Sau khi Khiết Anh và Khiết An vào cung thì được Tô công công dẫn cả hai men theo con đường sỏi trắng đến ngự hoa viên. Đến nơi, Tô công công cúi đầu nói: “Thái hậu ở Vọng Xuân đình đợi hai vị, mời nhị vị tiểu thư theo nô tài vào trong.” Cả ba vừa bước vào trong mái đình thì Tô công công bước đến cạnh bà cúi đầu nói: “Khởi bẩm thái hậu, nhị vị tiểu thư đã đến rồi ạ!” Bà gật đầu phất tay cho ông lui sang một bên.
Khiết Anh và Khiết An cùng quỳ xuống hành lễ: “Dân nữ Khiết Anh(Khiết An) bái kiến thái hậu. Thái hậu thiên tuế! Thiên thiên tuế!”
Bà nhìn thấy cả hai thì vẻ mặt vui vẻ hơn, miệng khẽ mỉm cười bước đến đưa tay đỡ lấy cả hai và nói: “Miễn lễ! Miễn lễ, mau, mau đứng dậy lại đây ngồi với ai gia nào.”
Khiết Anh và Khiết An cúi đầu vâng lời bước đến bàn ngồi xuống. Thái hậu phất tay cho cung nữ mang đàn ra rồi quay sang Khiết Anh hiền hậu nói: “Hôm nay ai gia muốn nghe đàn nhưng những cầm sư trong cung ai gia nghe mãi đã chán rồi. Hôm thọ yến con thể hiện rất tốt cho thấy cầm nghệ của con không tệ nên hôm nay muốn con đàn ca một bài để ai gia thưởng thức có được không?”
Khiết Anh mỉm cười nói: “Dạ được ạ! Được thái hậu yêu thích đó là vinh hạnh của dân nữ ạ nhưng giọng con không hay lắm nên có gì mong thái hậu bỏ qua cho ạ!”
Bà gật đầu xua tay: “Không sao, không sao! Con không cần lo lắng, ai gia không trách phạt con đâu mà!” Bà vừa nói đưa tay xoa xoa bờ vai, mi tâm khẽ nhăn lại.
Khiết Anh yên tâm đứng lên bước đến chiếc bàn nhỏ được đặt bên cạnh, đưa từng ngón tay thon dài trắng mịn lên từng sợi dây đàn để lấy cảm hứng. Sau đó nàng nhẹ nhàng ngồi xuống và bắt đầu dạo lên những âm thanh đầu tiên của nhạc phổ.
Khiết An nhìn thấy vội hỏi: “Thái hậu, người không khỏe sao ạ?”
Bà lắc đầu nhẹ nói: “Không sao. Chỉ là bộ xương già này của ai gia không chịu nổi khi thời tiết thay đổi mà thôi!”
Khiết An đứng lên nói: “Thái hậu không chê thì dân nữ xin phép xoa vai cho người ạ!”
Bà nhanh chóng gật đầu nói: “Được! Nào lại đây xoa vai giúp ai gia đi nào!” Khiết An bước đến xoa vai cho bà. Vì là người học võ nên lực đạo có chút mạnh mẽ vì thế mà khi xoa bóp khiến bà thoải mái hơn rất nhiều. Bà có cảm giác như đang được hưởng phúc từ hai đứa cháu dâu này khiến nụ cười của bà càng đậm hơn, quyết tâm kéo hai bả bối này về làm cháu dâu lại càng thêm mãnh liệt trong lòng bà.
Khiết Anh sau khi dạo nhạc thì bắt đầu cất giọng tựa sơn ca đón nắng lên hát, giọng hát trầm ấm lại có chút thương
tâm hòa với tiếng đàn du dương mềm mại lại như than thở khiến cho những người có mặt khó lòng kiềm chế mà say mê:
"Hóa thành gió, hóa thành mưa, hóa thành xuân đến bên người
Mộng như thanh, mộng như ảnh, mộng xa xăm vuột khỏi tầm tay
Hóa thành khói, hóa thành sương, hóa thành mây đến bên người.
Nhớ nhung tựa biển, luyến lưu tựa thành, tư niệm xa xôi không thể thành hiện thực.
Người hỏi nước Tây Hồ đã mang đi bao hương sắc của người xưa?
Thời gian đã đi không trở lại, lời thề son sắt để lại cho ai
Người hỏi sóng Trường Giang đã vùi sâu bao đau đớn tận thâm tâm
Chỉ còn lại một nửa trái tim nào tìm được đường về.
Hóa vần thơ, hóa ngòi bú, hóa ánh đèn đưa nét cho người
Lặng lẽ nhớ, khẽ thở dài, từng dòng thư đọng lại lắng sâu
Hóa đường đi, hóa lối nhỏ, hóa tình yêu tìm đến bên người
Một mối tình, một giấc mộng, tưởng niệm chồng chất mãi không nguôi.
Người hỏi nước Tây Hồ đã mang đi bao hương sắc của người xưa?
Thời gian đã đi không trở lại, lời thề son sắt để lại cho ai
Người hỏi sóng Trường Giang đã vùi sâu bao đau đớn tận thâm tâm
Chỉ còn lại một nửa trái tim nào tìm được đường về. (Luyến Nhân Tâm-Ngụy Tân Vũ)"
Sau khi tiếng hát và tiếng đàn kết thúc nhưng mọi người dường như chưa vứt ra khỏi sự đau lòng thương tâm vì sự chung tình của cô nương trong bài hát đối với tình yêu của mình. Bỗng nhiên có tiếng vỗ tay từ xa vọng lại khiến mọi người bất giác hồi thần. Khiết Anh bỗng cảm thấy khí lạnh chạy dọc sống lưng khiến nàng không khỏi run nhẹ.