Trường Ninh Tướng Quân

Chương 84:




Khương Hàm Nguyên từ Vân Lạc về, thu lại mọi cảm xúc.
Y bảo nàng chờ đó, triều đình sẽ nhanh chóng hạ lệnh phát binh.
Từ mười ba tuổi gặp y, từ câu đầu tiên y nói với cô “Binh của đại doanh Tây Hình?” cho đến giờ, mỗi một câu y nói với cô, bất kể làm cô vui hay là chọc cô buồn bực, cô đều ghi tạc trong lòng không quên.
Ròng rã một tháng mười hai mùa Đông, cô một lòng chuẩn bị chiến đấu, tới lui giữa Thanh Mộc Doanh và đại doanh Tây Hình.
Kế hoạch tác chiến của trong quân đại trướng cũng đã xây dựng xong xuôi.
Sau khi khai chiến, đại quân chạy ra Nhạn Môn, chia ba ngả. Cánh trái khống chế Đại Quận và Cao Liễu, nhiệm vụ chủ yếu là cắt đứt viện quân nước Địch ở hướng châu Hằng châu Sóc; tuyến quân phổ thông xuất phát từ quận Linh Đồi, bằng tốc độ nhanh nhất đánh chiếm Quảng Ninh Đại Ninh hai quận quân sự trọng điểm ở châu Yến, tiếp theo thẳng U Yến tiến vào trung tâm quận Yến; cánh phải thì từ hướng quân tám bộ An Long tắc, đánh về phía U Châu, tiếp ứng tuyến giữa, hai quân gặp nhau ở quận Yến.
Trong kế hoạch tác chiến lần này, tướng lĩnh của đội quân tuyến giữa gánh vác nhiệm vụ chủ công gian khổ nhất. Khương Hàm Nguyên dưới trướng Thanh Mộc doanh, là một nhánh của quân tuyến giữa. Không chỉ thế, cô cũng được bổ nhiệm làm phó thống lĩnh hành quân của đội quân tuyến giữa, hiệp lực với tướng quân Hoài Hoá nổi danh trải qua trăm trận, đánh thẳng quận Yến.
Đại quân đã tập hợp xong, ba mươi vạn tướng sĩ, gối giáo chờ sáng. Lương thảo quân nhu các loại cũng đã ngày đêm càng không ngừng đưa đến Nhạn Môn.
Vạn sự sẵn sàng, chỉ còn chờ cơ hội. Bây giờ chỉ đợi xuân năm sau tới, triều đình chính thức hạ ý chỉ khai chiến.
Ngày cuối cùng của năm nay, Khương Hàm Nguyên xốc gió tuyết, từ Thanh Mộc doanh chạy về tới đại doanh Tây Hình.
Mấy ngày nay tuyết rơi vùng biên cương, thời tiết lạnh giá, Khương Hàm Nguyên có chút nhớ cha mình Khương Tổ Vọng.
Ông ấy ôm cảm giác có tội với mẹ thật sâu nặng, chưa bao giờ tha thứ cho chính mình. Mỗi một ngày ông còn sống, đều chỉ còn có cô độc và tưởng niệm.
Khương Hàm Nguyên thật ra từ lâu đã hiểu điểm này. Nhưng trước đây cô tuyệt đối sẽ không vì thế mà thổ lộ nửa phần tốt đẹp ra mặt. Mà bây giờ chẳng biết vì sao, có lẽ, là vì trải qua việc cậu cô đột nhiên ra đi, khiến Khương Hàm Nguyên cảm thấy lòng mình yếu mềm hơn xưa rất nhiều.
Cậu đã ra đi, lệnh phụ có phần sầu não. Khương Hàm Nguyên nhớ đến bệnh tình ông, hôm nay lại là ba mươi Tết, binh sĩ thêm thức ăn, quân doanh không việc gì, nghĩ đến ông một thân một mình cô đơn trong trướng, cô lại thấy không đành lòng.
Cô rong ruổi khoái mã, đội gió tuyết đất trời, cuối cùng đến đại doanh đương trời tối.
Đến rồi mới biết là mình quá lo. Trong trướng cha, đêm nay có một vị khách đường xa đến thăm.
Lửa than đỏ rực trong lò nhỏ, rượu ấm ủ sẵn trong bầu.
Tiếng nói cười thỉnh thoảng từ trong trướng vọng ra, lọt vào trong tai.
Thích Sứ Tịnh Châu Trần Hành tự mình dẫn một nhóm quân riêng đi Nhạn Môn, chạng vạng tối đến nơi, được cha nàng mời vào đại trướng, hâm rượu uống rượu.
Trong trí nhớ, hình như đây là lần đầu trong đời Khương Hàm Nguyên nghe cha cười thoải mái đến thế. Cô lẳng lặng đứng trên mặt tuyết ngoài đại trướng tối thui một lúc lâu, tâm tình từ từ thả lỏng hơn. Vốn không muốn quấy nhiễu, lặng lẽ rời đi, nhưng nhớ tới Thúc Thận Huy đã từng đề cập người này trước mặt mình với giọng điệu có phần kính trọng. Không chỉ thế, người này còn là Tổng đốc hậu cần cuộc chiến, huống chi mình lại là hậu bối, đến mà không gặp, không khỏi thất lễ, bèn gọi thân binh canh giữ ngoài đại trướng thông báo rồi đi vào.
Cha đang ngồi cùng một người trạc tuổi ông đối diện lò sưởi. Hẳn là Thích sứ Trần Hành.
Khương Hàm Nguyên nhìn thấy trên gương mặt người nọ hằn đầy nếp nhăn của gian nan vất vả, nhưng không thấy u uất, mà ánh mắt trầm tĩnh, như ngậm kiếm, đâu đấy còn có mùi vị thiết huyết. Nghe nói trước đây ông từng dẫn binh. Bây giờ ở Tịnh Châu, cũng đang nắm một đội quân địa phương.
Hai người đang nâng cốc nói chuyện, quay lại.
Khương Tổ Vọng không ngờ đêm nay con gái mình sẽ đến, rất vui vẻ, bèn gọi cô tới sưởi ấm luôn, giới thiệu: “Trời đông giá rét, Thích sứ đích thân đến đây, ngay dịp giao thừa, vi phụ mời khách uống rượu, đáng tiếc chỗ này chật hẹp, cũng khó đi đâu, may mà Thích sứ độ lượng rộng rãi, trò chuyện vui vẻ. Vừa mới nhắc lên con xong. Không phải hồi giữa năm con theo Nhiếp Chính Vương đi Tiền Đường sao. Vừa khéo, Thích sứ trước kia có dẫn binh từng đến đấy, bèn nhiều lời đôi câu thì con đến. Mau đến chào hỏi đi.”
Khương Hàm Nguyên làm lễ chào hỏi. Trần Hành thấy cô đến đột ngột, lộ vẻ cực kỳ kinh hỉ, luôn mồm xưng không dám, đứng dậy trả lễ, chăm chú nhìn cô: “Vương phi đừng làm vậy tổn hại Trần mỗ. Chiến danh của Vương phi mỗ nghe từ lâu, ban nãy còn tiếc nuối không gặp được, nào ngờ Vương phi lại đến. Đại tướng quân có vợ con như thế, cuộc đời làm cha còn gì để tiếc nuối!”
Khương Tổ Vọng nhìn nữ nhi cười to, luôn miệng bảo khách khí, nhưng xem biểu hiện lại có phần tự đắc.
Đêm nay cha có người làm khách, thoải mái vậy còn gì bằng, đương nhiên Khương Hàm Nguyên không quấy rầy lâu, cười nói: “Hôm nay tiền tuyến bình an, cháu không chuyện gì làm mới về thăm, may mắn được gặp Thích sứ. Thích sứ không cần đa lễ, mau mời ngồi. Cháu không quấy rầy.”
Cô cáo từ, quay lại chỗ ở ở đại doanh Tây Hình. Thân binh chuyển tới lò sưởi nước nóng các thứ nghỉ đêm, cô phủi tuyết trên áo giày, rửa ráy, lên giường nghỉ ngơi.
Màn cửa khép chặt, nhốt gió tuyết khóc kêu khóc không dứt lại bên ngoài. Chẳng mấy chốc, trong lều đã ấm áp.
Chiến sự chưa tới. Đêm giao thừa này, trong ngoài liên doanh, bầu không khí yên bình vui vẻ bao phủ.
Hẳn là một đêm ngon giấc, song nghe tiếng gió tuyết ngoài lều, cô lại không ngủ yên.
Y quả thật không nhớ.
Nhưng mà, hẳn phải thế. Lúc ấy, cô mới mười ba, còn chưa hồi phục từ sau một mùa hè phơi nắng, người vừa đen vừa gầy, nào có chút dáng vẻ con gái gì.
Sao y có thể liên tưởng đến cô chứ?
Hoặc là, căn bản là y đã hoàn toàn quên đi sự kiện kia.
Với cô, là một lần gặp gỡ nhớ đến tận bây giờ. Nhưng với y, lại như một đám bọt sóng nhỏ nhiều màu nhiều sắc trong dòng sông sinh mệnh, thoáng qua liền biến mất, chưa từng để lại chút vết tích.
Khương Hàm Nguyên nhắm mắt, lăn qua lăn lại trên giường, cuối cùng không kìm được bò dậy thắp đèn, lôi chiếc hòm dưới gầm giường ra, mở khóa.
Trong rương chứa chuỗi đeo hoa cô cầm tới.
Đây là tâm ý của mẹ y. Hôm đó dẫu mâu thuẫn với y thế nào, y ăn nói khó nghe bực nào, cô cũng không thể tùy ý bỏ đi.
Trong chiếc rương này, góc dưới cùng nhất, còn đặt một thứ.
Khác với chuỗi hoa đeo. Rất nhiều năm, từ sau năm cô mười sáu đã không còn được lấy ra nữa.
Nó vẫn lẳng lặng nằm ở đáy hòm, bị cô lãng quên.
Cô chần chừ một lúc, rốt cuộc, chậm rãi lật lớp đồ che phủ, lấy miếng ngọc bội ra.
Nhiều năm trôi qua, nó vẫn dìu dịu như xưa, y như chủ nhân của nó. Nó lẳng lặng nằm trong lòng bàn tay cô, mới đầu hơi lạnh, rất nhanh, cùng nàng dung thành một thể, trở nên ấm áp.
Khương Hàm Nguyên khẽ đưa đầu ngón tay nhẹ vuốt ve. Cô như biến lại thành thiếu nữ ngày đó. Cô tắt đèn, mang nó trèo lên giường, trong tay cầm món đồ thiếu niên kia tặng, trong lòng tràn đầy tình cảm ấm áp, cuối cùng khép mắt, trong tiếng gió tuyết thét gào ngoài trướng, ngủ thiếp đi.
Trường An, cùng lúc đó, trong hoàng cung, một trận cung yến tưng bừng vừa mới kết thúc.
Bắt đầu từ đầu tháng Chạp, đến đêm ba mươi này, ngoại trừ Nhiếp Chính Vương đích thân coi ngó bộ Binh bộ Hộ, thì quan viên Hồng Lư Tự là đám bận rộn nhất.
Ngày mai là Đại triều hội nguyên đán Thiên Hòa năm thứ ba. Mười sứ đoàn phiên bang đều đã đến.
Tối nay ngày 30 tết, Thiếu đế với Nhiếp Chính Vương thiết yến chiêu đãi sứ đoàn trong cung. Theo thường lệ, đại thần hầu yến. Đêm đó, ngoại trừ Lan Vinh nhiễm bệnh chưa tới, còn lại quan tứ phẩm trở lên toàn bộ trình diện. Rượu ngon món ngọt như nước không dứt, cung nữ nghê thường nhảy điệu múa hoa lệ mà phiên bang chưa từng thấy, người người hoa mắt mê mẩn, như si như say, bầu không khí yến hội cực kỳ náo nhiệt.
Nhiếp Chính Vương không nói nhiều, nhưng mấy lần cần y mở miệng, cả không gian yên tĩnh nghiêm túc, mấy Vương tử và sứ giả phiên bang tới cũng là tất cung tất kính, khó nén vẻ hâm mộ.
Yến tiệc để vui vẻ, nhưng cân nhắc ngày ba mươi Tết, bá quan cần về nhà đón giao thừa, cung yến đến giờ Tuất bốn khắc đã kết thúc. Nhiếp Chính Vương đưa Thiếu đế ra ngoài.
Thúc Tiển mời y về nghỉ sớm với thái độ kính cẩn.
Thúc Thận Huy nói: “Thần tìm bệ hạ có chuyện muốn nói. Mời bệ hạ di giá Tây Các.”
Nơi đó là phó điện Tuyên Chính. Bình thường triều hội xong, Thiếu đế và Nhiếp Chính Vương sẽ ở đó tiếp tục triệu kiến đại thần, xử lý các chuyện quan trọng chính thức.
Thúc Tiển ừ đáp, cúi đầu đi Tây các, như thường ngày, cậu vào ngồi vào chính vị của mình, Thúc Thận Huy ở dưới tay.
“Tam hoàng thúc, ngài còn chuyện gì thế?”
Thúc Tiển hỏi xong, gặp y dán mắt lên mình như dò xét, lần đầu trong cuộc đời cậu, tựa như sinh ra một cảm giác hư ảo lơ lửng giữa không trung, không dám nhìn lại.
Cậu cụp mắt, hơi cúi đầu, không nhúc nhích.
“Mấy hôm nay bệ hạ có tâm sự à?” Thúc Thận Huy hỏi.
Thúc Tiển lập tức lắc đầu: “Không! Ta rất khỏe! Tam hoàng thúc yên tâm…”
Cậu giương mắt, đối diện tia ân cần quen thuộc kia, lại vội giải thích, “Cũng có thể là là gần đây quá nhiều việc nên hơi mệt, khiến Tam hoàng thúc hiểu lầm.”
Thúc Thận Huy gật đầu: “Bệ hạ không sao thì tốt rồi.”
Y quay lại, nhìn Tây Các quen thuộc này, cuối cùng thu mắt về khuôn mặt Thúc Tiển, nói: “Bệ hạ, qua đêm nay, ngày mai là Thiên Hòa năm thứ ba. Ngày đó được tiên đế tín nhiệm, phút lâm chung đích thân cởi đai lưng, phó thác bệ hạ cho thần. Lời tiên đế tha thiết dặn dò, đến nay vẫn như bên tai. Thần vô năng, thẹn ở ngôi vị nhiếp chính, thấm thoát cũng đã vài năm, chuyện cũ như là hôm qua.”
Y nói với vẻ mặt cực kỳ nghiêm túc.
Thúc Tiển kinh ngạc nhìn y.
“Đêm nay thần mời bệ hạ đến đây, là muốn trình lên bệ hạ, thần giã từ ngôi vị Nhiếp chính. Bắt đầu từ ngày mai Tết nguyên đán, trả việc triều chính lại cho bệ hạ.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.