Tiệm gạo nhà ta không còn nữa, người cũng c h ế t hết rồi.
Trong thành xác nằm ngổn ngang, tiếng kêu rên thảm thiết.
Hẻm Quế Tử tràn ngập mùi máu, nhìn đâu cũng thấy đỏ.
Năm đó, cha và tỷ tỷ ta, cùng với những người làm trong tiệm, đều bị cắt cổ, trên trống kêu oan của nha môn huyện, b.ắ.n tung tóe một vệt máu, quan phụ mẫu Triệu Bát Tì c h ế t trên công đường, c h ế t không nhắm mắt.
Năm đó, Nguy Đông Hà không biết tung tích, cha già đồ tể chất phác hiền lành của nhà hắn, tay cầm con d.a.o g i ế t lợn, mắt trợn ngược, c h ế t ở cuối hẻm Quế Tử, bị mũi tên bắn xuyên tim.
Năm đó, Lý phu tử luôn nói đạo lý, mở miệng ngậm miệng đều là Khổng Mạnh, cầm lấy d.a.o chặt rau, xông về phía quân khoả đao. Tào Đại Phán có hiềm khích với ta và đứa thư đồng gầy tong teo của hắn cũng c h ế t, nhà Tào viên ngoại không một ai sống sót, Tào Quỳnh Hoa bị bọn cướp bắt đi.
Năm đó, ta từng hỏi Triệu Gia Nam, tại sao ngươi không bảo vệ được trấn Thanh Thạch?
Tháng ba, hoa đào nở, hoa trà trên núi cũng nở.
Ta thu dọn đồ đạc, chuẩn bị vào kinh.
Ta hỏi Triệu Gia Nam: "Cha ta nói từ nhỏ ngươi đã mất cha mất mẹ, ăn cơm trăm nhà mới lớn, đã là cơm trăm nhà thì bá tánh trấn Thanh Thạch có ơn với ngươi đúng không?"
Triệu Gia Nam im lặng, gật đầu.
Ta lại nói: "Ngươi sẽ không tha cho Lại Văn Canh và lũ cướp kia đúng không?"
"Phải."
"Vậy thì tốt, ta thay mặt bá tánh trấn Thanh Thạch, quỳ xuống với ngươi."
Ta quỳ xuống, dập đầu với hắn ba cái, ngẩng đầu nhìn hắn: "Triệu Tam gia, Tiểu Xuân làm phiền ngươi rồi."
Triệu Gia Nam vốn đã bị thương, sắc mặt trắng như tờ giấy, chỉ có viền mắt hơi đỏ.
Sau đó, hắn đi theo ta một đường, hộ tống ta vào kinh.
- ----------------
Gần đây, ta luôn nằm mơ thấy cảnh Triệu Gia Nam đưa ta vào kinh bốn năm trước.
Thời điểm đó quân tặc hoành hành, nơi nào cũng bất ổn.
Đi đến đường Long Tây, ta bị ốm, sốt cao không lui, hắn đưa ta ở trong miếu hoang ngoài đồng.
Có một gia đình bốn người đi lánh nạn, tình cờ cũng đi qua chỗ này, tá túc trong miếu.
Người dì đó trông rất hiền lành, nhiệt tình, dặn Triệu Gia Nam mau đi hiệu thuốc lấy thuốc, bà sẽ giúp hắn chăm sóc ta.
Triệu Gia Nam đi rồi, đi chưa được bao lâu thì lại thấy lo lắng, quay trở lại.
Bà dì đó đang dẫn một đôi con ra ngoài miếu canh, thấy hắn thì sắc mặt sợ hãi.
Lúc này chồng bà ta ở trong miếu đang sàm sỡ ta, muốn lột quần áo của ta.
Sau đó, Triệu Gia Nam g i ế t c h ế t chồng bà.
Mắt hắn đỏ ngầu, vốn định g i ế t cả bà dì đó nhưng bà ta quỳ xuống dập đầu, liên tục cầu xin.
Triệu Gia Nam giận dữ dí kiếm vào cổ bà ta, hỏi đi hỏi lại: "Bà không có con gái sao? Bà không có sao!?"
Bà dì đó khóc nói: "Chính vì con gái nên ta mới nghe theo ông ta, ta không còn cách nào khác."
Con gái nhỏ của họ mới bảy tuổi.
Con trai cũng không lớn lắm, khoảng mười một mười hai tuổi, chỉ biết cười ngốc nghếch vỗ tay, là đứa trẻ ngốc chảy nước dãi.
Triệu Gia Nam không thèm nhìn họ thêm lấy một cái, cõng ta trên lưng, rời khỏi miếu hoang.
Trước khi đi, hắn nói với bà dì đó: "Con của bà là con, con của người khác cũng là con, đây không phải lý do để bà làm điều ác, ta nên g i ế t bà."
Hắn không g i ế t bà ta, mặc dù hắn rất muốn làm vậy.
Ta mơ màng nằm trên lưng hắn, được hắn cõng đi, đi qua đồng không m.ô.n.g quạnh, lại đi qua cầu hỏng trên ruộng.
Trời sắp tối, trăng lưỡi liềm treo trên không, bóng cây trên đường quê ngoài đồng lay động.
Gió thổi bốn phía, thổi đến mức lạnh cả người, đầu đau như búa bổ.
Triệu Gia Nam nhỏ giọng dỗ dành ta: "Tiểu Xuân, đừng ngủ, đợi vào thành ta sẽ giúp ngươi tìm đại phu."
Trán ta rất nóng, nước mắt cũng rất nóng, làm ướt cả quần áo hắn.
Ta nắm chặt vạt áo trên vai hắn, dùng hết sức.
Dường như đó là hơi ấm duy nhất ta có thể nắm bắt được trong cuộc đời này, cũng là chút sức lực ít ỏi của ta.
Ta lẩm bẩm: "Ta không còn nhà nữa, cha ta c h ế t rồi, tỷ tỷ cũng c h ế t rồi, ta có thể gọi ngươi là anh rể không?"
"Từ nay về sau, ta chính là anh rể của ngươi."
"Tốt, ngươi sẽ giúp họ báo thù chứ?"
"Sẽ, ta sẽ lấy đầu bọn Lại Văn Canh tế cho trấn Thanh Thạch."
"Ta cũng vậy, ta sẽ tự tay g i ế t c h ế t lũ người đó."
"... Chuyện báo thù cứ giao cho ta, ngươi là nữ tử, cứ ở yên trong kinh đợi tin ta."