Xung Hỉ - Tú Sinh

Chương 110: Tiền Thái tử Lý Tốn




Tiền Thái tử Lý Tốn, từ nhỏ thông tuệ hơn người, ba tuổi học văn, năm tuổi học võ, sáu tuổi được lập thành thái tử, mười hai tuổi vào triều tham chính, cho đến hai mươi tuổi, ngọc thụ như lan, trời quang trăng sáng, có thể vì thiên hạ, là người thành tông hoàng đế hướng cho kế vị.
Hai mươi sáu năm trước, phía Nam mưa lớn cả tháng, lũ lụt đột phát, Thành Tông hoàng đế vì muốn rèn luyện Thái tử, cũng vì động viên nạn dân, phái tiền Thái tử đi phía Nam trị thủy. Không nghĩ rằng trong quá trình trị thủy bạo phát ôn dịch, Thái tử bất hạnh nhiễm bệnh, còn chưa trở lại kinh thành đã buông tay nhân gian.
Lúc đó Thái tử phi sắp lâm bồn, sau khi nghe tin dữ kinh động đẻ non, thời điểm sinh nở tỳ nữ hầu cận không cẩn thận làm đổ chân nến, Đông cung bỗ cháy, Thái tử phi và thai nhi trong bụng cùng nhau chết trong biển lửa.
Chuyện xảy ra đột ngột, một nhà ba người Thái tử trước sau xảy ra chuyện, Thành Tông hoàng đế bị đả kích lớn, thiếu chút nữa bệnh không dậy nổi. Sau đó thật vất vả cứu người trở về, thân thể cũng không khỏe bằng lúc trước. Vì không muốn kích thích Thành Tông hoàng đế, sau đó triều thần đều cố ý tránh né không đề cập tới chuyện một nhà Tiền Thái tử. Vậy nên qua nhiều năm như vậy, rất nhiều người chỉ biết hoàng đế Hiển Tông, không hề biết trước Hiển Tông hoàng đế còn có một tiền Thái tử tráng niên mất sớm.
Nhưng hôm nay lật lại bản án Triệu gia, cũng lật luôn ra câu chuyện của tiền Thái tử.
Án Triệu thị mưu phản do Đại Lý tự phúc thẩm, Đại Lý tự sau nhiều lần kiểm chứng, xác nhận tội danh năm đó Triệu gia mưu nghịch vội vàng, thậm chí ngay cả tấu sớ nhận tội cũng không có, chứng cứ không đủ, chính là một vụ án oan.
Thời điểm Lý Tung hạ lệnh dán bố cáo, thay Triệu gia sửa lại án sai bỗng nhiên có một lão thái giám gõ trống kêu oan, kiện cáo tiên đế Lý Càn hạ độc giết chết huynh trưởng, giết oan trung thần, lên ngôi bất chính.
Vụ án mưu nghịch của Triệu gia là án đầu tiên do tiên hoàng làm chủ tọa, bây giờ phúc thẩm án sai Triệu gia, trên phố vẫn còn người đang bàn luận việc, nhưng không ai dám nói tiên hoàng xử sai án, giết oan trung thần. Mà lão thái giám tự xưng là nội thị của Tiên đế lại dám tới trước cửa cung mắng chửi Tiên đế, liệt kê từng tội trạng của hắn, minh oan cho tiền Thái tử.
Thời điểm Lý Tung biết được tin tức phái người tới đó, lão thái giám kia đã không còn sức kêu gào, chỉ dập đầu mạnh ba cái về phía Đông, máu nhuộm gạch xanh, lớn tiếng nói "Lần đi này khoảng chừng không còn đường sống, những năm qua tham sống sợ chết cũng vì muốn oan khuất của điện hạ được phơi bày trước thiên hạ, lão nô thân nhỏ, mệnh như rơm rác, không thể giải oan cho điện hạ giải oan, không bằng theo điện đi xuống dưới, tiếp tục đầu thai làm kẻ hầu hạ người."
Dứt lời, bỗng nhiên tránh ra sự kiềm chế của Thần Sách quân, móc ra một cây chủy thủ xẹt qua cổ.
Máu tươi từ cổ họng phun ra, nhiễm đỏ bậc cẩm thạch, đỏ tươi chói mắt.
Lúc ấy có không ít bách tính nghe nói có người gõ trống kêu oan, đều tới xem trò vui, chẳng ai nghĩ tới sẽ gặp được cảnh tượng thê thảm như vậy.
Thi thể lão thái giám ngã dưới bậc thang, hai mắt trợn tròn, chết không nhắm mắt, rõ ràng là lấy cái chết thể hiện ý chí.
Bí ẩn cung cấm vốn luôn khiến người ta chú ý, huống chi còn liên quan tới việc tiến đế đoạt vị. Sau khi dính tới một mạng người, việc này lập tức lan truyền trên phố, thậm chí không ít người cảm thấy tiên đế lên ngôi bất chính.
Thành Tông hoàng đế sống thọ, tiên đế tại vị mới chỉ năm năm, nhưng xa hoa dâm dật, lãng phí vô độ, cơ hồ móc rỗng quốc khố. Vậy nên thanh danh tiên đế cũng không tốt.
Sau khi lão thái giám lấy cái chết minh oan, đại bộ phận người đều tin vào lời giải thích của lão thái giám kia.
Từng chuyện liên quan tới Tiền Thái tử bị lật lại, không ít thư sinh sáng tác thơ từ văn chương ca ngợi công đức oai hùng, thậm chí còn có nhân sĩ cấp tiến viết một quyển tấu, đưa tới Hình bộ, thậm chí Đại Lý tự, yêu cầu chân tướng để tiền Thái tử có thể ngủ yên.
Mà vào lúc này, thanh danh tiên đế Lý Càn cũng rơi xuống đáy vực. Thơ từ văn chương trào phúng hắn nhiều không kể xiết, thậm chí có người còn ám chỉ kim thượng đăng cơ giống như tiên đế, là thượng bất chính hạ tắc loạn, lên ngôi bất chính.
Lại có người đưa ra bằng chứng việc lên ngôi bất chính—— trời phạt.
Tuyết lớn trăm năm hiếm có, chính là trời cao trừng phạt.
"Là Hàn Thiền ở sau lưng thêm dầu vào lửa, lão thái giám kia chắc cũng do hắn an bài?" Diệp Vân Đình vuốt ve bức thư. Thời cơ chọn lựa vừa vặn nên tình thế phát triển cấp tốc, nói không có người ở sau lưng thêm dầu vào lửa, y không tin.
Phúc thẩm án oan Triệu gia là chủ ý của Hàn thiền, hắn vì Triệu gia xử lại án sai là cớ che mắt, kì thực là dựa vào án oan Triệu gia để đẩy ra cái chết oan của Tiền thái tử.
"Trừ hắn ra cũng không còn ai khác." Lý Phượng Kỳ sắc mặt không rõ, gõ nhẹ tay lên phong thư: "Chỉ có điều Lý Tung ngược lại cũng không quá mức ngu xuẩn, Tiêu Tác nói khi hắn đang âm thầm tra xét, phát hiện còn có một đám người khác cũng đang điều tra chuyện của tiền Thái tử, trong đó có liên quan tới thân phận của Hàn Thiền."
Hắn hoài nghi những người kia là nhân thủ của Lý Tung.
Bây giờ lời đồn tiên đế lên ngôi bất chính rất nhiều, Lý Tung lúc đầu còn muốn giết người diệt khẩu, nhưng sau khi Đại Lý tự bắt được một nhóm người, không thể khiến kinh sợ bách tính, trái lại khơi dậy tức giận càng to lớn hơn. Thậm chí có không ít nhân sĩ không biết sợ noi theo lão thái giám kia tự sát trước cửa cung, trước khi chết còn bi thống kêu lên "Kẻ ác cướp đoạt chính quyền, trung lương chịu chết", khiến tin đồn càng lan rộng. Ngay cả quân khởi nghĩa ở các châu phủ cũng lấy danh nghĩ "Tu chỉnh đế vị", muốn giải oan cho tiền Thái tử Lý Tốn.
Lý Tung lúc này không thể không bỏ qua chuyện bắt người.
Nhưng như vậy cũng không thể dẹp loạn tình thế, trong thư Tiêu tác có nhắc, bây giờ trên triều đình còn có người đề nghị, không bằng tra rõ chuyện tiền Thái tử, minh bạch "chân tướng", dẹp loạn kêu ca.
Nói là nói như vậy, nhưng một khi thật sự bắt đầu điều tra, chân tướng này có thể không đúng như ý Lý Tung.
Lý Tung bắt đầu âm thầm điều tra thân phận Hàn Thiền,ý thức được mình đã bị hắn đưa vào tròng. Nhưng với tình thế bây giờ, chỉ sợ hắn phản ứng vẫn đã quá muộn.
Diệp Vân Đình suy nghĩ lại những chuyện trong thư một lần, thân trọng nói: "Chúng ta có âm thầm thêm một củi không?"
"Tạm thời án binh bất động." Lý Phượng Kỳ nói: "Tiêu Tác điều tra những chuyện này cũng không tìm được manh mối xác thực, một là những chuyện năm đó đã được giấu rất kín, không lưu lại dấu vết; hai là những người hoặc vật có liên quan đến chuyện năm đó, đều bị người đi trước nắm trong tay."
Nhưng theo suy đoán của hắn, trường hợp hai khả năng cao hơn.
"Bây giờ đẩy chuyện của tiền Thái tử ra, mối quan hệ giữa Hàn Thiền và Lý Tung nhất định sẽ rạn nứt lần nữa, chẳng mấy chốc hắn sẽ có động tác kế tiếp."
Nếu như thật sự thân thế của hắn có liên quan đến tiền Thái tử, Hàn Thiền nhất định sẽ thả ra chứng cứ. Đây cũng là nguyên do hắn để Tiêu Tác tới kinh thành.
Đợi đến Hàn Thiền thả tiếng gió, hắn mượn thế đi lên, thế mới danh chính ngôn thuận.
***
Tình hình ở kinh thành hiện tại giống với suy đoán của Lý Phượng Kỳ tám chín phần.
Trong phủ Thái phó, Hàn Thiền khoác áo choàng lông cừu, hâm rượu trong đình giữa hồ. Ngụy Thư Thanh chân trước mới đi, chân sau đã nghênh đón Lý Tung.
Những này qua, lời đồn trong kinh thành bay đầy trời, Lý Tung thân là con trai của tiên đế cũng chịu không ít thụ liên lụy. Đại Lý tự bắt được một nhóm người, muốn dùng hình phạt nghiêm khắc để chúng kinh sợ. Nhưng Hàn thiền lại để mấy tử sĩ giả làm nhân sĩ đứng trước cửa cung tự sát khiến dân chúng càng phẫn nộ.
Lý Tung chịu dư luận của bách tính, không thể không sai Đại Lý tự thả người.
Hắn cho là Lý Tung sẽ đến tìm hắn sớm hơn, không nghĩ tới lần này y bình tĩnh như vậy, đến tận ngày hôm nay mới đến tìm hắn.
Hàn Thiền rót một chén rượu, đặt ở đối diện, thần sắc như giếng cổ không sóng gió, lặng thinh không đề cập tới lời đồn đãi bên ngoài: "Nghe nói hôm nay bệ hạ chưa vào triều, Ngụy đại nhân tìm đến ta, bảo ta khuyên nhủ bệ hạ."
Lý Tung ngồi xuống đối diện hắn, hiếm thấy không giận dữ, chỉ bưng chén rượu kia lên chậm xoay trên tay, một lúc lâu uống cạn một hơi, sau mới nói: "Những năm nay... lão sư đối với ta có chút nào thật tâm không?"
Hắn ngước mắt, đôi mắt thẳng tắp nhìn Hàn Thiền.
Trong con ngươi không có vẻ giận dữ, chỉ dưới sự bình tĩnh giấu một tia hi vọng sâu đậm.
"Bệ hạ sao lại hỏi như thế?" Hàn Thiền rót đầy rượu cho y, lại tránh không đáp: "Thần đối bệ hạ đương nhiên là trung thành tuyệt đối."
Ngón tay Lý Tung giấu ở trong ống tay hơi co giật, thần sắc vẫn bình tĩnh. Y nhấp một ngụm rượu, than thở nói: "Như vậy sao..."
"Ta hiểu rồi." Y để chén rượu xuống, đứng lên, cúi đầu lạnh nhạt nhìn Hàn Thiền, nhẹ nở nụ cười, nói: "Ta sẽ để lão sư toại nguyện."
Nói xong đứng dậy rời đi.
Hắn không mặc áo khoác, long bào màu vàng mặc trên người bị gió thổi tung bay, tăng thêm mấy phần phóng khoáng.
Hàn Thiền nhìn bóng lưng y, kinh ngạc phát hiện mấy ngày nay Lý Tung dường như đã thay đổi rất nhiều.
Trong lòng hắn bỗng nhiên có một sự bất an, lại mạnh mẽ ép xuống.
...
Lý Tung giục ngựa trở về cung, hắn không để nội thị đi theo, cũng không bung dù. Thời điểm trở lại Thái Càn cung, trên người vương đầy hoa tuyết.
Nội thị gác cửa thấy hắn vội vã ra đón, muốn thay hắn phủi hết hoa tuyết trên vai nhưng bị hắn đẩy ra.
Hắn đi vào đại điện, tuyết trên người gặp khí nóng trong điện nhanh chóng tan thành giọt nước thấm ướt xiêm y.
Thôi Hi nâng long bào sạch sẽ, khom người xuống khuyên nhủ: "Thời tiết dễ nhiễm phong hàn, bệ hạ đổi một bộ xiêm y sạch sẽ đi."
Lý Tung phất tay, nhìn hắn nhưng lại nói đến chuyện không liên quan: "Hôm trước Bắc Cương truyền về tin thắng trận, nói Vĩnh An vương đại bại Tây Hoàng, diệt hết mười vạn binh mã Tây Hoàng."
"Đây là chuyện tốt, ngày sau Tây Hoàng sẽ không dám tiếp tục phạm vào biên giới của ta." Thôi Hi cúi đầu nói.
"Phải, là chuyện tốt."
Lý Tung câu môi muốn cười, nhưng lại cảm thấy mệt đến hoảng loạn, mím môi chắp tay nhìn tuyết lớn bên ngoài, âm thanh không phân rõ tâm tình: "Rồng sinh rồng, phượng sinh phượng, lời cổ nhân nói quả không sai. Ngay cả Thành Tông hoàng cũng không diệt nổi Tây Hoàng, hắn lại tiêu diệt dễ như ăn cháo."
"Vĩnh An vương là thần, bệ hạ là quân. Thần tử bình định Tây Hoàng, cũng là bệ hạ biết cách dùng người." Thôi Hi nói.
Lý Tung nghiêng mặt nhìn hắn, xì khẽ một tiếng, không nói tiếp đề tài này, mà là đi đến Chính sự đường, phân phó: "Ngươi đi triệu Đại Lý tự khanh và Ngự sử đại phu đến đây."
Thôi Hi đáp một tiếng, lúc này mới đứng thẳng dậy, đi phía sau Lý Tung, nói nội thi bên cạnh xuất cung truyền chỉ.
Thời điểm bước ra khỏi cửa điện, hắn quay đầu lại nhìn, bóng lưng Lý Tung đã biến mất bên trong gió tuyết, chỉ hiện lên chút màu vàng sáng mơ hồ, nhưng bóng lưng thon gầy này lại khó giải thích được khiên cho lòng người kinh sợ.
Hết chương 110.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.