa đi.”
Triệu công tử quát tôi: “Có em để làm cái gì!”
Tôi đáp: “Có lẽ là để những lúc anh không nhớ nộp tiền điện nước có thể đi nộp hộ anh chăng.”
Triệu công tử lần thứ hai thẹn quá hóa giận. Gã ngồi trên sofa gọi điện thoại, mắng trợ lý của gã: “Mẹ nó, bảo cậu nộp tiền điện nước mà cậu không nhớ!”
Kiểu người gặp chuyện là lập tức đùn đẩy trách nhiệm như thế là kiểu tôi ghét nhất.
Triệu công tử cúp điện thoại xong lại mắng tôi: “Nhưng anh là người trả lương cho cậu ta!”
Tôi nói: “Em ở chung với anh chứ đâu phải với cậu ta.”
Triệu công tử gào tôi: “Thế em muốn thế nào?!”
Tôi đáp: “Muốn anh đi mua sữa.”
Triệu công tử đóng cửa kêu rầm rầm, đi ra ngoài mua sữa tươi.
Tôi ghét những người đóng sầm cửa nhà tôi.
Tôi viết đánh giá dùng thử xong, bèn đi ra cửa hàng bách hoá đưa cho quản lý.
Triệu công tử đang đứng cạnh quầy trêu một cô bé: “Ô chưa gặp em bao giờ nhỉ, em tên gì thế? Bao lâu nữa thì tan làm?”
Cô bé sợ hãi trả lời gã: “Chào Triệu công tử, em tên là Khâu Di.”
Triệu công tử biến sắc, gã mắng cô bé một cách dữ tợn: “Mẹ nó, lại họ Khâu! Sữa bán ở đâu?”
Cô bé sợ hãi chỉ đường cho gã. Triệu công tử trừng cô ấy: “Họ quái gì chẳng được lại họ Khâu!”
Cô bé kia thộn ra.
Quản lý lặng lẽ hỏi tôi: “Đấy có phải…”
Tôi rất thản nhiên đáp: “Không phải, tao không quen.”
Quản lý ngập ngừng, lưỡng lự rồi lại nói: “Mày giúp Khâu Di đi, con bé mới vừa từ nông thôn đến đây được thời gian ngắn, tính rất ngoan, cũng nhát.”
Tại sao có quá nhiều người lại nghĩ rằng tôi có thể giúp được họ nhỉ? Ngày nào Triệu công tử cũng mắng tôi mà tự thân tôi còn chẳng giúp được mình nữa kìa. Hôm nào cũng rất vất vả mới có được chút ít rảnh rỗi không cần nói chuyện với Triệu công tử, tôi cực kỳ không khoái chủ động trêu vào gã đâu.
Cô bé kia dẫn Triệu công tử tới quầy bán sữa, đang định đi thì lại bị Triệu công tử túm sau cổ áo: “Loại nào tốt?”
Cô bé thút tha thút thít nhìn về phía người bán hàng ở quầy sữa.
Triệu công tử nói: “Tôi muốn cô trả lời cơ mà.”
Cô bé nói: “Em có uống sữa đâu mà biết.”
Triệu công tử nói vẻ xoi mói: “Chẳng trách cô thấp như vậy, đã thế còn đen.”
Cô bé sắp bật khóc đến nơi rồi. Tôi không cầm lòng được nữa, đang muốn đứng ra chịu Triệu công tử mắng thay cô bé thì lại thấy người quen.
Kim Tiên Nhi mà có mặt là tôi yên tâm rồi.
Kim Tiên Nhi nói với Triệu công tử: “Triệu công tử không cần phải tức đến thế, con bé nó nhỏ biết gì đâu, chỉ là đứa bán thuê thôi.”
Triệu công tử trừng Kim Tiên Nhi, lại trừng cô bé: “Phắn lẹ lẹ đi.”
Cô bé kia lập tức “phắn”, tốc độ “phắn” còn nhanh hơn cả tốc độ của tôi lúc bình thường nữa.
Đấy, Triệu công tử khiến người ta phải ghét đến thế luôn.
Kim Tiên Nhi cười híp mắt hỏi: “Sao vội đến mức đi cả dép lê đến cửa hàng bách hóa thế này?”
Triệu công tử cười vẻ sâu xa: “Nhà hết sữa bò rồi, Nhất Tâm khát.”
Kim Tiên Nhi cũng cười vẻ sâu xa: “Triệu công tử không biết bình thường anh Khâu thích uống nhãn hiệu sữa tươi nào sao?”
Triệu công tử lập tức tắt cười, mắng cậu ta: “Im miệng.”
Bình thường bất kể ra sao, Kim Tiên Nhi cũng luôn niềm nở cười với người khác, bây giờ cậu ta vẫn cười: “Sao đột nhiên Triệu công tử lại tức quá vậy? Tôi chỉ cho anh nhé, lần trước thấy hình như anh Khâu uống…”
Triệu công tử tức giận nói: “Đã bảo cậu không được gặp em ấy nữa rồi mà!”
Kim Tiên Nhi cười híp mắt đáp: “Nhưng Khâu tiên sinh rất thích tám chuyện với tôi ấy, huống hồ tôi cũng có thể giúp anh ấy một số việc mà.”
Triệu công tử càng tức hơn, nói: “Sửa vòi nước và máy ghi âm?”
Kim Tiên Nhi nói: “Còn có thể giúp tiện đường về nộp hộ tiền điện nước nữa cơ.”
Tôi cho rằng Kim Tiên Nhi nên im miệng thật. Chắc chắn cậu ta chơi chung với Triệu Long quá lâu, nên cũng bắt đầu đáng ghét luôn rồi. 

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.