Trùng Sinh Vả Mặt Tra Nam

Chương 59:




Ngày đầu về làm dâu, Hoàng Diệp theo lời giáo huấn của mẹ: “Dù ba mẹ chồng rất thương con nhưng con cũng đừng quên bổn phận làm dâu.” Sáng dậy sớm chút quét tước sân hè, nấu cho ba chồng ấm nước chè gọi là lấy thảo.
Ai dè, vừa lồm cồm gỡ vòng tay của chồng, Bảo Khang đã ôm vợ chặt cứng: “Em dậy sớm làm gì, ngủ thêm đi.”
“Em còn làm dâu chồng à!”
“Thời nào rồi còn làm dâu! Mọi việc cứ để anh. Tí nữa anh làm loáng một phát là xong ngay thôi.” Anh kiên quyết ôm eo giữ vợ. Con gái nhà người ta cưng như ngọc như ngà, ngủ thẳng mắt dậy đã có cơm ăn thì không lí do gì gả cho anh phải chịu khổ. Đã thức khuya chiều chồng còn dậy sớm hầu cha mẹ chồng! Làm gì có cái lí đó.
“Em ngủ thêm đi!”
“Thôi, để em dậy!” Cản vợ không được. Vợ dậy, Bảo Khang cũng không đành lòng nằm. Anh dậy luôn theo đỡ đần cho vợ.
Ai dè, hai người vừa lò mò xuống phòng bếp, mẹ chồng đã cầm tay cả hai lại bàn ngồi.
Bà trách con trai: “Sao không để vợ ngủ hả?” Bảo Khang có tám lá gan cũng không dám đổ thừa vợ.
Bà quay sang vuốt ve con dâu: “Hoàng Diệp à! Có một việc mẹ chưa kịp nói với con. Đó là nhà ta không có lệ làm dâu. Mẹ có tuổi, ít ngủ. Mở mắt nằm trên giường nóng lưng. Mẹ dậy tập thể dục với ba nhân tiện lo luôn bữa sáng. Công việc nhà đã có ba con phụ. Nếu làm không xuể mẹ sẽ gọi thằng Khang. Nên con không phải lo dậy sớm làm gì cả. Thức khuya, sáng ngủ thêm chút coi như bù cho khỏi mất sức con à.” Là phụ nữ, bà hiểu cái khổ của người làm vợ. Hầu chồng là một công việc vô cùng…tốn sức. Bà phải thương con dâu. Nó có khỏe, Bảo Khang mới không tắm đêm. Không tắm đêm, con trai bà mới khỏe mạnh, vui vẻ.
Sợ con dâu chưa hiểu được nỗi lòng người làm mẹ chồng, bà ôm mặt con dâu phơi bày nốt tâm tư: "Hãy xem đây là nhà con, ba mẹ là ba mẹ con, có như vậy con mới thoải mái, vui vẻ sống ở nhà chồng.
Khi nào mẹ không làm nổi thì tới lượt con làm, giờ mẹ vẫn còn khỏe, con yên tâm nghỉ ngơi lấy sức!"
Nghe được những lời nói của mẹ chồng, Hoàng Diệp không biết dùng từ ngữ nào để nói hết lòng biết ơn của mình. Cô chỉ biết ôm mẹ chồng, lí nhí vào tai bà: “Con cảm ơn mẹ đã thương con.”
“Ngốc quá, mẹ không thương con thì thương ai!”
Tình thương của mẹ dành cho cô càng tăng lên gấp bội khi cô mang thai đứa con đầu lòng.
“Ọe ọe…” Sáng nay, Hoàng Diệp ngửi mùi phở, tự nhiên muốn ói. Cô bỏ đũa, cúi đầu ngỏ ý xin lỗi ba mẹ hai bên. Rồi chạy vào nhà vệ sinh.
Bảo Khanh không biết mô tê gì, anh lo thật sự. Vội vàng chạy theo vợ.
Còn bốn ông bà già nhìn nhau một hồi. Vỗ tay cười như thình lình trúng thưởng: “Mong ước của chúng ta đã thành hiện thực rồi!”
“Mau xem con như thế nào?”
Nửa phút sau.
Bảo Khang đang vuốt lưng, vuốt ngực làm dịu sự khó chịu giúp vợ thì ngoài cửa bốn cái đầu ló vô: “Chúc mừng hai con lên chức nha!”
“Hả?” Chức gì trời? Chồng nhìn vợ, vợ nhìn chồng. Cả hai cùng lắc đầu nhìn ba mẹ khó hiểu.
Hai bà mẹ liền đi vào dìu hai bên Hoàng Diệp, mỉm cười báo tin vui: “Con đã có thai rồi!”
“Dạ? Có…em bé í ạ?”
Bốn cái đầu cùng gật: “Ừ!”
Nửa tiếng sau.
Trong bệnh viện Phụ sản thành phố.
Bốn người đi qua đi lại ngoài cửa phòng khám chờ tin Hoàng Diệp siêu âm. Phần hồi hộp vì lo, phần vui mừng quá đỗi làm ruột gan ai cũng nóng như lửa đốt.
“Sao? Sao? Con?”
“Bác sĩ nói sao?”
Bốn cái miệng đồng thanh hỏi khi thấy Bảo Khang dìu vợ bước ra.
Anh nhìn vợ. Rồi nhìn ba mẹ hai nhà. Thấy ánh mắt ai cũng hau háu vào mặt vợ anh. Anh nói luôn: “Con được làm cha rồi!”
Ha ha ha…Bảo Khang kiềm nén niềm vui nãy giờ, cười to sảng khoái.
“Ôi! Chúng con cảm ơn Phật Trời! Cảm ơn ông bà tổ tiên hai nhà Nguyễn - Hoàng!”
“Ba mẹ cảm ơn con Hoàng Diệp. Nhà họ Nguyễn Bảo cảm ơn con!”
Ba mẹ anh liên tục chắp tay cảm ơn. Mừng vui rối rít.
Còn gì vui bằng niềm vui nhà có hậu. Vợ chồng vui một…Ba mẹ hai nhà vui gấp một trăm.
“Thế là chúng ta đã có cháu bế bồng!” Ha ha ha…
Vì là đứa cháu đầu tiên của hai nhà. Nên mọi sự quan tâm đều đổ dồn về Hoàng Diệp.
“Em đích thực là một bà hoàng!” Bảo Khang vừa đọc sách cho vợ và con yêu nghe vừa tranh thủ véo yêu vợ. Cơm mẹ nấu không xót món nào. Thèm ăn gì hai bà mẹ tò te kéo nhau đi chợ. Cơm ăn không ngon miệng thì hai bà mẹ chuyển hầm cháo, hầm thuốc bắc tẩm bổ.
Hi hi hi…
“Mong cháu chúng ta mau lớn khỏe mạnh bà nhỉ?”
“Ờ! Để tui với bà có cháu cõng đi chơi!” Hi hi hi…
“Cháu không tới phiên hai bà cõng đâu nhé!” Hai ông nội, ngoại nghe vậy chen vô giành cho thêm vui.
“Được rồi, chúng ta bảo hai con đẻ thêm đứa nữa chia đều cho ông bà hai bên!” Ha ha ha…
Năm năm sau.
Cảnh một gia đình vui vẻ quây quần bên nhau trong một nhà hàng ở khu nghỉ dưỡng đắc địa lọt vào mắt người đàn ông trong màu áo bảo vệ nhà hàng.
Anh ta thật không thể ngờ.
Cô thế mà đã có chồng có con. Ở một góc khuất gần đó, anh ta hết dán mắt vào người vợ cũ đẹp dịu dàng, đằm thắm lại nhìn chăm chăm vào cô bé đang chu cái miệng nhỏ nhai con tôm ông nội vừa lột.
Sở dĩ anh ta biết là ông nội của con bé vì bé gái trông rất giống hai người đàn ông. Một là người đang bế con bé. Hai là người đang ngồi bên cạnh Hoàng Diệp.
Người đàn ông này, anh ta thấy rất quen mắt. Nhưng nhất thời chẳng nhớ mình từng gặp ở đâu? Chỉ biết rằng, người đó rất yêu chiều Hoàng Diệp. Nhìn cách người ấy dịu dàng lau khóe môi vợ, cách người ấy tóm tóc cột cho vợ. Và cách người ấy dành cả ánh mắt cho vợ. Thẩm Dĩ Phong biết: Trong mắt người ta: Vợ là số 1.
Khi Hoàng Diệp đứng lên. Có lẽ cô đi vệ sinh, Thẩm Dĩ Phong vô tình phát hiện: Vòng hai cô lớn hơn bình thường.
Anh ta trố mắt, lắng nghe.
“Cẩn thận nha vợ! Con trai chúng ta đã năm tháng rồi!”
Thì ra cô đang mang đứa con thứ hai cho người ta.
Một nhà bảy người lớn nhỏ thêm tiểu bảo bối đang nằm trong bụng mẹ… hạnh phúc trọn vẹn biết bao. Chẳng bù cho anh ta…ra tù trắng tay, bốn không: không vợ, không con, không nhà, không tài sản.
Vất vả lắm anh ta mới được mẹ xin cho chân bảo vệ ở đây…Vì ai cũng e ngại nhận một người có tiền án.
“Dĩ Phong, về thôi con!”
Mãi ngắm trộm hạnh phúc của người cũ, Thẩm Dĩ Phong không hay mẹ anh ta đã ra. Bà đang rửa bát thuê cho nhà hàng này.
Thấy con trai ngây ngốc nhìn về một nơi. Bà ta cũng nhìn theo con.
Không thấy thì thôi. Thấy rồi tiếc đứt ruột, đứt gan!
Hóa ra…Người vô sinh là con trai bà ta thật!
Bà ta thật vô phúc!
“Mình về thôi con!” Bà ta cầm tay đứa con trai cô đơn ở tuổi ba mươi lăm lầm lũi ra về tránh gặp mặt người quen kẻo rước thêm xấu hổ.
Đời người như mộng. Mộng đẹp cho người…Còn nhà bà ta là ác mộng. Âu đây cũng là nghiệp mà mẹ con bà ta đã vay.
Chỉ mong trả hết kiếp này. Kiếp sau xin sống đúng kiếp làm người.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.