Tướng Công, Chàng Cũng Sống Lại Sao

Chương 15:




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Edit: Tê Tê Team (Tà tiên tử (●´艸`)ヾ)
Gió nhẹ cuốn theo tiếng chim hót, cũng cuốn theo mùi mực.
Các tiên sinh Đông Uyển luân phiên quản thúc, buổi sáng dạy học, buổi chiều liền để học viên tự do phát huy, hoặc tới bên trong viện thưởng thức tác phẩm hội họa, xem sách, lúc này, bên trong họa thất không còn lại mấy người.
Nguyễn Thời Ý buộc lên mái tóc đen dài, khoác lên áo khoác nguyệt sắc, tay cầm bút phác hào sảng, đứng thẳng tắp như tu trúc, khuôn mặt tinh xảo long lanh đầy nghiêm túc.
Khi phác họa được nửa nén hương, bàn tay trắng dịch chuyển trấn xích*, chợt nghe cạnh cửa vang lên tiếng Hoàng Cẩn khẽ gọi, “Các tỷ muội! Tô lão đang đốt hương đánh đàn ở Tê Hạc đài, chúng ta lén lút ra ngoài tường viện thưởng thức đi!”
[*] thước chặn giấy

Nhiều người lập tức thu bút rửa tay, chỉ có Nguyễn Thời Ý mỉm cười bắt chuyện, chấp bút chưa di chuyển.
Trước đây Hoàng Cẩn thường làm bạn cùng nàng, nhưng nàng lại cứ đi tới vô định, theo thời gian dài, dần dần xa cách mấy phần.
Lúc này thấy nàng không hề bị lay động, trên mặt Hoàng Cẩn xẹt qua chút tức giận không dễ thấy.
Sự thật là, không phải Nguyễn Thời Ý mắt cao hơn đầu, mà là Hoàng Cẩn nóng lòng thảo luận về sư trưởng, các sư huynh, vừa có cơ hội liền chạy ra ngoài, như là tới để tìm kiếm vị hôn phu.
Nguyễn Thời Ý lại không phải tiểu cô nương lòng xuân phơi phới, tất nhiên không thể chân chính hòa vào thế giới thiếu nữ tuổi thanh xuân.
Nhìn theo bóng lưng các nàng nhảy nhót mà đi, môi hồng mềm mại của nàng giương lên ý cười hiền lành kiểu tổ mẫu.
Nhớ năm đó… Nàng mỗi ngày vẽ tranh ở Nguyễn gia, có lúc nào nàng không đứng ngồi không yên, mỗi phút đều chờ đợi Từ Hách đến?
Khi đó, Từ Hách thường mang đến bánh xốp nàng thích nhất, lại cho Nguyễn Tư Ngạn kẹo hoặc mứt hoa quả, tùy tiện tìm lý do đẩy vị tiểu sư đệ này ra, tìm cách kiếm cơ hội tốt ở cùng người trong lòng.
Bây giờ ngẫm lại, dụng tâm thật là hiểm ác!
Nào có từng nghĩ tới ba người kết bạn thời trẻ, cuối cùng đường đệ trở thành nguyên lão viện thư họa, đôi phu thê đổi thân phận, một người làm tiên sinh, một người thì lại trở thành học sinh?
Sau khi gặp lại Từ Hách, chuyện cũ phủ đầy bụi mấy chục năm tuôn chảy trong lòng từng tí từng tí, muôn vàn tư vị, cũng tràn ngập trong lòng.
Còn ký ức ngày trước, gương mặt tuấn lãng thiếu niên và thanh niên đan xen, vừa là con cháu thế gia võ tướng phong mang lẫm liệt, lại có nhã trí dòng dõi thư hương ôn hòa.
Kinh Thành to lớn, hơn trăm ngàn tuấn mỹ thiếu niên, chỉ có duy nhất hắn, ánh mắt cười như đêm xuân ấm áp, ôn độ tàng mà không lộ, gãi vào tâm hồn người.
Tim Nguyễn Thời Ý chợt nhảy lên một cái, bỗng dưng ngẩng đầu, vừa vặn nhìn thấy đôi mắt rực rỡ vừa gặp trong ký ức.
Vì không xác định được trong nháy mắt, nàng nhìn hắn chằm chằm một lát, mới biết không phải ảo giác.
Trời ạ… Người này sao bám dai như đỉa vậy?
Từ Hách đứng yên tại cửa một hồi lâu, thấy cổ tay trắng ngần của Nguyễn Thời Ý ngừng giữa không trung, dung nhan phơi phới điềm tĩnh đã lâu không thấy vẻ ôn nhu, không đành lòng quấy nhiễu.
Bốn mắt nhìn nhau, hắn nhất thời không nói chuyện, hắng giọng một cái: “Vào lúc này cũng chịu khó nhỉ.”
Nguyễn Thời Ý bỗng nhớ lại, ngày đó hắn tức giận mà phất tay áo rời đi, quả thực là dáng vẻ cả đời không lui tới nữa, tư thái ngông nghênh kiên quyết.
Lần đầu tiên là chặn trong hẻm, nhân dịp một mình nàng ở họa thất thì xông vào, cố làm ra vẻ tiếp lời nàng… Vả mặt đau không?
Nguyễn Thời Ý mím môi không nói, nhẹ nhúng phác bút vào trong đồ rửa bút*.
[*]
Từ Hách thấy nàng bàng quan, không cam lòng bước lên trước vài bước, nhìn kỹ hoa sen nàng mới phác, cau mày nói: “Độ cong cánh hoa này quá gượng gạo, thiếu cảm giác mềm mỏng… Bao lâu không động bút mới khiến bút pháp thụt lùi đến thế!”
Nguyễn Thời Ý tự biết kỹ xảo không tốt như trước, nhỏ giọng thầm thì: “Sinh xong bận bịu chăm sóc hai đứa con, vị hôn phu không thấy bóng dáng, vẽ cái quỷ gì!”
Từ Hách ngẩn ra, áy náy nói: “Là ta không đúng, ta…”
Nguyễn Thời Ý ngắt lời hắn, cười thầm nói: “Học sinh chỉ là quá cảm niệm cảnh đời thôi, tiên sinh cần gì tạ lỗi?”
“…Nàng!”
Nguyễn Thời Ý nhìn chăm chú dáng dấp hắn phẫn uất mà lại uất ức, thở dài trầm thấp: “Từ bỏ việc vẽ tranh, không hận chàng.”
Từ Hách nhìn khắp bốn phía, “Nếu không muốn đường đệ nàng biết, vì sao cứ chạy tới Thư Họa Viện chứ?”
“Bầu không khí ở đây thích hợp.”
Nàng đáp hết sức giản lược, nhưng không muốn hắn biết mình ở Lan viên, tuy đã không còn quá nhiều vết tích chỗ ở cũ của Nguyễn thị, nhưng cây lâu năm, hồ nước vẫn còn, sân nhà như tả vật thực, dễ mà thấy cảnh sinh tình.
Nguyễn Thời Ý mới biết tung tích đoạn Vạn Sơn Tình Lam đồ từ chỗ Tiêu Đồng, vốn muốn hỏi Từ Hách nó có ẩn giấu bí mật của tổ phụ hay không.
Bất đắc dĩ cái tên này vừa muốn tiếp cận nàng, lại không bỏ được mặt mũi, như mèo bị chọc tức, chờ đợi được vuốt lông.
Nàng chỉ lo sắp xếp không đáng, cho hắn quá nhiều kỳ vọng, ngược lại tổn thương hắn, quyết định trước tiên hòa hoãn một chút, thừa dịp trong này không người, nói ra nghi vấn giữ trong lòng đã lâu.
“Tam Lang, có chuyện ta vẫn muốn hỏi, có thể ngươi biết… Vì sao hai ta có thể khôi phục dung mạo tuổi trẻ?”
Trường mâu Từ Hách tức khắc quét về phía ngoài cửa sổ, khóe mắt toát ra ánh sáng cảnh giác.
Một lát sau, hắn lại gần Nguyễn Thời Ý, dùng thanh âm chỉ hai người nghe thấy, hỏi: “Nguyễn Nguyễn, nàng ăn Băng Liên rồi?”
Nguyễn Thời Ý vì hắn đột nhiên tiến tới có chút hoang mang, sau khi nghe rõ, mờ mịt hỏi ngược lại: "Băng Liên là gì?”
Hô hấp Từ Hách hơi ngừng lại, im lặng một lát, bạc môi ghé sát tai nàng.
“Ngày khác tới chỗ ta, tỉ mỉ chậm rãi nói rõ với nàng.”
Nguyễn Thời Ý rõ ràng cảm nhận được độ ấm cánh môi mềm mại của hắn, cọ qua tai nàng.
Cho dù đã không còn là thiếu nữ ngây ngô, từng có vô số lưu luyến si mê, nhưng cảm giác nóng hầm hập nhiều năm không thấy vẫn khiến nàng run rẩy một hồi.
Nhiệt độ lan từ tai ra toàn thân, bốc lên từng tia lửa giận trong lòng nàng.
Cái tên này! Mượn cơ hội trêu chọc nàng?
Đang định đưa tay đẩy hắn ra, không ngờ hắn lại tự giác lùi hai bước, lắc mình ra khỏi họa thất, lắc lư đi xa.
Nguyễn Thời Ý đứng ngây ra giây lát, nghe tiếng học viên nữ đi rồi quay lại từ phía xa, vội vàng lại cầm bút phác lên, nhúng bút vào mực, tiếp tục họa tranh hoa sen của nàng.
Không biết vì sao, tay nhỏ tự dưng run rẩy, bức tranh tốn cả một buổi trưa, chung quy bị hủy.
*****
Mãi đến khi ánh mặt trời đổ vào phòng, Nguyễn Thời Ý từ đầu đến cuối không thấy đám tiểu cô nương kia trở về.
Nàng nhàm chán muốn chết thu dọn đồ dùng, ăn một miếng bánh ngọt, ung dung thong thả rời khỏi họa thất.
Sắp đến hoàng hôn, tia sáng chiếu xuống cây cổ thụ cao vút, vẽ ra những điểm sáng loang lổ trên nền đá.
Dưới bầu không khí cảm hóa của Đông Uyển, cảnh lòng của người ta cũng ôn hòa theo.
Đi tới gần cổng uyển, tiếng nước chảy róc rách bí mật mang theo giọng hỏi của các thiếu nữ mồm năm miệng mười.
Nguyễn Thời Ý bước đến gần đình Lâm Khê, chỉ thấy trúc tùng ở ngoài, hơn mười nữ tử áo khoác nguyệt sắc đang cầm quyển ‘luận họa’ tràn đầy phấn khởi, vây quanh ‘Từ tiên sinh’ áo choàng thanh hôi (màu than chì), tóc buộc quan khảm bạch ngọc để thỉnh giáo.
Giọng Từ Hách ôn hòa như nước suối nhỏ giọt, nghe rất thư thái, chỉ tiếc tốc độ nói quá nhanh, vội vã như cố nói một hơi cho xong.
“Sáu phương pháp* lần lượt là khí vận, cốt pháp, ứng vật, tùy loại, kinh doanh, truyện di, đây là ‘sáu pháp luận’. Vì sao khí vận lại đứng đầu? Là vì khí vận sống động tinh túy…”
[*] 6 quy tắc căn bản đó, có tên gọi là Lục pháp, được soạn thành văn bởi Tạ Hách, một hoạ sĩ thời Nam Bắc triều (thế kỷ thứ VI). Đó là những khái niệm khá trừu tượng, phức tạp, đôi khi trùng lặp, bắt đầu là các quy tắc ít nhiều liên quan đến những tư tưởng triết học cổ đại Trung Quốc: khí, ý, thần; rồi đến các quy tắc về hình, tượng, về cách dùng bút, mực và màu sắc; cuối cùng, là quy tắc về cách bố trí sự vật trong không gian.
Trong cuốn sách “Cổ họa phẩm lục” của Tạ Hách, đã đưa ra “sáu pháp luận” nổi tiếng, bao gồm: “khí vận sinh động, cốt pháp dụng bút, ứng vật tượng hình, màu sắc phù hợp, vị trí tiến hành và truyền thành hình ảnh.” Đây có thể coi là sự hệ thống hóa sớm của hội họa Trung Hoa.
Ông đề xuất tác phẩm hội họa chiếu theo sáu pháp, không chỉ giới hạn ở vẽ nhân vật, có ảnh hưởng rất lớn đối với hậu thế. Trong đó, lý luận "khí vận sinh động" (sắc thái và không khí sống động như thật) được các bình gia hội họa tôn là trình độ cao nhất.
Mình tìm cái này từ nhiều nguồn khác nhau trên gg nên không chắc có giống nhau không, nói chung là để giải thích cho các bạn dễ hiểu hơn…
Liếc thấy Nguyễn Thời Ý đi ngang qua, tiếng nói hắn hơi ngưng lại, ánh mắt nhìn về phía nàng tràn đầy sốt ruột, rõ ràng có chứa tâm ý cầu cứu.
Nguyễn Thời Ý phóng tầm mắt nhìn tình cảnh này, chẳng biết vì sao, càng thấy đặc biệt thú vị.
Từ Tam Lang trong ấn tượng của nàng sẽ làm nũng, sẽ lấy lòng, sẽ bá đạo hoặc ngang ngược, nhưng chưa từng lộ vẻ cầu xin bất lực với nàng giống như vậy.
Hắn muốn nàng tham gia vào làm gì đó để gọi học viên nữ đi?
“‘Cốt pháp’, ‘Thiên cốt’, ngoại trừ thể hiện thân phận khí chất, càng ngầm chứa bút lực mạnh mẽ, vẻ đẹp của sức mạnh, gần nghĩa với ‘Thiện bút lực giả đa cốt’…”
Khi Từ Hách cố hết sức giải thích xong xuôi, các học viên nữ lục tục tản đi, Nguyễn Thời Ý cũng bước liên tục mà đi, hắn giận không có chỗ phát tiết, cao giọng gọi: “Nguyễn cô nương xin dừng bước.”
Giọng nói trước giờ ngọt như ngậm rượu, ngờ ngợ chen lẫn tức giận và oan ức.
Hoàng Cẩn không khỏi lộ vẻ mặt kinh ngạc, nhìn Nguyễn Thời Ý thêm một chút, nhưng chẳng dám ở lại.
Chờ mọi người biến mất sau đình Lâm Khê, Từ Hách mặt dài như ông lão, nhíu mày nói: "Ta bị kéo lại hỏi đến nửa ngày, nàng lại khoanh tay đứng nhìn?"
―― Có còn tí xíu nào tự giác của người làm thê không vậy?
Đôi mắt thu thủy của Nguyễn Thời Ý lướt qua vẻ trêu tức, giọng nói như thấm gió ấm.
“Thời gian tiên sinh truyền đạo giải thích thắc mắc, học sinh sao dám tự ý cắt lời, cành liễu trong một bụi hoa, chính là mỹ cảnh nhân gian như tranh vẽ…”
Vừa dứt lời, sắc mặt Từ Hách lại hiện ra màu xanh, trợn mắt nhìn nàng chăm chú: “Nàng, nàng nói, ai… là liễu?”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.