Vợ Quân Nhân Đừng Xằng Bậy

Chương 120: Ức hiếp người nhà




Editor: demcodon
Tôn Bách Linh xác thực xem như nhân vật lợi hại, đều có thể ngăn cản tương lai của Hoàng Kiến Tân. Thật khó để đảm bảo sẽ không sinh lòng ghen tỵ với quan hệ của Thôi Hương Như và Hoàng Kiến Dân gây sự với chị.
"Vậy thì không có." Thôi Hương Như cười cười: "Chị cũng từng gặp mặt cô ấy một lần, ở rất xa còn mỉm cười với chị, hẳn là không phải loại người tính nợ cũ."
Sở Từ càng ngạc nhiên, người có thể hiện vẻ mặt mềm mỏng với vợ trước của chồng mình lại đối xử mạnh mẽ với hai đứa em chồng như vậy? Đây không phải ức hiếp người nhà điển hình sao?
Nhưng tác phong này của Tôn Bách Linh, nàng không có ý kiến gì. Dù sao bốn mẹ con dì Hoàng thật sự cần người mạnh mẽ để sửa trị một chút.
Mấy mẫu đất của Sở Từ cách khá xa ruộng nhà người khác, xung quanh không phải núi chính là đất hoang. Cho nên cũng không có ai có thể nghe thấy hai người nói chuyện. Nhưng Sở Từ cũng không thích nhiều chuyện. Cho nên tán gẫu không được mấy câu đã bắt đầu suy xét chuyện ruộng này.
Nếu đã chuẩn bị trồng một ít dược liệu, chi bằng tương lai tìm thôn trưởng nhận thầu thêm chút đất, hoặc là trực tiếp mướn người khai hoang. Đến lúc đó làm ra khu vườn lớn.
Chỉ là trong lòng nàng rất tò mò về thế giới bên ngoài, nghĩ đến việc cả đời ở trong khe suối này đồng ruộng lại không được tự tại.
--- ---
Hai ngày nay trong thôn bận rộn vụ thu hoạch mùa thu. Thím Hồng Hoa kia rốt cuộc vẫn đến đây, huy động nhờ người mang đến một đống đồ lớn. Ngoại trừ có chăn bông và áo bông đã nói trước đó, còn có một ít ấm trà, lu và đồ dùng sinh hoạt linh tinh, trị giá không được mấy đồng. Nhưng nhìn qua nhiều đồ như vậy, người ngoài nhìn trong lòng cũng thoải mái.
Trong lòng Sở Từ cực kỳ thản nhiên nhận thứ này, ở trước mặt thím Hồng Hoa cũng rất dứt khoát bảo đảm tuyệt đối sẽ không nói lung tung.
Từ Đại kia cũng không phải là anh ruột nàng, nàng mới không có thời gian rãnh rỗi đi cáo trạng. Hơn nữa, nghe Từ Nhị bình thường nói những lời này cũng có thể nhìn ra được Từ Đại hẳn là rất thương em trai. Đến lúc đó còn cần nàng và Từ Nhị nhiều lời sao? Từ Đại thật sự có đầu óc, bản thân sau khi nghe ngóng sẽ rõ ràng mọi chuyện.
Trương Hồng Hoa bất quá là cảm thấy sau khi tặng đồ chiếm lý thôi.
Sau khi hoàn toàn sửa lại ruộng, Sở Từ lại một lần nữa dời người đi huyện. Lúc gần đi còn mang theo không ít đồ.
Trong khoảng thời gian này điêu khắc ra không ít thứ, bình thường đồ chơi nhỏ hầu hết nàng bán cho mấy đứa nhỏ trong thôn chơi. Dù sao giá không mắc, nhưng những thứ tương đối tinh xảo thì các thôn dân lại chướng mắt. Bọn nhỏ mặc dù thích, nhưng cũng không có khả năng sẽ mua.
Cho nên Sở Từ mang những thứ còn lại và mấy bộ dụng cụ trà, linh vật trước đó điêu khắc ra đưa đến huyện.
Cửa hàng trong huyện có rất nhiều. Nhưng phần lớn đều là của nhà nước, nhân viên bán hàng bên trong đôi mắt đều mọc trên đỉnh đầu, thái độ đối với khách hàng Sở Từ không dám khen tặng. Mà lề đường cũng có một số quán nhỏ bán quần và áo đồ chơi, chỉ là khá vắng vẻ. Căn bản kiểu dáng kém hơn cửa hàng quần áo của nhà nước, càng quan trọng là người bán hàng rong lề đường đều hét to bán làm cho người ta xem thường.
Suy nghĩ của Sở Từ ngược lại cũng không giống với những người khác. Từ xưa đến nay dân chúng cũng chỉ ở trong bốn tầng lớp sĩ nông công thương*. Trước kia địa vị thấp nhất thương nhân này là áp chế sản vật từ thuế thu nhập một bậc cho nhà nước. Nhưng trên thực tế không có thương nhân thì chuyện gì cũng không thành. Mà hiện tại là thời đại mới, rất nhiều thứ vẫn chưa kịp phát triển mà thôi. Ước tính sẽ không mất mấy năm để cho người ghen tỵ chính là những người tự làm chủ này.
(*Sĩ: trí thức. Nông: người làm nghề nông. Công: người làm thợ. Thương: người buôn bán.)
Da mặt Sở Từ cũng không mỏng, lưng cõng sọt, trong tay xách theo thùng tìm một nơi tốt trực tiếp lấy toàn bộ đồ ra, trải một tấm vải vàng ra bày chỉnh tề.
Dụng cụ trà có năm bộ, mẫu mã khác nhau. Bên ngoài là cái hộp tinh xảo, trên hộp cũng đều điêu khắc các loại hoa văn, sơn bằng sơn mài, trông đầy quyến rũ cổ xưa.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.