Xuyên Thành Nha Hoàn Của Nữ Chính Ta Nằm Yên Làm Giàu

Chương 35:




Khương Đường làm cho An vương phi và An Dương quận chúa bốn món mặn một món canh, phủ Định Bắc hầu cũng vậy, phủ Vĩnh Ninh hầu thì làm thêm hai nữa là được, cũng nhiều người.
Đồ vật được nông hộ chuẩn bị rất đầy đủ, trong thôn trang có hồ nước, trong hồ có nuôi cá nuôi tôm. Rau dưa tự trồng cũng đúng lúc đang tươi tốt, đậu đũa đã phát triển rất dài, dưa chuột to bằng ba ngón tay, mọng nước.
Cà tím, cà chua và củ cải cũng vô cùng tươi tốt.
Trần quản sự dầm mưa giết ba con gà và một con heo, lại bắt thêm ba con cá, Trần nương tử nhặt một sọt trứng gà, sau đó vén tay áo đi làm trợ thủ cho Khương Đường.
Tĩnh Mặc không lên tiếng, an tĩnh đứng một bên xắt rau.
Mấy cái khác không thiếu, chỉ là gia vị hơi ít, chỉ có muối, đường và nước tương.
Khương Đường mang hai con gà đi hầm canh, hầm chung với đầu cá và xương heo, hầm xong dùng nước canh đó để xào rau sẽ khiến cho hương vị vô cùng tươi ngon.
Vì thời gian khá gấp nên không thể xào riêng từng món mà sẽ xào chung rồi chia thành ba phần. Sau đó sẽ làm thêm hai món Lục Cẩm Dao thích ăn. Về phần Cố Kiến Sơn, Khương Đường muốn tự mình báo đáp hắn chứ không phải là mượn hoa hiến Phật.
Không thể để mang ơn quá nhiều đến kiếp sau cũng không trả hết được, nhất định phải làm một cái gì đó có ích cho hắn.
Hành quân đánh giặc thiếu nhất chính là lương thảo, lúc trở về sẽ từ từ suy tính vậy.
Cà tím nhồi thịt chiên giòn, cà tím nhồi thịt hầm canh xương, đậy nắp lại sẽ không sợ bị ngả màu. Lục Cẩm Dao thích ăn chua nên sẽ cho thêm một tí giấm.
Đầu con cá mè mà Trần quản sự vớt lên được dùng làm bánh phồng đầu cá. Phần thịt cá còn lại và mì được mang đi làm chả cá rồi chiên trong chảo sắt để khi vớt ra lớp vỏ ngoài sẽ giòn tan.
Món bánh nướng là bánh hành, hành lá trong thôn trang vừa tươi vừa to, bánh sau khi nướng xong sẽ được cắt thành từng miếng hình thoi nhỏ, thấy được rất nhiều lớp bên trong chiếc bánh cùng với hành lá, ăn cùng với thịt cá và xương cá là ngon nhất.
Ngày mưa khí trời lạnh lẽo nên sẽ làm món tôm cay chiên dầu. Dùng sống dao để lấy chỉ tôm vừa tiện mà tôm cũng ngon hơn. Lúc nấu canh gà thì bỏ nhiều ớt cho cay một chút.
Phần tôm đã lột vỏ và lấy chỉ sẽ được nhúng vào một lớp trứng và bột, sau đó bỏ vào chảo chiên cho đến khi vàng giòn, khi vớt ra có thể nghe tiếng tôm chiên va chạm nhau rắc rắc thì đã biết được độ giòn rụm của món tôm.
Mùi thịt thoang thoảng trong không khí, Trần nương tử hít hà một chút rồi đứng bên cạnh xem Khương Đường làm canh cà chua trứng. Nàng ấy cũng từng làm món này, đây chính là thức ăn của bá tánh nông gia bình thường nhưng nàng ấy không biết Khương Đường sẽ làm món này như thế nào, đánh ba cái trứng gà, bọt trứng nổi lên li ti rất nhiều, nhìn như đang nở hoa.
Hai món khác là Khương Đường làm theo khẩu vị thích ăn chua của Lục Cẩm Dao, một món là miến xào dưa với thịt ba chỉ bò, dưa chua là do Trần nương tử tự tay ngâm, khác với loại dưa dùng để làm món cá hầm cải chua, đây là cải trắng đã được hầm sẵn, hương vị không tệ.
Cắt thịt ba chỉ thành từng khối dày cỡ nửa ngón tay dùng để hầm canh, trong lúc hầm, mỡ trong thịt sẽ thấm vào dưa cải, hầm lửa nhỏ trong vòng ba mươi phút thì miến sẽ trở nên mềm và dai.
Đây là món ăn chính cống của nông gia, xem như là nhập gia tùy tục, nhưng hương vị ngon hơn rất nhiều so với mang đi hầm trực tiếp, Trần nương tử cảm thấy chỉ cần ăn cơm với món canh này thì mình cũng có thể ăn nhiều hơn mấy bát.
Món còn lại chính là đậu que xào chua với thịt bằm, Lục Cẩm Dao thích ăn cái này. Phải hầm lâu một chút thì cơm mới nhừ, khi mở nắp ra thì dưới đáy nồi đã có một lớp cơm cháy vàng óng.
Cơm cháy này có thể dùng chung với món canh thịt và canh cá.
Sau khi đồ ăn được làm xong thì Khương Đường, Tĩnh Mặc và hai nha hoàn của Yến Phương Đường cùng nhau đi đưa đồ ăn.
Khương Đường dẫn người đi tới chỗ phủ An vương, Tĩnh Mặc đưa cơm cho chỗ phủ Định Bắc hầu.
Một đường xóc nảy mệt mỏi khiến ai nấy đều đói sôi bụng.
An vương phi vẫn còn bình tĩnh ngồi yên nhưng An Dương quận chúa đã có chút nhịn không được.
Ngồi một chút bụng nàng ấy lại réo một tiếng, trong căn phòng trống vắng yên tĩnh càng khiến người ta để ý, An Dương ngượng ngùng cười cười.
An vương phi che miệng cười nói: “Chờ một chút nữa là được rồi.”
Vừa dứt lời thì đã nghe được một giọng nói nhẹ nhàng: “Vương phi, quận chúa, nô tỳ tới đưa cơm chiều.”
Nha hoàn mở cửa rồi nhận lấy chiếc khay.
Khương Đường còn phải đưa thêm một lần: “Cô nương chờ một chút, còn một ít thức ăn nữa.”
Nha hoàn bưng đồ ăn đứng chờ phía sau, nha hoàn của phủ An vương không nhanh không chậm chuyền thức ăn.
Phủ An vương nhiều quy củ, đặc biệt là đang ở nhà người khác nên phải có quy tắc hơn một chút. Đồ ăn chưa mang lên hết nên An vương phi và An Dương quận chúa chỉ ngồi cạnh bàn chờ đợi.
Nha hoàn rất nhanh đã dọn ba món ăn khác lên bàn, tổng cộng có bốn món mặn, một món cạnh, cộng thêm hai chén cơm thơm ngào ngạt.
Nha hoàn mở nắp đậy trên những chiếc đ ĩa để lộ ra diện mạo của những món ăn.
Mùi hương càng nồng đậm.
An Dương chú ý tới món tôm chiên dầu đầu tiên, trên mặt có một vòng ớt đỏ tươi. Những con tôm đều được đặt úp xuống, để lộ ra lưng tôm thấm đẫm nước sa tế màu cam. Nước sốt đặc sệt, hương vị cay nồng tự nhiên, An Dương rất ít ăn cay là do trước kia không dám ăn, bây giờ thân thể đã tốt hơn một chút nên cũng muốn thử xem sao.
Nha hoàn đang muốn lại hầu hạ chia thức ăn thì An Dương lại nói: “Mẫu thân, hôm nay chỉ có hai người chúng ta, an tĩnh ăn uống là được rồi.”
An vương phi bối rối nói: “Cũng được.”
An vương phi cũng giống An Dương quận chúa, đũa đầu tiên đã gắp một con tôm to.
Ngày thường đều có người lột tôm sẵn, bây giờ lại tự mình động tay. An vương phi không muốn động vào nên chỉ gắp lên rồi cắn một miếng nhỏ, còn chưa cắn được miếng gì thì đã nếm được vị cay nồng của nước sốt.
An vương phi bình thường cũng ăn uống thanh đạm, bây giờ lại cảm nhận được vị cay nồng tràn lên đầu lưỡi nhưng độ cay lại vừa vặn, không làm người khác khó chịu.
Bọn họ cứ chậm rãi vừa ăn tôm vừa nhả vỏ xong rồi mới ăn sang cái khác.
Tôm chiên vàng rụm lộ ra phần đuôi màu cam, cắn một miếng đã cảm nhận được độ xốp giòn. Canh xương hầm với cà tím nhồi thịt, nhân thịt mềm mại được kẹp trong cà tím chiên giòn tan, cắn một miếng sẽ thấy nước thịt tràn ngập trong khoang miệng. Món xương hầm có thể rút xương một cách dễ dàng, món bánh phồng đầu cá chỉ cần ăn đầu cá và bánh phồng là đủ, không cần ăn cơm cũng được.
Chỉ có mấy món ăn, số lượng cũng không nhiều nên An vương phi và An Dương quận chúa cũng đã ăn xong.
Ở chỗ của người khác khó tránh khỏi không được tự nhiên nhưng hai người vẫn ăn được. Trong thôn trang mà có thể ăn được mấy món này cũng xem như không tồi.
An Dương nói: “Nếu đây không phải là đầu bếp của Lục tỷ tỷ thì con thật sự rất muốn mang người về.”
Không thể tự dưng lại đòi đầu bếp nhà người ta được.
An vương phi nói: “Sao con lại biết đây là đầu bếp của Tứ nương tử?”
An Dương sửng sốt, sau đó cười nói: “Đây là thôn trang của Lục tỷ tỷ nên đầu bếp dĩ nhiên cũng là của tỷ ấy. Mẫu thân, khó có dịp có thể vui vẻ mà ăn một bữa cơm.”
An vương phi đã hiểu ra suy nghĩ của nữ nhi nhà mình, bà lấy một chiếc kim thoa trên đầu xuống: “Cầm đi thưởng cho trù nương đi.”
An vương phi không thiếu bạc, cũng luôn đối đãi hào phóng với hạ nhân, trang sức loại này bà có rất nhiều.
Lúc Khương Đường nhận được trâm vẫn chưa hết nghi hoặc: “Cho ta sao?”
Nha hoàn bên cạnh An vương phi cười nói: “Vương phi cùng quận chúa rất vui vẻ, đây là thứ ngươi đáng nhận được.”
Chỉ là Khương Đường vừa trẻ vừa xinh đẹp, nhưng vương phi chỉ nói cho nàng trâm vì trù nghệ của nàng, cũng không liên quan tới chuyện có đẹp hay không.
Chiếc trâm vô cùng xa hoa lộng lẫy, chạm khắc rất nhiều cánh hoa xếp chồng lên nhau, dùng một viên ngọc khổng lồ làm nhụy h0a, không chỉ có hoa đẹp mà đến cả lá cũng sinh động như thật.
Trên chiếc trâm cũng không có khắc chữ gì liên quan tới hoàng cung nên có thể đem bán hoặc để lại tự cài.
Khương Đường nói: “Xin cô nương thay ta cảm tạ vương phi cùng quận chúa.”
Đợi nha hoàn của phủ An vương rời đi, Khương Đường mới mời Tĩnh Mặc sang xem chiếc trâm: “Hình như là vàng, cắn thử đi.”
“Tên ngốc nhà ngươi, cắn sẽ để lại dấu răng.” Tĩnh Mặc cười nói với Khương Đường: “Thật là đẹp.”
Khương Đường ước lượng chiếc trâm này nặng khoảng nửa lạng, nàng mặc kệ mấy chuyện khác, tự dưng có bạc rơi vào tay nên cảm thấy rất vui vẻ, hơn nữa loại này trang sức không thể tính theo trọng lượng, chiếc trâm đẹp như vậy chắc sẽ bán được rất nhiều bạc.
Huống chi đây là An vương phi tặng.
Khương Đường ngẩng đầu nhìn Tĩnh Mặc, Tĩnh Mặc hào phóng cười: “Mau cất đi.”
Phần thưởng là do Khương Đường nấu ăn ngon mà nàng ấy cũng không giúp đỡ được gì cả.
Khương Đường: “Ai dà, Lộ Trúc tỷ tỷ ở bên kia, chúng ta sang đó ăn cơm đi.”
Mấy món đồ còn thừa lại như canh thịt hay canh cá ăn cũng rất được.
Trần nương tử đến nấu ăn cho đám nha hoàn, dùng nước hầm thịt còn thừa lại để hầm đậu đũa. Trong mắt nàng lóe lên một chút hâm mộ, ở thôn trang một, hai năm cũng không kiếm được một cây trâm vàng, Khương Đường làm một bữa cơm đã có được.
Hâm mộ thì hâm mộ vậy thôi, dù sao người ta cũng dựa vào bản lĩnh của mình mà có được, ai bảo món miến xào dưa chua của nàng không thơm ngon bằng của người ta.
Trần nương tử cho rằng mấy món này dù ngon thì chủ tử cũng ăn không quen, bởi vì dưa chua là món ăn rẻ tiền mà bá tánh tự ngâm để ăn vào mùa đông khi không mua được rau cải.
Đầu xuân có đồ ăn nên Trần nương tử không ăn dưa chua mà cất nó ở trong hầm.
Nhưng tới lúc thu dọn chén dĩa đã phát hiện mọi thứ đều đã trống không.
Trịnh thị cảm thấy món này ăn rất ngon miệng nên cũng không ăn mấy món khác quá nhiều. Dưa chua thơm ngon, thịt ba chỉ trong và béo, phần nạc hồng hồng ăn cũng không ngấy.
Miến được xào mềm chung với đậu que chua và thịt heo thái hạt lựu ăn vô cùng bắt vị.
Trước khi tới giờ cơm Cố Kiến Sơn đã ăn một chiếc cơm nắm và ba cái trứng luộc trà, buổi tối còn ăn thêm ba bát cơm, hơn phân nửa tô miến xào dưa chua đều chui vào bụng hắn.
Đây là lần thứ hai Vân thị ăn thức ăn Khương Đường nấu, khó trách nàng tới chính viện nấu cơm mấy ngày, mới lạ không nói, hương vị còn ngon.
Mọi người dùng cơm xong thì mưa bên ngoài cũng nhỏ dần.
Cố Kiến Sơn chuẩn bị trở về.
Trịnh thị lo lắng nói: “Nếu không đợi đến sáng rồi đi chung, trong viện của con cũng không có nha hoàn, ta trở về sắp xếp vài thứ cho con.”
Cố Kiến Sơn: “Mang hai bộ y phục là được.”
Trịnh thị cảm thấy luyến tiếc, tuy rằng có hai nhi tử bên cạnh nhưng nữ nhi gả ở xa, tiểu nhi tử lại lên chiến trường, lần tới không biết có còn gặp mặt được không nên bà không thể nào vui vẻ nổi.
Lục Cẩm Dao và Vân thị trái phải an ủi Trịnh thị, Cố Kiến Sơn nói: “Cũng không phải là đi luôn không trở lại.”
Lục Cẩm Dao nói: “Mẫu thân, Ngũ đệ là vì nước vì dân nên mới phải vội đi, chúng ta có thể gửi đồ cho đệ ấy mà.”
Trịnh thị lau nước mắt: “Cái gì cũng phải cẩn thận.”
Cố Kiến Sơn gật đầu, về phòng đóng cửa rồi nói: “Ta về phủ, ngươi ở lại đây.”
Lần này Minh Triều không tới đây nhưng ngày mai hắn phải đi theo Cố Kiến Sơn.
Xuân Đài: “Công tử, ngài đi luôn bây giờ sao?”
Cố Kiến Sơn: “Không thì sao.”
Hắn ở lại đây làm gì.
Xuân Đài há hốc mồm, đương nhiên là để nói thêm mấy lời với Khương Đường cô nương rồi.
Cố Kiến Sơn dặn dò Xuân Đài vài câu: “Để ý thế tử Định Bắc hầu, có chuyện gì thì lấy lệnh bài của ta tiến cung mời thái y, nói là tới bắt mạch cho Tứ nương tử. Ngày thường đừng lảng vảng bên cạnh nàng, càng không thể nói năng bậy bạ. Nếu nàng nghị thân gả chồng thì… thì tùy ý nàng thôi.”
Mang binh đánh giặc chính là buộc đầu lên thắt lưng, từ lúc hắn lên chiến trường tới nay đã thấy không ít người chết trận. Ai biết người tiếp theo có phải là hắn hay không.
Biểu cảm của Xuân Đài còn khó coi hơn cả khóc, sao hắn lại cảm thấy công tử nhà mình chịu oan uổng vậy chứ.
Cố Kiến Sơn: “Từng câu từng chữ của ta ngươi phải ghi tạc trong lòng, ngươi lặp lại một lần đi.”
Xuân Đài: “Hả?”
Cố Kiến Sơn quả quyết nói: “Kêu ngươi lặp lại một lần.”
Sáng sớm hôm sau, trời trong veo như đã được tẩy rửa, trên đất có rất nhiều vũng nước phản chiếu màu xanh lam của bầu trời.
Khi có gió thổi qua vũng nước sẽ gợn lên những gợn sóng nhè nhẹ. Thôn trang được phủ một màu xanh biếc, xa xa nổi đã thấy núi đồi nhấp nhô khiến người ta vui vẻ sảng khoái.
Khương Đường thấy Xuân Đài thì thầm nghĩ lát nữa sẽ làm một ít thịt khô và rau cho Cố Kiến Sơn mang theo dọc đường.
Nhưng lúc về tới phủ Vĩnh Ninh hầu Khương Đường không thấy bóng dáng Cố Kiến Sơn đâu, lúc này mới biết tối qua hắn đã trở về.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.